*
*

Trần Ngưỡng

*

Cố nhạc sĩ An Thuyên (1949 – 2015)

Nhạc sỹ An Thuyên tên đầy đủ là Nguyễn An Thuyên. Ông sinh ra bên dòng sông Mai thơ mộng thuộc xã Mai Hùng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An; nay là phường Mai Hùng, thị xã Hoàng Mai. Xã Mai Hùng phía Nam dòng Mai Giang, có bến đò Dị Nậu, Kim Lung nơi có nhiều kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ hai anh em Ngọc Dương và An Thuyên. Khi cuộc chiến tranh bằng không quân của giặc Mỹ xẩy ra ác liệt, gia đình An Thuyên đã di dân lên xã Quỳnh Thắng. Như có duyên kỳ ngộ, tại quê hương mới Quỳnh Thắng, cậu bé An Thuyên cũng được uống nước, tắm mát, vẫy vùng trên dòng sông Mai về phía thượng nguồn và có bến Nghè, có đò ngang hàng ngày chở khách sang hai bờ Bắc Nam và sau đó là chiếc cầu tre vắt vẻo qua sông. Tuổi thơ của An Thuyên đã gắn bó với dòng sông và bến đò. Tâm hồn của cậu bé An Thuyên được tắm trong những điệu hò ví dặm của những người chèo đò dọc ngang trên dòng Mai Giang. Lại nữa, An Thuyên sinh ra trong một làng quê, gia đình giàu truyền thống văn hóa, nhất là văn học nghệ thuật. Chúng ta có thể kể đến anh em con cháu của gia đình nhạc sỹ như họa sỹ An Dớng (Ngọc Dương); NSND An Phúc, rồi An Cấp, An Túy, nhạc sỹ An Hiếu, ca sỹ An Bông Mai…Ngày xưa gia đình An Thuyên là một gánh hát có hạng trong huyện Quỳnh. Cậu bé An Thuyên có năng khiếu âm nhạc từ nhỏ, lại được sống trong một môi trường như thế nên 11 tuổi đã đàn hay, sáo giỏi. Ở độ tuổi mười lăm, mười sáu cậu đã gây cho xã và huyện một “sự kiện” văn hóa đó là sáng tác bài hát: Nối gót anh hùng, khi huyện Quỳnh Lưu được Nhà nước phong tặng 3 anh hùng là Lê Đăng Tới, Hồ Thị Lượm và Hoàng Quốc Đông. Sau khi bài hát được công diễn, Bí thư Huyện ủy đã khen ngợi và tặng cho cậu học sinh cấp 2 An Thuyên một cuốn sổ và một chiếc bút Kim tinh Trung Quốc. Điều giản dị đó đã theo suốt cuộc đời hoạt động âm nhạc của An Thuyên. Bài hát Nối gót anh hùng trong thời kỳ đất nước chiến tranh đã được vang lên tại các cuộc hội nghị huyện trước giờ khai mạc và cũng được các đội văn nghệ các xã làm bài tủ trong các buổi biểu diễn văn nghệ ” Tiếng hát át tiếng bom”. Từ đó An Thuyên được cử đi đào tạo Trung cấp Âm nhạc của tỉnh rồi Nhạc viện Hà Nội. Cũng thời gian ấy, An Thuyên hoạt động văn hóa văn nghệ từ xã lên huyện, tỉnh và trường Đại học Văn hóa nghệ thuật quân đội mà ông đã từng làm Hiệu trưởng.

Bạn đang xem: Nhạc sĩ an thuyên đột ngột qua đời

Âm nhạc của An Thuyên đậm chất trữ tình, dạt dào âm hưởng dân ca các vùng miền. Là một trong số ít nhạc sỹ khai thác, vận dụng và phát triển vốn âm nhạc dân ca phong phú của miền Trung một cách tài tình, hiệu quả; đặc biệt là dân ca Nghệ Tĩnh. Những bài hát mang âm hưởng dân ca miền Trung là các bài Neo đậu bến quê; Ca dao em và tôi; Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác, Hà Tĩnh mình thương, Huế thương, Nhớ về mẹ Suốt, Về miền Trung…Năm 1987, An Thuyên cùng hai nhạc sỹ Thuận Yến, Lê Hàm về thực tế sáng tác ở Quỳnh Lưu. Qua đợt thực tế này, các nhạc sỹ đều có bài hát về Quỳnh Lưu. An Thuyên người con của quê hương đã có bài hát về quê mẹ thân thương: Tình mẹ quê hương một trong những bài hát hay nhất viết về Quỳnh Lưu. Dân ca các dân tộc thiểu số có: Em chọn lối này; Chín bậc tình yêu; Thơ tình của núi…Dân ca vùng đồng bằng Bắc bộ có Chiều Sông Thương, Đôi bờ sông quê, Dương cầm thu không em, Khi xe tăng qua miền Quan họ, Nhớ mẹ…

Những tác phẩm âm nhạc của An Thuyên phần ca từ cũng khá độc đáo; ông đã khéo léo sử dụng những câu ca dao, dân ca để thể hiện trong các tình huống diễn biến tâm trạng của tác giả. Cách sử dụng các câu ca dao, dân ca đó cũng rất sáng tạo, tinh tế; lúc thì dùng toàn câu, lúc thì dùng ý, lúc thì khẳng định hoặc nói ngược lại… Ngoài bài hát Bồng bềnh đêm Hà Tĩnh là một thể nghiệm của ông trong việc dùng lời bài hát chủ yếu bằng ghép các câu ca dao, dân ca, thành ngữ thì không nói làm gì. Có hai bài hát rất thành công trong sử dụng phương pháp này là Neo đậu bến quê và Ca dao em va tôi. Bài Neo đậu bến quê, tâm trạng của tác giả khi về quê nhà phải qua đò một mình vì người yêu đã lấy chồng thì được hát lên rằng: Cây đến thì nở hoa, chuyến đò đầy rời bến, em hát rằng đến duyên em lấy chồng năm ấy. Đó là vận dụng một đoạn trong dân ca Nghệ Tĩnh: Hoa đến thì hoa kia phải nở, chuyến đò đầy đò phải sang sông, đến duyên em phải lấy chồng. Một đoạn khác lại nói về bản chất của con người: Sông Lam biết khi mô cho cạn, người ơi, đục trong, nhục vinh hỡi người. Đoạn hai của bài hát lại được chuyển sang một ý khác: Sông Lam biết khi mô cho cạn người ơi, đục trong câu hát cháy lòng. Hai lời ca này vận dụng đoạn dân ca: Nước Sông Lam có khi trong khi đục, thì biết sống cuộc đời răng là nhục là vinh. Trong bài Ca dao em và tôi cũng có vài chỗ được An Thuyện vận dụng ca dao dân ca theo cách đó. Câu dân ca quan họ: Yêu nhau cởi áo cho nhau, thì ở trong bài hát này An Thuyên lại khẳng định rằng: Thương nhau rồi đừng cởi áo cho ai. Chắc ai cũng đã đọc hoặc nghe câu ca dao rất hay: Cô kia tát nước bên đàng/ Cớ sao múc ánh trăng vàng đổ đi. Thì An Thuyên lại nói về sự trách móc giận hờn của cô bạn gái: Đã có lần em giận hờn tôi, đêm ra đồng em đổ ánh trăng vàng đi. Trong bài Về Miền Trung câu hát: Thương nhau gừng cay muối mặn thì được vận dụng theo ý của câu dân ca: Muối ba năm muối đang còn mặn; gừng chín tháng cay hỡi còn cay...Cách thể hiện ca từ bằng vận dụng một số câu ca dao, dân ca đó đã nâng âm nhạc của An Thuyên lên một cung bậc mới dung dị nhưng sang trọng đã làm xao xuyến, rung động lòng người.

Xem thêm: Cuộc Sống Của Diễn Viên Thanh Tú Trong “Trở Về Giữa Yêu Thương”

Nhạc sỹ An Thuyên không chỉ để lại một gia tài âm nhạc phong phú với nhiều tác phẩm đi cùng năm tháng; ông còn là người rất quan tâm đến văn hóa các dân tộc thiểu số, nhất là lĩnh âm nhạc. Nhiều bạn thanh niên dân tộc thiểu số được An Thuyên và đồng nghiệp phát hiện, đào tạo thành tài năng âm nhạc cho đất nước.

Ông Hiệu trường trường Đại học Văn hóa nghệ thuật quân đội An Thuyên đã không quản gian khổ, xuống tận các bản làng đèo heo hút gió tìm những thanh thiếu niên có năng khiếu văn nghệ đưa về trường đào tạo. Như trường hợp em Lò Xí Phỏng dân tộc La Dí có giọng hát rất hay nhưng do điều kiện hoàn cảnh gia đình phải nghỉ học đi làm nương rẫy giúp đỡ bố mẹ. Phỏng được đưa về trừơng Đại học Văn hóa nghệ thuật quân đội học thanh nhạc và văn hóa với một giáo viên riêng. Hay trường hợp của ba chị em Ksobla cũng được thầy An Thuyên phát hiện và được đào tạo tại trường. Ksobla được kết nạp Đảng. Dần dần Ksobla thành hạt nhân văn hóa quan trọng, đội trưởng đội tuyên truyền văn nghệ xuất sắc của tỉnh Gia Lai.

Cuộc đời hoạt động âm nhạc của An Thuyên có hai kỷ niệm rất sâu đậm trong tâm hồn ông. Đó là năm 2005, đoàn biểu diễn văn nghệ của trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội đến bản Sitơ, bản kháng chiến năm xưa của Anh hùng Núp để biểu diễn văn nghệ, chiêu đãi bà con dân bản. Gặp hôm trời mưa to, toàn đội và cả Hiệu trưởng An Thuyên quần xắn gối, lội khe, lội bùn vào bản. Đêm ấy, đoàn đã cùng dân ản nắm tay nhau múa hát trước nhà Anh hùng Núp. Sau lần đi ấy, nhạc sỹ An Thuyên đã đề nghị cấp trên hỗ trợ để làm đường vào bản Sitơ. Tết năm sau, đã có một con đường đẹp như mơ chạy theo triền núi vào bản Sitơ. Dân bàn Sitơ rất phấn khởi cảm ơn đoàn và ông trưởng đoàn nhạc sỹ An Thuyên đã giúp bản có con đường để đi lại thuận lợi và góp phần kinh tế, văn hóa- xã hội.

Biết được tin tỉnh Quảng Bình đã tìm thấy khoảng 300 người dân tộc Rục, sống di cư như người rừng. Nhạc sỹ An Thuyên cùng đoàn cán bộ nhà trường xuất kích vào với bản người Rục. Ông cùng đồng nghiệp đã cố công đi tìm lại những giá trị văn hóa nghệ thuật mà dân bản Rục đang lưu giữ hoặc đã bị lãng quyên theo năm tháng. Mỗi dân tộc đều lưu giữ một kho tàng văn hóa đặc sắc riêng, An Thuyên tin như vậy. Và với sự nhạy cảm của người nghệ sỹ, ông cho rằng phía sau sự lam lũ, khắc khổ ấy của dân bản Rục có một thứ âm nhạc để cổ vũ tinh thần, giúp họ tồn tại đến hôm nay.

Xem thêm: Tiểu Sử Loren Kid Lần Đầu – Những Bài Hát Hay Nhất Của Loren Kid

Khi thị xã Hoàng Mai ra đời, An Thuyên trở về thăm quê hương lâu lâu và có bài hát tặng thị xã trẻ Hoàng Mai quê mẹ, phổ thơ của anh trai Ngọc Dương. Đây có lẽ là bài hát cuối cùng của cuộc đời âm nhạc An Thuyên. Rồi sau đó ông đột ngột đi về cõi thiên thu ở tuổi 66; để lại niềm tiếc thương cho người thân, bạn bè và những người yêu thích âm nhạc cả nước.