Bạch Ngọc Chiến là cái tên được chú ý, bởi ông ta là chồng của Phạm Thị Phương Bình, con gái lớn của ông Phạm Quang Nghị, cựu Uỷ viên Bộ Chính trị khoá X và XI, cựu Bí thư Thành uỷ Hà Nội, từng được xem là ứng viên sáng giá cho vị trí Tổng Bí thư khoá XII.

Bạn đang xem: Phạm quang nghị là con ai

*

Giai đoạn 2002-2005, Bạch Ngọc Chiến là tùy viên báo chí của Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ. Năm 2007, Chiến chuyển sang đài Truyền hình Việt Nam và giữ chức vụ Trưởng Ban Truyền hình đối ngoại.

Tháng 3/2014, “hạt giống đỏ” Bạch Ngọc Chiến là một trong 44 cán bộ được Ban chấp hành Trung ương Đảng luân chuyển công tác về địa phương để quy hoạch lên cao hơn. Ông Chiến được chỉ định tham gia BCH tỉnh uỷ Nam Định khoá 2010-2015 và giữ Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định nhiệm kỳ 2011-2016.

Năm 2015, tại đại hội đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015-2020, Bạch Ngọc Chiến chỉ dừng chân ở BCH tỉnh uỷ, không lọt vào được Ban Thường vụ (BTV) tỉnh uỷ, đồng nghĩa với “giấc mơ” vào Ủy viên Trung ương dự khuyết cũng tan thành mây khói.

Tháng 7/2019, Bạch Ngọc Chiến, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định được điều động, chỉ định tham gia làm ủy viên Đảng đoàn Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, giữ chức vụ Phó Chủ tịch Liên hiệp Các tổ chức Hữu nghị Việt Nam (VUFO).

Từ chỗ nằm trong đề án “Cán bộ cấp chiến lược”, Bạch Ngọc Chiến đã bị loại ra, không có tên trong danh sách quy hoạch BCH Trung ương khoá XIII. Đồng nghĩa với việc, hoạn lộ của Bạch Ngọc Chiến đã dừng lại.

Năm xưa, dư luận xầm xì vụ luân chuyển Bạch Ngọc Chiến về Nam Định, Ủy viên Bộ chính trị Phạm Quang Nghị đã vẽ một tương lai rộng mở cho chàng con rể. Ông tin chắc với uy lực của mình, Chiến sẽ vào BTV tỉnh uỷ, trúng cử Ủy viên dự khuyết khoá XII. Sau đó Chiến sẽ ngược trở ra làm Phó Tổng giám đốc Đài truyền hình Viêt Nam và sẽ vào Ủy viên Trung ương khoá XIII, nhiệm kỳ 2016-2021…

Người tính không bằng Trời tính. Gieo “nhân” thì gặt “quả”. Trước thềm đại hội XI của Đảng, ông Phạm Quang Nghị được cho câu kết với đồng hương Thanh Hoá là ông Tô Huy Rứa, dựng lên vụ “Tâm linh Đàn xã tắc”, kéo cả “tiều phu” Nông Đức Mạnh liên thủ tấn công ông Hồ Đức Việt.

Những cuộc phê bình nảy lửa trong các cuộc họp Bộ Chính trị đã đưa ông Hồ Đức Việt, niềm tin và hy vọng của người dân xứ Nghệ, từ ứng viên số 1 vị trí Tổng Bí thư, đến bị loại ra khỏi cuộc đua quyền lực tại Đại hội XI vào tháng 1/2011. Đau buồn, chán nản, ông Hồ Đức Việt phát bệnh và mất hai năm sau đó, tháng 5/2013. Sau vụ việc này, mâu thuẫn, đố kỵ vùng miền trong chốn quan trường, giữa Thanh Hoá và xứ Nghệ (Nghệ An-Hà Tĩnh) đã lên đỉnh điểm.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (1/2016) các Ủy viên Trung ương Đảng “phe xứ Nghệ” lên tới gần 30 người, Nghệ An có 14, Hà Tĩnh có 16 người, nắm vai trò chủ chốt trong Chính phủ có 5 người, trong Quốc Hội gần 10 người, áp đảo hoàn toàn “phe cánh Thanh Hoá”. Vì vậy, các đàn em và “đồ đệ” của ông Phạm Quang Nghị chắc chắn có cái để lo.

Cựu Bí thư thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị có 3 con. Ngoài con gái cả Phạm Thị Phương Bình, vợ của Bạch Ngọc Chiến, có cô con gái kế là Phạm Thị Phương Minh và con trai út Phạm Quang Thanh. Cô Phạm Thị Phương Minh là vợ của Nguyễn Văn Dương, còn gọi là Dương “phò mã”.

*

(Ông Phạm Quang Nghị và “quý tử” Phạm Quang Thanh).

Tháng 4/2019, Thành ủy Hà Nội đã điều động Phạm Quang Thanh, sinh 1981, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Du lịch Hà Nội, về tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy Sóc Sơn, đồng thời đảm nhiệm chức vụ Phó bí thư Huyện ủy Sóc Sơn, nhiệm kỳ 2015-2020. Mặc dù Trung ương đưa vào “danh sách quy hoạch”, nhưng với “ân oán giang hồ” mà bố Nghị gây ra, con đường vào Ủy viên dự khuyết Trung ương khoá XIII của Phạm Quanh Thanh sẽ không dễ dàng gì.

Còn con rể Nguyễn Văn Dương, từng làm chủ tịch HĐQT công ty “bình phong” công nghệ CNC, cùng với Phan Sào Nam, vốn là ông trùm tổ chức đường dây đánh bạc ngàn tỷ qua mạng, bị bắt và xét xử năm 2018. Dư luận đồn đoán, Dương chỉ nhận bản án 10 năm tù giam cho hai tội danh “tổ chức đánh bạc” và “rửa tiền”, được miễn truy cứu tội danh “đưa hối lộ”, có khung hình phạt lên đến chung thân hoặc tử hình, là có sự can thiệp của… bố vợ.

*

(Trùm cờ bạc, “phò mã” Nguyễn Văn Dương ra toà. Ảnh trên mạng).

Ở Việt Nam, con cháu của các lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước thường có hai con đường để làm giàu: Một là làm quan để vơ vét, hai là cậy thế, cậy quyền lợi dụng, thậm chí lũng đoạn chính sách để làm giàu, “bóp cổ” dân và “hút máu” ngân sách. Đã có nhiều trường hợp con của “tứ trụ” không theo quan trường, mà chỉ làm kinh tế tư nhân. Tất nhiên là họ trở thành người giàu, rất giàu là đằng khác, như Lê Kiên Thành con trai ông Lê Duẩn, Phan Thanh Nam và Võ Hiếu Dân con ông Võ Văn Kiệt, Phan Hoàn Ty con trai Phan Văn Khải, Nguyễn Thanh Phượng con gái ông Nguyễn Tấn Dũng… là các “gương mặt điển hình”.

Vì vậy, đừng “lo bò trắng răng” cho trường hợp Bạch Ngọc Chiến. Biết đâu vài năm nữa, một “tư bản đỏ” Bạch Ngọc Chiến sẽ ghi tên mình vào danh sách tỷ phú Việt Nam.

Dân khiếu kiện Thủ Thiêm đã quá mức chịu đựng: lãnh đạo thừa nhận!?

*

(Khu đô thị mới Thủ Thiêm).

Trong buổi tiếp xúc cử tri quận 2, thành phố Hồ Chí Minh diễn ra sáng ngày 23/6, trước những yêu cầu của cử tri đề nghị sớm giải quyết dứt điểm vụ đền bù giải tỏa đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Đại biểu Quốc hội Phan Nguyễn Như Khuê – Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh đã xin người dân tha thứ vì để vụ việc kéo dài trong nhiều năm.

Báo trong nước loan tin đã trích dẫn nguyên văn phát biểu của ông Khuê như sau:“Xin bà con tha thứ vì thời gian qua các cơ quan chuẩn bị chưa nhanh lắm. Sự việc Thủ Thiêm kéo dài nhiều năm, sự chịu đựng của bà con thời gian qua đã quá sức… Các cơ quan không có sự tránh né, vẫn thường xuyên lắng nghe cử tri và đang cố gắng sớm giải quyết”.

Trao đổi với RFA vào tối 23/6,Mục sư Nguyễn Hồng Quang, một trong những người dân khiếu kiện Thủ Thiêm hàng chục năm qua đề nghị giải pháp cho chính quyền thành phố như sau:

“Giải quyết vấn nạn Thủ Thiêm cần những người giải quyết không vi phạm pháp luật, có ý thức bảo vệ luật pháp quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích của người dân. Những anh em kế nhiệm triều đại ông Lê Thanh Hải có những phát biểu như ông Nhân không đúng thực tế pháp lý lẫn thực tế xảy ra tại Khu Đô thị mới Thủ Thiêm, hay anh Phong dù xin lỗi, nhận thức vấn đề sai lầm những cách giải quyết của mấy anh không đạt được sự đồng thuận của người dân. Chân thành muốn giải quyết nhưng vẫn muốn áp đặt chủ quan duy ý chí của mấy ảnh trên cách giải quyết nên nó xa rời ý người dân cũng như nguyện vọng người dân và chính sách pháp luật nên người dân tiếp tục khiếu nại, kiếu kiện khắp nơi và phẫn nộ nhiều hơn xưa.”

Với kinh nghiệm luật pháp lâu năm, Luật sư Đặng Đình Mạnh từ Sài Gòn cho rằng những sai phạm đất đai tại Thủ Thiêm đã được Thanh tra chính phủ công bố rõ ràng, nên việc giải quyết có thể thực hiện bằng cách:

“Thật ra dưới góc độ pháp luật chỉ có thể chế tài những người có hành vi sai trái trong quá trình giải tỏa Thủ Thiêm thôi. Rõ ràng lãnh đạo thành phố trong những thời kỳ quản lý đã gây ra những sai phạm rất nghiêm trọng về vấn đề pháp lý đối với Thủ Thiêm. Một phần trong số những người đó hiện nay vẫn chưa bị xử lý như ông Tất Thành Cang hoặc ông Lê Thanh Hải – Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố chẳng hạn. Những người này gần như chưa bị pháp luật sờ gáy thì khó có thể nói gì khác được. Tôi nghĩ trong trường hợp chưa giải quyết bồi thường cho người dân một cách thỏa đáng nhưng nếu giải quyết được về phương diện pháp lý như xử lý những người gây ra sai phạm với dân thì điều đó chắc chắn cũng làm dân an tâm phần nào.”

Cũng tại buổi tiếp xúc cử tri ngày 23/6, nhiều người dân đã yêu cầu mời ông Nguyễn Thiện Nhân –Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh đối thoại với dân để thực hiện lời hứa giải quyết dứt điểm tình trạng Thủ Thiêm mà ông Nhân đưa ra trước đây.

Nói rõ hơn về yêu cầu này, ông Cao Thăng Ca, một người dân Thủ Thiêm và cũng là người đại diện cho những hộ dân khiếu kiện nhiều năm cho biết:

Do đó, ông Cao Thăng Ca cho hay người dân muốn gặp ông Nguyễn Thiện Nhân để hỏixem ông ấy căn cứ vào đâu, bản đồ nào mà xác định 5 khu phố 3 phường nằm trong ranh quy hoạch.

Vẫn theo ông Cao Thăng Ca, đây cũng là dịp để ông Nguyễn Thiện Nhân có thể sửa sai trước phát biểu không có căn cứ, vô trách nhiệm vừa nêu của ông.

*

(Ảnh minh họaRFA Edited).

Trong trường hợp ông Nguyễn Thiện Nhân không quay lại đối thoại với người dân Thủ Thiêm, ông Ca cho biết người dân sẽ làm mạnh hơn:

“Không về thì khi đối thoại Thanh tra chính phủ chủ trì mà ông vẫn giữ luận điệu đó thì chúng tôi yêu cầu khởi tố hình sự việc Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh bao che cho những sai phạm tại Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Việc này rõ ràng vì người làm sai là Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ trước nhưng người bảo vệ những người làm sai này gấp hai nên chúng tôi yêu cầu khởi tố Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh giải quyết khiếu nại sai nhằm bao che nhóm lợi ích.”

Theo Luật sư Đặng Đình Mạnh từ Sài Gòn cho rằng nếu quyết định thì người dân Thủ Thiêm nên chọn thời điểm này tố cáo là tốt nhất.

“Đang chuẩn bị bước chân vào đại hội đảng, một đợt sinh hoạt chính trị và sắp xếp về nhân sự nên chắc chắn cán bộ đảng viên rất e ngại nếu giai đoạn này họ bị khiếu nại, tố cáo hành vi sai trái. Nên nếu người dân định có động thái pháp luật thì nên có động thái vào thời điểm này là hay nhất, sẽ hiệu quả nhất. Hoặc tố cáo ông Nguyễn Thiện Nhân có lời hứa và không bảo đảm lời hứa của lãnh đạo đối với dân, như vậy là hành vi thất tín và những hành vi như vậy đều khiếu nại được.”

Phát biểu tại cuộc họp ngày 4/6, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong đã yêu cầu các đơn vị liên quan phải quyết liệt bám sát Kết luận 1037 để giải quyết rốt ráo các vấn đề tại Thủ Thiêm trong tháng 7.

Tuy nhiên, Mục sư Nguyễn Hồng Quang cho rằng ông cùng nhiều người dân không còn hy vọng gì nhiều về việc chính phủ sẽ giải quyết thỏa đáng những khiếu kiện của người dân Thủ Thiêm trong thời gian ngắn trước mắt:

Dự án quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm đã kéo dài hơn 20 năm qua, nhiều người dân vẫn ròng rã khiếu kiện để đòi lại quyền lợi chính đáng của mình nhưng vẫn chưa được giải quyết.

Các quan chức đứng đầu thành phố liên tục gặp gỡ người dân, hứa sẽ sớm giải quyết dứt điểm cho người dân nhưng sau ngần ấy năm, nhiều người dân Thủ Thiêm vẫn từng ngày sống trong những khu tạm bợ chờ được đền bù thỏa đáng.

Gia đình nhà hoạt động Trịnh Bá Phương bị bắt

*

(Nhà hoạt động Trịnh Bá Phương).

Gia đình nhà hoạt động Trịnh Bá Phương bị chính quyền Việt Nam bắt giữ sáng ngày 24/6, theo các nguồn tin trên mạng xã hội và trong giới hoạt động tại Hà Nội.

Những người bị bắt giữ gồm có Trịnh Bá Phương, em trai Trịnh Bá Tư, mẹ Cấn Thị Thêu.

Trong sáng cùng ngày, trước khi bị bắt, Trịnh Bá Phương đăng trên trang cá nhân thông báo: “Công an bao vây nhà tôi.”

Sau đó, ông Phương livestream trên Facebook cá nhân về việc bị công an bao vây quanh nhà.

Trong khi đó, bà Cấn Thị Thêu, mẹ Trịnh Bá Phương bị bắt tại Hòa Bình – nơi họ sinh sống và chăm sóc vườn cây quả.

Trong video livestream, Trịnh Bá Phương nói:

“Công an mặc sắc phục và thường phục rất đông bao vây nhà tôi. Bây giờ là 5.30 sáng. Tôi nghĩ rằng hôm nay họ sẽ bắt tôi.”

“Như trong di chúc tôi đã nói, tôi không có ý định tự tử nếu bị bắt. Hiện tại tôi rất khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh tật gì. Nếu tôi bị chết trong đồn công an hay trại tạm giam thì đó là do công an thủ tiêu tôi.”

“Nếu tôi chết trong trại giam, đồn công an, đề nghị gia đình, hàng xóm không ai được chôn xác tôi. Hãy để xác đó như bằng chứng tội ác của chế độ cộng sản Việt Nam.”

“Tôi đã chuẩn bị tinh thần để bị bắt rồi. Tôi nghĩ là họ sẽ không để yên cho tôi đâu. Trong thời gian qua tôi chỉ lên tiếng nói lên sự thật trong vụ việc ở Đồng Tâm.”

*

(Trịnh Bá Phương cùng người dân Dương Nội trong một cuộc biểu tình đòi chính quyền trả lại đất).

“Tôi cố gắng đưa các thông tin trung thực nhất đến công luận trong nước và quốc tế thì họ đã coi việc đó là ảnh hưởng đến cơ quan điều tra, ảnh hưởng đến hệ thống chính trị.”

“Nếu tôi bị bắt thì mọi người đừng lo lắng cho tôi… Mong công luận và các cơ quan ngoại giao quốc tế quan tâm đến Đồng Tâm. 29 người dân Đồng Tâm đang phải đối mặt với bản án rất nặng nề.”

“Con tôi vẫn dang ngủ say. Con tôi vừa chào đời. Tôi chỉ lên tiếng nói lên sự thật, tố cáo tội ác của cộng sản. Đã có rất nhiều sự tra tấn, ép cung xảy ra trong các trại giam. Có thể họ sẽ tiếp tục sử dụng hình thức tra tấn ép cung tôi… “

“Họ chuẩn bị phá cửa nhà tôi…”

Những hình ảnh cuối cùng trong video livestream của Trịnh Bá Phương cho thấy một nhóm đông người mặc sắc phục và thường phục mang theo kìm cộng lực phá cửa xông vào nhà ông Phương.

***Trịnh Bá Phương và vụ Đồng Tâm

Sau khi sự việc Đồng Tâm xảy ra vào đầu tháng 1/2020 gây rúng động dư luận, khiến ba cảnh sát và lãnh đạo làng Đồng Tâm là ông Lê Đình Kình thiệt mạng, Trịnh Bá Phương là một trong những người tiên phong trong việc cung cấp thông tin về sự việc cho báo chí trong và ngoài nước.

Đó là những đoạn phim video quay cảnh vợ ông Lê Đình Kình nói về việc chồng mình bị giết chết như thế nào, những hình ảnh và thước phim chụp cảnh hiện trường không xuất hiện trên truyền thông chính thống của nhà nước, trong bối cảnh an ninh thắt chặt ở làng Đồng Tâm.

Bà Cấn Thị Thêu, mẹ Trịnh Bá Phương, từng bị tù giam hai lần liên quan đến vụ tranh chấp đất đai với chính quyền kéo dài nhiều năm ở thôn Dương Nội, ngoại thành Hà Nội.

Trịnh Bá Phương và em trai là Trịnh Bá Tư cũng bị tù giam liên quan đến vụ việc nói trên.

Sau khi ra tù, gia đình Trịnh Bá Phương trở thành những người bất đồng chính kiến, đấu tranh dân chủ. Họ từng nhiều lần bị công an bao vây nhà, chặn đường, và mời lên đồn làm việc.

Trước khi bị bắt vào sáng 24/6, Trịnh Bá Phương từng nhiều lần viết trên Facebook cá nhân rằng ông dự đoán sự việc này không sớm hay muộn cũng sẽ xảy ra.

Tờ Công an Nhân dân của nhà nước Việt nam hôm 21/6 đã có bài viết nêu tên “nhiều cá nhân, tổ chức chống đối như Trịnh Bá Phương, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Văn Đài…”, rằng họ “cố tình “đổi trắng thay đen”.

“Trong vụ án Đồng Tâm, những đối tượng này… gây sức ép đối với cơ quan điều tra nói riêng và cả hệ thống chính trị nói chung. Pháp luật cần được thực thi một cách nghiêm minh, bất kỳ ai phạm tội đều phải đối mặt với một chế tài tương ứng, không thể có chuyện lạm dụng hai tiếng “nhân dân” để chống đối chính quyền,” tờ báo này viết.

Trịnh Bá Phương vừa đón con nhỏ thứ hai chào đời trước đó vài ngày.

Hôm 19/6, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) ra thông cáo báo chí về việc chính quyền Việt Nam đang gia tăng đàn áp các nhà bất đồng chính kiến và hoạt động nhân quyền trước Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 13 dự kiến sẽ tổ chức vào tháng Giêng năm 2021.

Báo chí không được tham dự công bố kết luận Thanh tra vụ máy xét nghiệm Covid-19

*

(Hệ thống máy xét nghiệm Covid-19 trị giá 7,2 tỉ đồng của tỉnh Quảng Nam).

Ngày 24/6, Thanh tra tỉnh Quảng Nam xác nhận đang tổ chức công bố kết luận Thanh tra đối với việc mua hệ thống máy xé nghiệmCovid-19Realtime PCR tự động của Sở Y tế và Sở Tài chính tỉnh.

Buổi công bố diễn ra tại trụ sở Thanh tra tỉnh Quảng Nam và theo lịch làm việc do ông Trần Minh Thái, Chánh Thanh tra tỉnh chủ trì. Tuy nhiên, đại diện Thanh tra tỉnh Quảng Nam từ chối cho phép các cơ quan báo chí, truyền thông tham dự buổi công bố kết luận Thanh tra công khai này.

Xem thêm: Vũ Hồng Phúc – (@Hongphuc17)

Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết Thanh tra tỉnh sau khi công bố kết luận sẽ trình lên UBND tỉnh phê duyệt sau khoảng 5 ngày. Theo ông Thanh, trước đó Thanh tra tỉnh đã báo cáo kết quả Thanh tra vụ việc vào ngày 30/5. Tuy nhiên, tỉnh đã “yêu cầu làm rõ thêm nhiều vấn đề”.

*

(Đại diện công ty Giải Pháp Việt xin giảm giá máy từ 7,2 tỉ đồng xuống còn 4,8 tỉ đồng khi dư luận lên tiếng).

Trước đó, Quảng Nam là 1 trong các địa phương đã đặt mua loại máy xét nghiệm Realtime tự động và đưa vào sử dụng trong việc phòng chống dịch Covid-19. Sở Y tế tỉnh Quảng Nam là đơn vị đứng chỉ định thầu mua máy với giá 7,23 tỉ đồng. Hệ thống máy do Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Giải Pháp Việt (có trụ sở tại Hà Nội) cung cấp. Công ty này lại mua máy từ 1 đơn vị khác để bán lại cho tỉnh Quảng Nam.

Ông Nguyễn Văn Hai, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, cho hay việc mua sắm hệ thống xét nghiệm Realtime PCR tự động là để trang bị cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam (CDC Quảng Nam). Ông Hai cũng khẳng định việc mua bán hoàn toàn minh bạch.

Đại diện công ty Giải Pháp Việt sau khi dư luận lên tiếng việc mua máy giá cao đã xin giảm giá bán từ 7,2 tỉ đồng xuống còn 4,8 tỉ đồng. Tuy nhiên, đề nghị này chưa được chấp nhận. Trong khi đó, ông Hai đưa ra đề nghị công ty Giải Pháp Việt nhận lại máy.

Ngày 30/4, Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, đã giao cho Thanh tra thực hiện việc thanh tra gói thầu mua máy xét nghiệm Covid-19 Realtime PCR tự động của Sở Y tế. Thanh tra tỉnh Quảng Nam cũng đang lên kế hoạch thực hiện việc thanh tra các gói thầu mua sắm thiết bị y tế phòng chống dịch Covid-19.

Nhà văn hoàng quốc hải lên tiếng về vụ án hồ duy hải

*

(Nhà văn Hoàng Quốc Hải. Ảnh: VHNA).

Từ bữa Tòa án Nhân dân tối cao xử phiên giám đốc thẩm về vụ án Hồ Duy Hải, đã có quá nhiều người nói về vụ án này. Các nhà chuyên môn về pháp luật, từ lập pháp đến hành pháp, từ giới luật sư đến các nhà văn hóa, các nhà khoa học tự nhiên; từ nhà văn, nhà báo, nhà giáo, đến đông đảo công chúng. Tất cả đều bức xúc về phiên tòa xử không đúng luật. Việc kết án không thuyết phục.

Không phải mọi người nói Hồ Duy Hải có tội hay không có tội; mà vấn đề là ở chỗ bản án được Tòa tối cao xử giám đốc thẩm tuyên tử hình, lại không có bất cứ một vật chứng nào làm bằng cớ, chứng minh cho hành vi gây án của bị án Hồ Duy Hải; thay vào đó dầy đặc những lời cung. Do vậy, bất cứ một người có đầu óc bình thường nào cũng không thể tin được, chứ đừng nói giới luật gia. Nói chung, sự quan tâm của công chúng là tính công minh của luật pháp chứ không thiên vị bị cáo hoặc quan tòa.

Các thành phần xã hội tham gia phản biện như thế tưởng đã quá đủ, bất tất một nhà văn như tôi cần gì phải nói thêm. Bất giác, đọc trên mạng xã hội, thấy mấy dòng chữ đậm đóng khung:

*

“Cơ quan điều tra khi khám nghiệm hiện trường đã phát hiện cái thớt dính máu nằm cạnh đầu cô Hồng, mà cơ quan điều tra không biết đó là hung khí gây án nên đã không thu giữVề cây dao gây án, do sơ suất nên người ta đã vứt đi”.

(Nguyễn Hòa Bình, Chánh án TANDTC)

Và nữa, xem truyền hình trực tiếp ông Nguyễn Hòa Bình giải trình vụ án trước Quốc hội, nội dung cũng phù hợp với điều đang loan trên mạng xã hội, khiến tôi buộc phải lên tiếng.

Về nghiệp vụ cán bộ điều tra, thì cán bộ từ cấp xã, phường đều đã được học luật như Luật dân sự, Luật hình sự… nhằm giải quyết các tranh chấp dân sự từ cấp cơ sở.

Công tác điều tra hình sự từ cấp huyện, quận trở lên được xem là nghiệp vụ chuyên trách. Mỗi khi có vụ án xảy ra, việc đầu tiên là cô lập hiện trường, bắt giữ hung thủ, thu thập tang vật, lấy cung những người trực tiếp chứng kiến… Trong trường hợp hung thủ đã tẩu thoát, thì việc giữ nguyên hiên trường, thu thập tang vật là điều tối quan trọng trong nghiệp vụ của cán bộ điều tra.

Vậy mà: “Cơ quan điều tra khi khám nghiệm hiện trường đã phát hiện cái thớt dính máu máu nằm cạnh đầu cô Hồng mà do cơ quan điều tra không biết đó là hung khí gây án nên đã không thu giữ v.v…”

Thế mà đây là vụ án hình sự, giết hai mạng người cùng một lúc với hành vi hết sức dã man. Tất cả đều phơi ra trước hiện trường, nhưng cán bộ điều tra lại vứt hết vật chứng: Cái thớt dính máu, chiếc ghế và con dao có liên quan đến việc gây án, kế cả các vết máu… các vật trên đều được gom lại và đều … vứt đi hết; đều nằm ngoài hồ sơ vụ án. Nhưng được ông Chánh án Tòa án tối cao biện minh: “Do sơ xuất của cán bộ điều tra vì không biết đó là vật gây án”. Trong án văn, Chánh án Tòa tối cao Nguyễn Hòa Bình lại nói: “Tuy có sai sót nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án”. (Vì bản chất của vụ án là phải tìm cho bằng được một người nào đó để giết). Và ông thao thao bất tuyệt đọc như học sinh cấp 1 đọc bài học thuộc lòng trước Hội trường Quốc hội, về các lời khai được cho là của tử tù Hồ Duy Hải nhận tội giết hai cô gái ở Bưu điện Cầu Voi. Ông Nguyễn Hòa Bình cho đó là bằng chứng buộc tội. Và ông kết cho Hồ Duy Hải án tử hình.

Và có kẻ còn đe các đại biểu Quốc hội nên thận trọng khi phát biểu kẻo các thế lực thù địch lợi dụng… Tự nhiên tôi chợt nghĩ đến hình ảnh Triệu Cao phát biểu trước triều đình của Tần Nhị thế (-207 – 163 tr CN) khi y đưa con hươu vào sân triều, nói là con ngựa để tặng nhà vua. Trong khi vua còn ngơ ngác, Triệu Cao chỉ vào con hươu hỏi các quan: Đây là con ngựa đúng không? Gần hết số các quan có mặt đều đồng thanh đáp: Con ngựa!

Liệu ta có thể tin được lời ông Nguyễn Hòa Bình nhân danh Chánh án Tòa án tối cao nói không?

Xin thưa, bất cứ một cán bộ điều tra nào cũng có nghiệp vụ cơ bản. Vậy, điều ông Chánh tòa Nguyễn Hòa Bình nói là không khả tín. Trừ trường hợp chúng ta đang sống vào thời của Tần Nhị thế.

Song, nếu sự việc xảy ra đúng như ông Chánh tòa tối cao nói, thì nút thắt đầu tiên nằm ở cán bộ điều tra – Thủ tiêu tang chứng; đương nhiên là tòng phạm. Tại sao ông Chánh tòa tối cao lại sáng suốt bỏ qua chi tiết này???

Những gì đã được phơi bầy ra trước công luận, thì vụ án này có quá nhiều chi tiết đáng ngờ về phía cơ quan điều tra và cơ quan xét xử.

– Cơ quan điều tra thì thủ tiêu tang chứng.

– Cơ quan xét xử các cấp từ sơ thẩm, trung thẩm, thượng thẩm và giám đốc thẩm đều nhất trí trọng cung chứ không trọng chứng, và đều thống nhất y án tử hình.

Nhân danh một Nhà văn cao tuổi, tôi đề nghị:

1/ Điều tra lại vụ án từ đầu, bởi một số thành phần do Uỷ ban tư pháp Quốc hội chỉ định.

2/ Quốc hội cho phép một nhóm luật sư do Hội luật gia Việt Nam, tập hợp các luật sư có kinh nghiệm và có trình độ nghiệp vụ, có lương tâm nghề nghiệp, họp thành một nhóm điều tra độc lập trong vụ án Bưu điện Cầu Voi.

3/ Phải đưa nhóm cán bộ điều tra vụ án Bưu điện Cầu Voi vào diện điều tra với tội danh tòng phạm trong vụ án giết người này.

4/ Phải trả tự do ngay lập tức cho Hồ Duy Hải. Bởi trong cáo trạng đều nêu kẻ giết người đã sờ soạng kích dục nạn nhân, đã bóp cổ nạn nhân, đã cầm hung khí như dao, thớt, ghế đánh vào đầu nạn nhân. Nhưng những vân tay thu được không một vân tay nào trùng hợp với vân tay của Hồ Duy Hải, đó là bằng chứng hùng hồn chứng tỏ Hồ Duy Hải là vô can.

Căn cứ vào Tuyên ngôn nhân quyền, quá trình xét xử vụ án Hồ Duy Hải có mấy vấn đề còn chưa ổn:

– Quá trình xét xử và luận tội, Tòa án các cấp đều không dẫn ra được bằng chứng phạm tội của Hồ Duy Hải, mà chỉ căn cứ vào lời cung. Tức là trọng cung hơn trọng chứng. Bởi những gì gọi là chứng, thì cơ quan điều tra đã chủ động thủ tiêu, nhưng được ông Chánh tòa giám đốc thẩm biện minh rằng: “Cơ quan điều tra không biết đó là hung khí gây án nên đã không thu giữ?!”.

Như vậy Tòa kết án chỉ căn cứ vào CUNG chứ không có CHỨNG. Nhưng cung thì không một ai có thể tin nổi. Vì sự bức cung là một truyền thống đáng kinh ngạc của cơ quan điều tra nước ta. (Nạn nhân của oan sai thì rất nhiều, xin không dẫn thêm vào bài viết này).

– Qúa trình tố tụng và xét xử, luật sư bào chữa cho bị can Hồ Duy Hải không được Tòa tôn trọng, không được tham dự và tranh tụng đầy đủ như luật định, mà tùy thuộc vào thẩm phán phiên tòa, lúc cho tham dự, lúc mời khỏi tòa. Vừa đuổi đi hôm trước, hôm sau lại mời lại một cách tùy tiện.

Việc giam giữ công dân vô tội ròng rã 12 năm và khép vào án tử hình, nếu không được thay bằng một vụ án khác có điều tra minh bạch, và trước khi xét xử lại, phải trả tự do ngay cho Hồ Duy Hải; thì còn có cơ hội cứu vãn được nền pháp trị nước nhà. Và rồi vụ xét xử sau, mà có bằng chứng buộc tội Hồ Duy Hải có sức thuyết phục về mặt pháp lý, sẽ được công chúng hoan nghênh.

Còn như bản án giết người không bằng chứng này mà được thi hành, thì nền pháp trị Việt Nam được xem như đã cáo chung, và có nguy cơ, vụ này sẽ là sự mở đầu cho thời kỳ luật rừng lên ngôi.

Repsol nhượng cổ phần vì bị Trung Quốc ép, Việt Nam càng quyết tâm kiện?

*

(Repsol được cho là đã chuyển nhượng lại cổ phần của ba lô thăm dò dầu khí trên Biển Đông cho tập đoàn dầu khí quốc gia PetroVietnam trước sức ép của Trung Quốc).

Công ty dầu khí Tây Ban Nha Repsol vừa quyết định chuyển nhượng lại cổ phần ba lô dầu khí vốn không hoạt động được trong những năm qua cho PetroVietnam do sức ép của Trung Quốc và các chuyên gia cho rằng động thái này là hệ quả tất yếu nhưng có thể làm Hà Nội quyết tâm hơn trong việc kiện Bắc Kinh ra toà quốc tế vì những tranh chấp trên Biển Đông.

Theo ghi nhận của trang Archyde hôm 13/6, Repsol đã ký một thoả thuận với tập đoàn dầu khí nhà nước PetroVietnam để chuyển nhượng các cổ phần của công ty này tại châu Á. Trong số ba lô dầu khí mà công ty Tây Ban Nha nhượng lại cổ phần cho PetroVietnam có mỏ Cá Rồng Đỏ, một dự án mà chính phủ Việt Nam đã yêu cầu Repsol ngừng khai thác từ năm 2017 vì sức ép của Trung Quốc.

Công ty dầu khí Tây Ban Nha sẽ chuyển nhượng 51,57% số cổ phần ở lô 07/03 PSC và 40% số cổ phần ở lô 135-136/03 PSC cho công ty dầu khí Việt Nam, theo Archyde.

Repsol không ngay lập tức trả lời yêu cầu bình luận của VOA về thông tin trên.

Hồi tháng 5/2018, Reuters cho biết rằng Repsol đã tiến hành thương lượng với PetroVietnam và các quan chức chính phủ về việc đền bù cho những tác động từ việc ngừng hoạt động dự án Cá Rồng Đỏ trong khu vực Bãi Tư Chính mà Trung Quốc nhiều lần đưa tàu vào nhằm gây sức ép đối với hoạt động khai thác gần đường “lưỡi bò” 9 đoạn mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố.

Giáo sư Carl Thayer của Đại học New South Wales, người thường bình luận về các vấn đề Biển Đông, cho rằng quyết định của Repsol trả lại các lô thăm dò dầu khí là hệ quả bởi vì trong hai năm qua công ty này đã không thể tiến hành các hoạt động thương mại liên quan.

“Có thể lập luận rằng Trung Quốc đã doạ nạt Việt Nam một cách thành công từ ba năm trước,” GS Thayer nói khi trích dẫn thông tin chuyển nhượng của Repsol từ Archyde trong phần đăng tải về việc Repsol trả lại cổ phần cho PetroVietnam trên Thayer Consultancy Brackground Brief hôm 18/6.

Theo bình luận của Archyde, động thái này của Repsol được cho là đã hóa giải được cuộc xung đột với PetroVietnam liên quan đến tình trạng của các lô thăm dò dầu khí này cũng như làm giảm sự hiện diện của họ ở Việt Nam, “một quốc gia được coi là rủi ro, bởi trong những năm gần đây, các hoạt động của họ đã bị ảnh hưởng bởi xung đột lãnh thổ trên Biển Đông.”

Chính quyền Việt Nam hồi tháng 7/2017 đã phải yêu cầu Repsol ngừng hoạt động thăm dò khí đốt tại mỏ Cá Rồng Đỏ ở khu vực Bãi Tư Chính mà Việt Nam nói thuộc “vùng chủ quyền không tranh cãi” của mình. Chưa đầy một năm sau đó, Repsol lại một lần nữa phải dừng hoạt động tại mỏ dầu khí này, mà theo các nguồn tin của Reuters và các chuyên gia quốc tế về Biển Đông, vẫn do sức ép từ Trung Quốc.

Sau vụ Cá Rồng Đỏ bị ép ngừng khai thác lần 2, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cử Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị tới Việt Nam trong chuyến thăm chính thức vào tháng 4/2018 để đề xuất “cùng hợp tác để khai thác” trong vùng Biển Đông tranh chấp.

Nhận định về quyết định mới nhất của Repsol, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp của Viện nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak có trụ sở ở Singapore cho rằng Repsol bị Trung Quốc ép phải rời khỏi Việt Nam nhờ có quyền ảnh hưởng thông qua việc nắm giữ cổ phần ở Repsol Brazil. Theo Reuters, tập đoàn Sinopec của Trung Quốc chi 7,1 tỷ USD mua 40% cổ phần của Repsol chi nhánh Brazil hồi năm 2010.

Hồi tháng 5/2018, Repsol được cho là đã bắt đầu các cuộc thương thảo với PetroVienam về việc đền bù sau khi chính phủ Hà Nội yêu cầu công ty Tây Ban Nha ngừng thăm dò dầu khí do sức ép của Bắc Kinh. Có thông tin từ giới chuyên gia dầu khí lúc đó cho rằng PetroVietnam phải bồi thường khoảng 400 triệu USD cho Repsol.

Theo GS Thayer, bất cứ việc ngừng thăm dò dầu khí nào cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngày càng tăng của Việt Nam và sẽ thêm gánh nặng do tách động của đại dịch COVID-19 đối với tăng trưởng kinh tế nói riêng của Việt Nam và trên toàn cầu nói chung.

Theo cả GS Thayer và TS Hợp, PetroVietnam sẽ không có đủ nguồn lực để tự mình phát triển các lô dầu khí mà Repsol vừa trả lại và sẽ phải tìm các đối tác nước ngoài để cùng hợp tác và khai thác.

Những xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc trên vùng biển Đông đặc biệt tăng cao trong những năm gần đây đã khiến Hà Nội lần đầu tiên gửi công hàm phản đối Bắc Kinh tại Liên Hợp Quốc hồi cuối tháng 3 vừa qua để phản bác các lập luận của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.

Theo TS Hợp, Việt Nam đang chuẩn bị kiện Trung Quốc về Biển Đông và sẽ càng quyết tâm làm việc này sau động thái rút lui của Repsol.

“Nó sẽ thúc đẩy việc Việt Nam sẽ kiện Trung Quốc ra toà quốc tế vì hiện hay Trung Quốc đang gây hấn ở Biển Đông chứ không phải Việt Nam. Nó có ảnh hưởng tốt vì thúc đẩy Việt Nam sớm đưa Trung Quốc ra một toà án nào đó,” TS Hợp nói.

Thạc sỹ Hoàng Việt, một nhà nghiên cứu luật biển và hải đảo ở Việt Nam, trước đó trong tháng này cũng nhận định với VOA rằng “sớm muộn gì Việt Nam phải khởi kiện Trung Quốc” vì “Trung Quốc sẽ không dừng các tham vọng của họ trên khu vực Biển Đông” và “tới một mức nào đó thì Việt Nam không chịu nổi, buộc phải đưa Trung Quốc ra toà.”

Hồi đầu tháng này, cố vấn cấp cao về châu Á và Giám đốc Dự án Sức mạnh Trung Quốc của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ, Bonnie Glaser, nói với VOA rằng Việt Nam đã trong “tư thế sẵng sàng” và chỉ cần “một quyết tâm chính trị” là sẽ kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế về tranh chấp ở Biển Đông.

Xem thêm: Muhammad Taqi ( Trọng Tài Muhammad Taqi (Referee), Muhammad Taqi (Referee)

Chính phủ Việt Nam chưa lên tiếng về việc liệu có kiện Trung Quốc hay không nhưng hôm 12/6, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải Quốc gia của Trung Quốc, Ngô Sĩ Tồn, khẳng định rằng nếu chọn con đường kiện tụng, Hà Nội sẽ chứng kiến quan hệ Việt-Trung bị thụt lùi và “trả giá đắt” cho những biện pháp đáp trả từ phía Bắc Kinh, bao gồm cả hành động vây hãm, cắt đường tiếp vận của Việt Nam đến các đảo ở Trường Sa, cũng như Trung Quốc có thể khởi sự thăm dò dầu khí ngay trong Bãi Tư Chính.