*

*

*

English

*
*
*
*

Ông Công, ông Táo là ai?

Ông Công, ông Táo là những nhân vật từ lâu đã quen thuộc trong tâm thức văn hóa người Việt. Tên gọi Công, Táo của các “ông” là do nói tắt từ danh xưng Táo Quân, Táo Công.

Bạn đang xem: ông công ông táo là ai

Nhiều nhân vật trong thần thoại được gọi tên theo “nghề nghiệp” của họ. Chẳng hạn, Ngưu Lang là “chàng trai chăn trâu” (ngưu: trâu; lang: chàng trai), Chức Nữ là “người con gái dệt vải” (chức: dệt vải), Thiên Lôi là “sấm trời” (thiên: trời; lôi: sấm). Táo Quân, Táo Công cũng vậy. Táo nghĩa là “cái bếp”. Táo Quân là “vua bếp” (quân: vua), Táo Công là “ông bếp” (công: ông).

Xem thêm: #1 Uống Nước Rau Ngót Có Tác Dụng Gì ? Rau Ngót, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Rau Ngót

Theo Đạo giáo, Táo Quân có nguồn gốc từ ba ông thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ. Còn trong tín ngưỡng dân gian người Việt, ông Táo lại gồm hai ông và một bà. Câu ca “Thế gian một vợ một chồng/ Không như vua bếp hai ông một bà” chính là nhắc đến sự tích ông Táo.

Xem thêm: Tiết Lộ Thân Thế Ít Biết Về Chồng Vân Trang Là Ai, Vân Trang Áp Lực Khi Kết Hôn Cùng Ông Xã Đại Gia

Chuyện rằng, vợ chồng Trọng Cao, Thị Nhi cưới nhau đã lâu mà không con nên sinh ra buồn phiền, cãi cọ. Giận chồng đánh đập, Thị Nhi bỏ đi rồi làm vợ Phạm Lang. Từ đó, Trọng Cao ngày một sa sút, cuối cùng phải đi ăn xin. Một hôm, Trọng Cao đến xin đúng nhà Thị Nhi. Nhận ra chồng cũ, Thị Nhi đón vào nhà. Bất ngờ, Phạm Lang đi làm về. Sợ tiếng gian, Thị Nhi đành bảo chồng cũ trốn vào đống rơm. Trong lúc chờ cơm, Phạm Lang ra vườn đốt rơm lấy tro bón ruộng. Trọng Cao vừa muốn chuộc lỗi vừa muốn tránh tiếng xấu cho vợ nên cam lòng chịu chết. Thị Nhi giật mình chạy ra, thấy chồng cũ sắp chết mà vẫn im lặng; hiểu lòng Trọng Cao, lại ân hận vì vô tình giết chồng cũ, Thị Nhi lao vào lửa. Chứng kiến cảnh ấy, Phạm Lang hiểu ra sự tình, vừa hối hận vừa thương vợ nên cũng nhảy vào lửa chết theo. Cảm động trước tình nghĩa của ba người, Ngọc Hoàng cho họ hóa thành ba ông đầu rau trong bếp, phong làm “Định phúc Táo quân”.

Ông Công, ông Táo còn được gọi là “ông đầu rau”. Đầu rau chính là “khối đất nặn hình khum khum, gồm ba hòn đặt chụm đầu vào nhau để bắc nồi lên đun”. Trước đây, “ba ông đầu rau” có thể là ba hòn đá, ba viên gạch hay ba chân kiềng. Cũng như ông bình vôi, ông đầu rau giữ vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, tâm linh người Việt.