Là niềm hy vọng số 1 của thể hình Việt Nam sau khi “tượng đài”Lý Đức giải nghệ, thế nhưng hơn 4 tháng qua, Giáp Trí Dũng chỉ có thể tập luyện cầm chừng do chấn thương cổ tay phải khá nặng. Khả năng lực sĩ này trở thành khán giả tại SEA Games 24 hoàn toàn có thể xảy ra…

197 TRIỆU ĐỒNG CÓ SO ĐƯỢC VỚI MỘT TUYỂN THỦ?

*

Lực sĩ Giáp Trí Dũng với chấn thương cổ tay đã hơn 4 tháng mà vẫn chưa được chữa trị.

Bạn đang xem: Giáp trí dũng

Một tháng trước khi lên đường tham dự Asian Games 15, trong một buổi tập, Giáp Trí Dũng bỗng thấy nhói đau ở cổ tay phải. Cứ ngỡ đây là một cơn đau bình thường đối với một VĐV sau nhiều năm “gắn bó” với những khối sắt nặng nề, nhưng khi đến khám tại Trung tâm chấn thương chỉnh hình TPHCM, bác sĩ Phan Vương Huy Đổng (người trực tiếp phẫu thuật cho nhiều ca chấn thương trong làng thể thao) đã chẩn đoán, đây là ca “rứt xương cổ tay phải” hiếm thấy ở Việt Nam… Do khi ấy các lực sĩ đang trong giai đoạn “xiết khô”, không phải tập luyện nhiều với tạ nên bác sĩ Đổng đề xuất với BHL đội tuyển thể hình vẫn để Giáp Trí Dũng tiếp tục quá trình tập huấn và sẽ tiến hành phẫu thuật cho anh sau khi kết thúc Asian Games 15. Điều dễ thấy là tại Doha sau đó, trước các đối thủ quá mạnh và bản thân đang có vấn đề về sức khoẻ như vậy, Giáp Trí Dũng đã thi đấu không đạt kết quả như mong muốn và bị loại khỏi vòng tranh huy chương.

Xem thêm: Tiểu Sử Và Thông Tin Nhóm Exid : Le, Hani, Hyelin, Jeonghwa Và Solji

Trở về nước, ngay khi có quyết định triệu tập Giáp Trí Dũng vào đội DTQG chuẩn bị cho kế hoạch thi đấu năm 2007, BHL đội tuyển thể hình đã có văn bản đề nghị Bộ môn tạ – thể hình UBTDTT trình bày vấn đề chấn thương của Giáp Trí Dũng lên Vụ Thể thao thành tích cao 1 và UBTDTT để có hướng chạy chữa cho anh.

Khi biết ca phẫu thuật này thuộc loại khó đối với điều kiện phẫu thuật và năng lực của các bác sĩ Việt Nam, thậm chí “nếu phẫu thuật thành công thì khả năng trở lại thi đấu của Giáp Trí Dũng cũng rất thấp” (lời bác sĩ Huy Đổng), Liên đoàn tạ – thể hình TPHCM đã tích cực liên hệ với tập đoàn y tế Parkway Singapore Hospitals, nơi đã thực hiện thành công các ca phẫu thuật chấn thương của những cầu thủ bóng đá Phan Văn Tài Em, Nguyễn Hữu Thắng, VĐV bơi lội Nguyễn Ngọc Quang Bảo, võ sĩ taekwondo Nguyễn Văn Hùng… Kinh phí trọn gói của ca phẫu thuật kéo dài khoảng nửa tháng của Giáp Trí Dũng mà phía bạn đề nghị, bao gồm vé máy bay đi về, ca mổ và giai đoạn hồi phục sau phẫu thuật… lên đến 197 triệu đồng.

Khoản chi khá lớn này có lẽ là nguyên nhân chính dẫn đến việc những nơi có trách nhiệm chần chừ khi đưa ra quyết định cuối cùng cho việc chạy chữa chấn thương của Giáp Trí Dũng, cụ thể là Viện Khoa học TDTT khi tất cả “ách” luôn ở đây cho đến hết tháng 4 vừa qua với lý do: “Chờ kết luận của Viện”!

SEA GAMES 24 CHỈ CÒN 6 THÁNG NỮA

Khi chính những người trong cuộc (BHL đội tuyển, bản thân Giáp Trí Dũng và gia đình) bắt đầu sốt ruột với chấn thương của tuyển thủ này, thì cách đây hai ngày, Trưởng bộ môn tạ – thể hình Đỗ Đình Kháng mới nhận được quyết định của Viện Khoa học TDTT đề nghị Trung tâm HLTTQG 2 đưa Giáp Trí Dũng ra Hà Nội nhân dịp khai trương Bệnh viện Thể thao để được chuyên gia Moss – vị bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng người Đức – trực tiếp xem xét để đưa ra hướng điều trị.

Xem thêm: Hot Girl Thanh Bi Là Ai ? Tiểu Sử, Đời Tư Của Nữ Diễn Viên Trong Người Phán Xử

Vậy là sau bao ngày chờ đợi, cuối cùng, trường hợp chấn thương của tuyển thủ Giáp Trí Dũng cũng đã có hướng giải quyết rốt ráo. Mừng vì những đóng góp của VĐV này cho thể thao nước nhà không bị lãng quên, nhất là khi anh chấn thương trong thời gian phục vụ cho ĐTQG, nhưng không thể không buồn phiền vì cung cách giải quyết vấn đề quá chậm chạp từ phía các cơ quan chức năng. Mất đến hơn 4 tháng cho một trường hợp chạy chữa chấn thương, chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng và tâm lý của gia đình cũng như bản thân VĐV. Đó là chưa kể đây là chấn thương khá phức tạp, đòi hỏi thời gian hồi phục khá lâu trong khi quỹ thời gian không còn nhiều cho mục tiêu giành huy chương của thể hình Việt Nam tại SEA Games 24 (chắc chắn sẽ được tổ chức) mà Giáp Trí Dũng là thành viên chủ chốt.

Đây không phải là trường hợp duy nhất mà các tuyển thủ quốc gia không may mắn “dính” chấn thương trong quá trình luyện tập, phấn đấu vì thành tích của thể thao nước nhà. Vì thế, mong sao những trường hợp ấy đều nhận được quan tâm đầy đủ, kịp thời của ngành thể thao, giúp các VĐV thêm yên tâm chữa trị, hồi phục và tiếp tục cống hiến cho màu cờ, sắc áo quốc gia.