NSND Lệ Thủy không chỉ được yêu mến bởi tài năng mà còn bởi âm nhạc của bà gắn liền với ký ức của bao thế hệ. Trong chương trình hồi ký, nữ nghệ sĩ cải lương đã kể lại nhiều sự kiện đáng nhớ.

Bạn đang xem: Chàng là ai lệ thủy

Đặc biệt, Lệ Thủy còn cho biết quá trình thu âm lúc trước rất khó khăn: “Hồi xưa, ca không có beat như bây giờ đâu. Cho nên một người nghệ sĩ thu rất cực, ca trật một cái là phải ca lại từ đầu. Nhiều khi mình ca câu 1,2 đến câu số 3 thì rớt phải ca lại, nhiều khi đang ca thì ông đờn (nhạc công) ổng rớt phải ca lại”. Được biết, các nghệ sĩ sẽ thu âm trực tiếp với dàn nhạc, riêng với thể loại tân nhạc còn phải kết hợp rất nhiều loại nhạc cụ như: kèn, trống,…
Đáng chú ý, NSND Lệ Thủy còn tiết lộ bà là người đầu tiên hát tân cổ giao duyên ở giai đoạn 14 – 15 tuổi, được cố soạn giả cải lương Viễn Châu dẫn dắt. “Không ai hát thể loại này hết, trước giờ chỉ ca 6 câu vọng cổ thôi… Tôi sợ quá nói ông Bảy ơi (tên thường gọi của NSND Viễn Châu), không dám ca đâu, ca vậy rồi có sao không? Lúc đó ổng nói, trời ơi mày ca đi, ca không chừng mày lên đó nha”, Lệ Thủy hài hước kể.

Cũng trong chương trình, con trai Dương Đình Trí của bà cũng mang đến thước phim phỏng vấn NSND Viễn Châu về sự kiện đặc biệt này. Trả lời phỏng vấn trong video, cố soạn giả cho biết: “Có một người bạn mách tôi là ở gánh Trâm Vàng có một cô bé ca vọng cổ hay lắm. Tôi đến đó gặp Lệ Thuỷ, lúc còn bé, chắc khoảng 12, 13 tuổi… Còn nhỏ nhưng mà ca diễn rất là chững chạc, ra vẻ nhà nghề lắm. Sau đó, vở diễn rất thành công. Đến 1964, khi Lệ Thủy đã nổi tiếng và ca diễn rất giỏi thì tôi bắt đầu viết tân cổ giao duyên, ghép 2 loại nhạc tân nhạc và cổ nhạc vào bản vọng cổ. Bản đầu tiên là Chàng là ai, nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết. Lệ Thủy ca lần đầu tiên cũng ngại lắm, nhưng tôi khuyến khích như một loại thử thách, thử nghiệm thì lại thành công dữ dội”.

Xem thêm: How Are You Doing Nghĩa Là Gì, How Are You Doing Today Nghĩa Là Gì

Kể về thời hoàng kim, NSND Lệ Thủy cho biết thể loại tân cổ giao duyên đã đem lại cho khán giả một làn gió mới lúc bấy giờ. Xu hướng này đã kích thích các hãng băng đĩa hoạt động liên tục, thậm chí tạo thành trào lưu cho các nghệ sĩ khác thể hiện. Đến hiện tại, mặc dù loại hình băng đĩa không còn rầm rộ như trước nhưng chúng trở thành món quà tinh thần của nhiều thế hệ. Chia sẻ trong chương trình, nghệ sĩ Dương Đình Trí cũng bật mí rằng anh dành thời gian để tìm kiếm và sưu tầm băng đĩa của mẹ anh. 

*

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấuTối thiểu 10 chữKhông chứa liên kết

Xem thêm: Yến Nhi Vẫn Làm Bạn Thân Với Người Yêu Cũ

Trường huấn luyện doanh nhân CEO Việt Nam hợp tác cùng môi trường đào tạo chính quy

Điện lực Củ Chi cấp điện ưu tiên bệnh viện dã chiến mới chỉ sau vài giờ

‘Mẹ là Tình Yêu’: Tái hiện những bản hit đầy xúc cảm về mẹ

Ra mắt nhà mẫu và đóng nắp hầm dự án căn hộ Legacy Central

Khẩu trang vải kháng khuẩn mattana – món quà ý nghĩa trong thời kỳ dịch bệnh

OPPO Reno và câu chuyện trân quý cảm xúc qua nhiếp ảnh chân dung vượt thời gian

Hyundai Tucson – siêu khuyến mãi tại Hyundai Bình Dương