Forwarder là gì?

Forwarder (hay Freight Forwarder) là thuật ngữ chỉ người (hoặc công ty) làm nghề giao nhận vận tải (forwarding). Về cơ bản, Forwarder là một bên trung gian, nhận dịch vụ vận chuyển hàng của chủ hàng, hoặc gom nhiều lô hàng nhỏ (consolidation) thành những lô hàng lớn hơn, sau đó lại thuê người vận tải (hãng tàu, hãng hàng không) vận chuyển từ điểm xuất phát tới địa điểm đích cuối cùng.

Bạn đang xem: Forwarder là ai

Có thể ngầm hiểu Freight Forwarder như một nhà cung cấp dịch vụ Logistics thuộc bên thứ 3 (Third-party logistics-3PL), họ không vận chuyển hàng hóa mà chỉ đứng ra như một trung gian giúp khách hàng kết nối với đơn vị vận chuyển. Họ giúp khách hàng khai báo hải quan, chuẩn bị các chứng từ vận tải, cung cấp các dịch vụ thuê kho bãi và giao hàng,… các thủ tục và quy trình khác nếu như khách hàng không nắm rõ (hoặc không có kinh nghiệm).

Một freight forwarder quốc tế (International freight forwarders) thường xử lý các lô hàng quốc tế, đoán xét được đường đi của dòng hàng hóa.

Lịch sử hình thành freight forwarder (giao nhận hàng hóa)?

Theo lịch sử Forwarder ghi nhận, Thomas Meadows và công ty Limited of London (Nước Anh) được thành lập vào năm 1836 là một trong những công ty giao nhận vận tải đầu tiên.

Theo cuốn “Understanding the Freight Business”, được viết và xuất bản bởi các nhân viên điều hành của Thomas Meadows và công ty vào năm 1972. Lúc này, đường sắt đóng vai trò quan trọng và có độ tin cậy cao trong vận tải. Đồng thời sự xuất hiện của tàu hơi nước đã kích thích nhu cầu tăng cao và là bước khởi đầu phát triển cho ngành giao nhận vận tải còn non trẻ. Thời điểm này, việc giao dịch, mua bán hàng hóa giữa các nước với nhau chủ yếu phát triển giữa châu Âu và Bắc Mỹ . Các nhà giao nhận vận chuyển hàng hóa quốc tế đầu tiên là chủ nhà khách ở London – nơi đây họ tiếp nhận lượng khách quốc tế, đồng thời tổ chức làm cầu nối giữa khách hàng và đơn vị vận chuyển. Sự tái tiếp diễn của hoạt động này đã hình thành nên hoạt động giao nhận và vận chuyển hàng hóa ngày nay.

*

Nhà khách London – nơi tiếp nhận lượng khách quốc tế, đồng thời tổ chức làm cầu nối giữa khách hàng và đơn vị vận chuyển.

Xem thêm: Dđộng Lượng Là Gì ? Định Luật Bảo Toàn Động Lượng Củng Cố Kiến Thức

Chức năng ban đầu của giao nhận là sắp xếp vận chuyển bằng cách ký hợp đồng với các hãng vận chuyển khác nhau. Trách nhiệm bao gồm tư vấn về tài liệu và yêu cầu hải quan tại quốc gia đích. Nhân viên phóng viên của công ty ở nước ngoài phụ trách chăm sóc hàng hóa của khách hàng và thông báo về cho công ty giao nhận về những vấn đề có thể ảnh hưởng đến việc di chuyển hàng hóa.

Trong thời hiện đại, người giao nhận chấp nhận cùng một trách nhiệm. Nó hoạt động như một nhà cung cấp nội địa hoặc bằng cách khác với một đại lý tương ứng ở nước ngoài hoặc với văn phòng chi nhánh của riêng mình. Trong một giao dịch độc lập, người giao nhận có thể đóng vai trò người vận chuyển hoặc làm đại lý cho khách hàng của mình hoặc cả hai.

Tại sao cần có sự xuất hiện của Freight Forwarder?

Nhiều bạn thắc mắc tại sao người xuất khẩu được khuyên dùng sử dụng Forwarder trong việc vận chuyển hàng hóa trong khi chi phí cho việc vận chuyển hàng hóa qua Fowarder sẽ cao hơn so với việc doanh nghiệp tự thực hiện là bởi vì các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam đa số vẫn còn non trẻ, và chưa có nhiều kinh nghiệm về việc vận chuyển hàng hóa ra ngoài biên giới như các thủ tục và khai báo hải quan, cách thức thông quan, kho bãi,…. Hơn nữa, các doanh nghiệp nhỏ không dễ tiếp cận và mặc cả trực tiếp với hãng vận tải/ hãng tàu dẫn đến việc dễ bị ép giá.

Còn về vấn đề chi phí, thực tế việc sử dụng Forwarder sẽ giúp các doanh nghiệp (khách hàng) giảm chi phí, đặc biệt là các doanh nghiệp (khách hàng nhỏ lẻ). Forwarder sẽ tìm tuyến đường vận chuyển tốt nhất, phương thức và hãng vận tải phù hợp nhất cho nhu cầu của chủ hàng. Hơn nữa các forwarder cũng thu xếp nhiều lô hàng nhỏ để đóng ghép (consolidate) và vận chuyển tới địa điểm đích, nhờ vậy mà tiết giảm chi phí cho từng chủ hàng riêng lẻ với lượng hàng hóa nhỏ.

Xem thêm: ” Kmc Là Gì ? Ý Nghĩa Của Từ Kmc Kmc Là Gì

Điểm khác biệt giữa Logistics và Freight Forwarders?

Nhiều người hiện nay vẫn nhầm lẫn giữa giữa Logistics và Freight Forwarders và cho rằng hai thuật ngữ trên như nhau. Thông thường thì, một công ty làm về forwarding (giao nhận) tự nhận mình đang làm logistics, hay nói đầy đủ phải là logistics bên thứ ba (3PL), còn gọi là logistics thuê ngoài.

*

Sự khác biệt giữa Logistics và Freight Forwarder