Thế là nhạc sĩ Phan Nhân, một tài hoa của âm nhạc Việt Nam đã về cõi vĩnh hằng. Trong ký ức về vị nhạc sĩ của “niềm tin và hy vọng”, xin phác họa vài nét về một người con của đất An Giang núi rộng sông dài.

Bạn đang xem: Vợ nhạc sĩ phan nhân nấu bữa cơm cuối đưa tiễn chồng

Về hai ca khúc bất hủ

*

Nhắc đến nhạc sĩ Phan Nhân, người dân vùng Minh Hải, nay là Cà Mau và Bạc Liêu, đều có ấn tượng sâu đậm. Ông là tác giả của ca khúc “Trên quê hương Minh Hải” với giai điệu mộc mạc, lời ca gần gũi mà gần như ai cũng thuộc ít nhiều: “Rằng quê Minh Hải mình đây. Đồng xanh thẳng cánh chim bay. Chan đước vươn ra xa khơi. Tràm xanh thoảng đưa hương thơm dịu”. Ca khúc được chọn làm nhạc hiệu, nhạc chờ cho Đài PT&TH Minh Hải, nay là Đài PT&TH Cà Mau. Bài hát được nhạc sĩ Phan Nhân viết trên nền nhạc của điệu nói thơ Bạc Liêu nổi tiếng. Hiện nay, mỗi khi các nhóm hát ở vùng Cà Mau, Bạc Liêu tụ hội, họ đánh ghi ta, măng-đô-lin và hát ca khúc của nhạc sĩ Phan Nhân với tâm thế vui tươi. Có thể nói, ngoài đôi vợ chồng nhạc sĩ Lư Nhất Vũ – Lê Giang, nhạc sĩ Phan Nhân đã góp phần làm thăng hoa điệu nói thơ Bạc Liêu.

Nhạc sĩ Phan Nhân kể rằng, thời kỳ 9 năm kháng Pháp, ông từng lăn lộn vùng đất Minh Hải đến thuộc nằm lòng. Khoảng năm 1979, ông lại về Minh Hải, có dịp chu du mấy tháng trời vùng U Minh, Cái Nước, Rạch Tàu, Xóm Mũi, lúc bằng tàu cây, lúc bằng vỏ lãi, xuồng be mười và được nghe bà con xứ này ngâm nga điệu nói thơ Bạc Liêu rất mùi mẫn. Ca khúc “Trên quê hương Minh Hải” ra đời từ cảm hứng đó.

Xem thêm: Chí Tài – Cách Nhau Đến 20 Tuổi, Cặp Nghệ Sĩ Hài Kiều Linh

Còn với ca khúc bất hủ “Hà Nội niềm tin và hy vọng”, được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học – Nghệ thuật và được chọn làm ca khúc chính trong Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, lại là một mạch nguồn âm nhạc được nuôi nấng khá lâu. Nhạc sĩ Phan Nhân từng chia sẻ với thính giả của Đài Tiếng nói Việt Nam, việc nhiều người nói ca khúc là cảm hứng bất chợt khi ông đứng trên lầu của trụ sở Đài Tiếng nói Việt Nam chứng kiến cảnh Mỹ dội bom ở Hà Nội vào tháng Chạp năm 1972 và cảm tác là chưa thật chính xác. Đó chỉ là khoảnh khắc thăng hoa của một tình yêu Hà Nội được ông nuôi nấng từ những ngày tập kết ra Bắc, năm 1954.

Xem thêm: Bđs Nguyễn Mạnh Hà Là Ai – Có Một Doanh Nhân Nguyễn Mạnh Hà Như Thế!

Người bạn đời son sắt

Nhạc sĩ Phan Nhân sinh năm 1930, ở trung tâm TP Long Xuyên, tỉnh An Giang hiện nay, và bắt đầu sáng tác năm 20 tuổi. Ông có thời gian dài học ở Cần Thơ, rồi đi kháng chiến, tập kết ra Bắc. Ngoài hai ca khúc bất hủ kể trên, nhạc sĩ Phan Nhân còn có khá nhiều ca khúc hay như: “Nhớ về Pắc Pó”, “Xa Hà Nội”, “Tình ca đất nước” Đặc biệt, dù viết rất ít nhưng những ca khúc viết cho thiếu nhi của ông rất nổi tiếng như “Chú ếch con”, “Vườn cây của ba” (thơ Nguyễn Duy)

Đằng sau thành công của ông luôn có bóng dáng của người bạn đời hơn nửa thế kỷ “gừng cay muối mặn” đó là NSƯT Phi Điểu. Nữ nghệ sĩ 82 tuổi vẫn thường được mọi người gọi vui là “càng già càng nổi tiếng” bởi vẻ đẹp hồn hậu, mộc mạc của bà lão luôn phù hợp với những vai thương. Dù lúc là một bà cụ kể chuyện cổ tích có duyên trên Đài Tiếng nói Nhân dân TP Hồ Chí Minh, hay diễn viên của hàng trăm bộ phim, NSƯT Phi Điểu – nhạc sĩ Phan Nhân vẫn là đôi vợ chồng già đong đầy hạnh phúc. 82 tuổi, bà vẫn tự chạy xe máy đi đóng phim và chiều lại gấp rút phóng xe về vì “chú ở nhà chờ cơm”.

Nhạc sĩ Phan Nhân cũng từng xác nhận rằng, dù cả đời viết nhạc, chưa có ca khúc nào dành riêng tặng vợ nhưng mỗi ca khúc đều thấp thoáng hình ảnh của người bạn đời. Có lần ông ví von rằng, vợ chồng ông như hình với bóng, và ông nguyện làm “bóng” để vợ làm “hình” – có nghĩa ông sẵn lòng đứng phía sau hỗ trợ cho sự thăng tiến trong nghệ thuật của vợ.