Danh Y Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác (1720-1791) người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay là xã Hoàng Hữu Nam, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên).

Bạn đang xem: Tiểu sử lê hữu trác

Biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ông có nghĩa là ông già lười ở Hải Thượng có lẽ do 2 chữ đầu tiên của tên tỉnh (Hải Dương) và tên phủ (Thượng Hồng) ghép lại, “lười” ở đây là lười với công danh, phú quí, nhưng lại rất chăm chỉ đối với sự nghiệp chữa bệnh, cứu người.

*

Tượng đài Đại Danh Y Lê Hữu Trác ( Hải Thượng Lãn Ông)

Ông sinh ra trong một gia đình mấy đời khoa bảng (ông, cha, chú, bác, anh, em… ) đều học giỏi, đỗ đạt cao và làm quan to trong triều vua Lê – chúa Trịnh. Năm 1970 ông bắt đầu nghiên cứu võ nghệ, nghiên cứu được vài năm ông đeo gươm đi tòng quân. Tuy nhiên xã hội thối nát, chiến tranh chỉ mang lại đau thương chính vì vậy vào năm 1946 viện lý do người anh ở Hương Sơn, Hà Tĩnh mất ông xin ra khỏi quân đội về quê chăm mẹ già 70 tuổi và mấy cháu mồ côi ở Hương Sơn (Hà Tĩnh). Về Hương Sơn không lâu thì Lê Hữu Trác bị ốm nặng trong vòng 2-3 năm liền, chữa trị khắp nơi không khỏi. Chính trận ốm này là bước ngoặt quan trọng đối với cuộc đời của Lê Hữu Trác và nghề thuốc Việt Nam.

Xem thêm: “Hoàng Tử Sân Khấu” Vũ Luân Ở Tuổi U50, Vũ Luân Không Về Thọ Tang Mẹ Vỉ Bận Lưu Diễn

Theo đuổi nghề thuốc:

Sau nhiều năm tìm thầy chữa bệnh không kết quả, Lê Hữu Trác nhờ cáng đến nhà một thầy thuốc ở miền Rú Thành, thuộc xã Trung Cần, huyện Thanh Chương (nay là xã Nam Trung, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) tên là Trần Độc. Ông Độc thi đỗ cử nhân rồi ở nhà làm thuốc rất được nhân dân trong vùng tín nhiệm. Qua hơn một năm ở nhà thầy Trần, Lê Hữu Trác đã khỏi bệnh. Cũng phải nói thêm rằng trong thời gian chữa bệnh tại đây, những lúc rỗi rãi Lê Hữu Trác thường hay mượn bộ sách thuốc Phùng thị cẩm nang của Trung Quốc để đọc, phần lớn ông đều hiểu thấu. Lương y Trần Độc thấy ông yêu thích y học lại ham mê đọc sách nên đã truyền hết những kiến thức về y học truyền cho ông. Nhận ra nghề thầy thuốc không chỉ chữa trị cho mình còn giúp đỡ mọi người nên ông quyết chí học nghề thuốc. Vừa chữa bệnh, vừa dạy học, Hải Thượng Lãn Ông vừa biên soạn sách vì ông nghĩ: “Tôi thấy y lý bao la, sách vở chồng chất, chia môn xếp loại tản mạn vô cùng. Những sách do những bậc hiền triết tiền bối luận về bệnh, về ý nghĩa của đơn thuốc, về tính vị bài thuốc có nhiều chỗ chưa nói đến nơi, đến chốn, tất phải thâu tóm hàng trăm cuốn, đúc thành một pho để tiện xem, tiện đọc.”

Toàn bộ sách Hải Thượng để lại mà ngày nay chúng ta được thừa hưởng như một tài sản vô giá của nền y học cổ truyền Việt Nam gọi là “Hải Thượng Y tông tâm lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển, bao gồm lý, pháp, phương, dược và biện chứng luận trị về nội khoa, ngoại khoa, phụ khoa, sản khoa, nhi khoa, đậu sởi, nhãn khoa, thương khoa, cấp cứu và cả đạo đức y học, vệ sinh phòng bệnh v.v… Điểm đặc sắc đầu tiên nổi bất của bộ sách “Y tông tâm lĩnh” là Hải Thượng Lãn ông đã tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa y học nước ngoài rồi vận dụng những kiến thức cơ bản ấy vào điều kiện cụ thể về khí hậu, về con người và cả về cách suy nghĩ của con người Việt Nam. Đây là bộ sách không chỉ có giá trị về mặt y học mà còn phản ảnh sự nghiệp văn hóa và tư tưởng của cụ Hải Thượng Lãn ông.

Xem thêm: Shh Chỉ Ta Biết Thôi (Chị Chị Em Em Ost), Shh! Chỉ Ta Biết Thôi (Chị Chị Em Em Ost)

*

Khuôn viên Mộ cụ Hải Thượng Lãn Ông ở Hà Tĩnh

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là đại danh y và là niềm tự hào của dân tộc ta. Tuy sống cách chúng ta gần 3 thế kỷ nhưng kiến thức y học và những tư tưởng tiến bộ cùng với sự nghiệp nghiên cứu khoa học chân chính của cụ là tài sản Y học cổ truyền vô cùng quý báu mà chúng ta cần trân trọng, giữ gìn và phát huy.

Cao đẳng Y Dược TPHCM trích nguồn vi.wikipedia.org

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cơ sở TP Hồ Chí Minh

» VPTS – ĐT Quận Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM.

» VPTS – ĐT Quận Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM.