Ở miền Bắc nước ta có một loại hình thờ mẫu rất độc đáo, mang đậm chất văn hóa vô cùng riêng biệt đó là tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ – tứ phủ hay còn gọi là Tam Tòa Thánh Mẫu. Tượng Tam Tòa Thánh Mẫu gồm 3 vị thánh Mẫu đại diện cho hệ thống sáng tạo vũ trụ, cai quản 3 miền khác nhau là Đệ Nhất Thượng Thiên, Đệ Nhị Thượng Ngàn và Đệ Tam Thoải Phủ. Tam Tòa Thánh Mẫu được thờ ở rất nhiều nơi nhưng hầu hết đều xuất phát từ tấm lòng thành tâm, thành kính của nhân dân với mong muốn “mưa thuận, gió hòa”, “thiên thời, địa lợi”, gặp nhiều suôn sẻ trong cuộc sống, không sóng gió. Để hiểu hơn về tượng Tam Tòa Thánh Mẫu, quý vị có thể tham khảo qua bài viết sau đây

*

Tượng Tam Tòa gồm 3 vị thánh mẫu được thờ rất phổ biến trong tín ngưỡng thờ mẫu của Việt Nam

Tìm hiểu đôi nét về bộ tượng Tam Tòa Thánh Mẫu

Tam Tòa Thánh Mẫu được thờ ở hầu hết các đền, điện, phủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam – Tứ phủ. Như tên gọi: Tam Tòa Thánh Mẫu là 3 vị Thánh Mẫu khác nhau: Đệ Nhất Thượng Thiên, Đệ Nhị Thượng Ngàn và Đệ Tam Thoải Phủ.

Bạn đang xem: Tam tòa thánh mẫu là ai

+ Mẫu Thượng Thiên còn được gọi là vị Mẫu Đệ Nhất cai quản miền trời, có quyền năng tạo ra mưa, gió, sấm chớp tức là cai quản Tứ Pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Điện, Pháp Lôi. Mẫu Thượng Thiên chính là bà chúa Liễu Hạnh đã 3 lần giáng trần. Vì là người có quyền năng thống lĩnh tự nhiên, giúp ích lớn cho nền nông nghiệp lúa nước, trồng trọt của nước ta. Nên đền thờ mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên có ở khắp nơi nhưng lớn và linh thiêng nhất vẫn là nơi Mẫu giáng trần hoặc hiển linh, lưu dấu tích. Mẫu Thượng Thiên thường tọa ở chính giữa tam tòa với màu đỏ đặc trưng và ngày hội chính là ngày 3/3 âm lịch hàng năm.

+ Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn có quyền năng cai quản miền rừng núi. Bà là vị Thánh Mẫu gắn bó với con người, cây cỏ và chim, thú. Nên nơi nào có rừng núi đều có đền thờ Mẫu Thượng Ngàn. Ngày 20/9 âm lịch hàng năm đều diễn ra lễ hội Đền Đệ Nhị với hình ảnh vị Mẫu ngồi bên tay trái và mặc áo màu xanh. Mẫu Thượng Ngàn còn có nhiều tên gọi như: Diệu Tín Thiền sư, Lê Mại Đại Vương, Đông Cuông Công chúa, Lâm Cung Thánh mẫu, Mẫu Đệ nhị Nhạc Phủ, Sơn Tinh công chúa…

+ Mẫu Thoải hay còn gọi là Mẫu Đệ Tam, Mẫu Thủy, cai quản miền sông nước, gắn liền với đời sống sông nước của người dân từ xưa tới nay. Thánh Mẫu Thoải thường tọa bên tay phải của ban thờ Tam Tòa với hình ảnh Mẫu mặc áo trắng và ngày hội của Mẫu Thoải là ngày 10/6 âm lịch hàng năm.

Tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung và thờ tượng Tam Tòa Thánh Mẫu nói riêng đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt và được thờ cúng rất long trọng, trang nghiêm cũng như việc thờ tượng Phật, Thánh thần khác.

*

Bộ tượng gồm mẫu Thượng Thiên, mẫu Thượng Ngàn và mẫu Thoải

Ý nghĩa tượng Tam Tòa Thánh Mẫu cực hay

Bộ tượng Tam Tòa Thánh Mẫu được thờ ngang hàng nhau: Mẫu Thượng Thiên mặc áo màu đỏ tọa ở chính giữa, bên phải là Mẫu Thoải mặc áo màu trắng và bên trái là Mẫu Thượng Ngàn.

Xem thêm: Tiểu Sử Giáng Tiên – Giáng Tiên Sinh Năm Bao Nhiêu

Đền thờ Mẫu Thượng Thiên lớn nhất là: quần thể đền Phủ Dày hay các nơi mẫu lưu lại dấu tích như: Phủ Tây Hồ, Đền Đồi Ngang, Đền Rồng…Đền thờ Thượng Ngàn có hai nới thờ phụng chính là Suối Mỡ (Bắc Giang) và Bắc Lệ (Lạng Sơn). Đền thờ Mẫu Thoải tại đền Mẫu Thác Hàn Sơn, Hà Trung, Thanh Hóa.

Việc thờ tượng Tam Tòa Thánh Mẫu có ý nghĩa rất quan trọng, sâu sắc không chỉ trong tâm thức của người Việt mà còn trong văn hóa tâm linh của Việt Nam.

Trước hết là thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Nhờ công ơn của những vị thần cai quản tự nhiên mà được mưa thuận gió hòa để con người an tâm chăm lo sản xuất, trồng trọt phục vụ cuộc sống.

Xem thêm: Hương Giang Bị Nam Mc Hương Giang (Nghệ Sĩ), Mc Hương Giang

Trong quan niệm của nhiều người, việc thờ Mẫu Thượng Thiên nói chung và tượng Tam Tòa Thánh Mẫu nói chung còn cầu mong mưa thuận gió hòa, thuận buồm xuôi gió cho người làm nông nghiệp, thủy ngư, đi rừng,… nên được người dân rất tôn kính, thờ phụng cẩn thận.

*

Đặt đúc tượng Tam Tòa Thánh Mẫubằng đồng ở đâu?