*

Dinh dưỡng – món ngon Sản phụ khoa Nhi khoa Nam khoa Làm đẹp – giảm cân Phòng mạch online Ăn sạch sống khỏe
showbizvn.com – Giữa “bão Covid-19”, cộng đồng người Việt với tinh thần tương thân tương ái, cộng với sự hỗ trợ cả về tinh thần và vật chất của người dân trong nước, đã cùng nhau vượt qua khó khăn và đến thời điểm này sức khỏe vẫn được đảm bảo an toàn.

Bạn đang xem: Phạm sanh châu là con ai

Ấn Độ vừa trải qua làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai với mức độ nghiêm trọng vượt ngoài mọi dự đoán, với số ca mắc mới mỗi ngày có thời điểm lên tới hơn 400.000 người và trên 4.000 người tử vong. Đợt dịch đã khiến cuộc sống của cộng đồng người Việt Nam tại Ấn Độ gặp rất nhiều khó khăn, với những trường hợp mắc bệnh nặng, thậm chí phải điều trị dài ngày trong bệnh viện.

*

Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu.Giữa “bão Covid-19”, cộng đồng người Việt với tinh thần tương thân tương ái, cộng với sự hỗ trợ cả về tinh thần và vật chất của người dân trong nước, đã cùng nhau vượt qua khó khăn và đến thời điểm này sức khỏe vẫn được đảm bảo an toàn. Câu chuyện về những nỗ lực vượt “bão Covid-19” của cộng đồng người Việt tại Ấn Độ được Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu chia sẻ với showbizvn.com trong cuộc phởng vấn mới đây.

PV: Hai tháng qua là quãng thời gian Ấn Độ phải đương đầu với làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai với mức độ nghiêm trọng chưa từng được dự báo trước. Trong quãng thời gian đó, Đại sứ quán Việt Nam và cộng đồng người Việt tại nước sở tại đã chịu ảnh hưởng không nhỏ vì dịch bệnh. Đại sứ có thể chia sẻ về những thử thách mà cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam đã trải qua trong quãng thời gian này?

Đại sứ Phạm Sanh Châu: Làn sóng Covid-19 thứ 2 đã tấn công Ấn Độ rất nặng nề và để lại hậu quả nghiêm trọng. Cộng đồng người Việt Nam ở Ấn Độ bao gồm bà con và nhân viên sứ quán cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Trong Đại sứ quán có 12 trường hợp mắc, trong đó có 3 trường hợp nặng và 2 trường hợp phải nhập viện. Trong số bà con thì có nhiều trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 nhưng đại đa số là thể nhẹ.

So với đợt dịch lần trước, đợt dịch này rất nghiêm trọng bởi lẽ chủng mới có khả năng lây lan rất nhanh, và có sức tàn phá to lớn. Điều quan trọng là chủng mới, một khi gây bệnh làm cho những diễn biến của bệnh rất phức tạp. Có những trường hợp tưởng như đã khỏi bệnh nhưng ngay ngày hôm sau đã suy yếu và có thể dẫn tới tử vong. Điều khác biệt thứ hai so với đợt dịch lần trước là lần này, do đại dịch tấn công dồn dập và mạnh mẽ nên số người bị ảnh hưởng rất lớn; dẫn tới tình trạng thiếu bình oxy, thiếu giường ở các bệnh viện. Chính việc thiếu bình oxy và thiếu giường đã dẫn đến nhiều trường hợp tử vong trước khi họ được chữa trị.

Yếu tố thứ 3 mà lần này khác với lần trước là sự hoảng sợ bao trùm. Rất nhiều cảnh tượng, ví dụ như đốt xác hàng loạt, ngay cả nhà xác không có chỗ để đốt, bố mẹ qua đời vì Covid để lại con thơ. Rất nhiều hình ảnh tang thương đã dẫn tới tâm lý lo lắng và hoảng sợ. Cả 4 yếu tố đó đã làm tình hình cộng đồng ta khó khăn hơn trước. Đối với Đại sứ quán thì có 12 trường hợp mắc bệnh, 3 trường hợp bị nặng và 2 trường hợp phải chữa trị ở bệnh viện lâu ngày. Nhưng chúng tôi đã bình tĩnh xử lý và cuối cùng vượt qua đại dịch này 1 cách thành công. Cho đến hôm nay tất cả chúng tôi đã âm tính lần 2 và lần 3 và đã quay trở lại làm việc bình thường.

PV: Trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào, một nhiệm vụ trọng tâm của Đại sứ quán là công tác bảo hộ công dân. Vậy xin ông cho biết công việc này đã được triển khai như thế nào trong điều kiện dịch bệnh và khó khăn do phong tỏa tại Ấn Độ?

Đại sứ Phạm Sanh Châu: Nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng tôi lần này là làm thế nào phải bảo toàn được lực lượng, giảm tối đa các trường hợp thương vong và không để trường hợp nào bị tử vong. Việc đầu tiên chúng tôi làm là thống kê lại những bà con đang sinh sống ở đây và những bà con bị mắc kẹt. Các thống kê cho thấy, qua 6 chuyến bay giải cứu, Đại sứ quán đã đưa được khoảng 1.000 bà con về nước, chỉ còn lại khoảng 150 – 200 bà con bị mắc kẹt. 400 bà con là Việt Kiều thì họ sinh sống lâu đời ở đây.

Xem thêm: Tân Tổng Giám Đốc Ngoại Thay Ông Phạm Hồng Hải, Hsbc Việt Nam Là Ai

*

Sau khi lấy được thống kê thì chúng tôi tổ chức các cuộc tham vấn, chia sẻ động viên, tổ chức cuộc gặp gỡ giữa bà con với Đại sứ, với phòng Lãnh sự để chia sẻ, tìm hiểu tình hình. Việc thứ 2 chúng tôi đưa ra các thông báo về quy định phòng chống Covid-19, hoặc nếu mắc Covid-19 thì mọi người biết cách tự chữa trị trên các trang mạng của Đại sứ quán cũng như trên các nhóm chát. Việc thứ 3, chúng tôi cũng tìm cách hỗ trợ cho những trường hợp gặp khó khăn. Có thể hỗ trợ bằng tiền, hỗ trợ bằng vật chất. Kể cả với những người không có điều kiện phải vào viện chúng tôi cũng tìm cách trang trải tiền viện phí cho họ.

Qua đây, tôi xin nhờ showbizvn.com chuyển lời cảm ơn của chúng tôi tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân đã theo dõ, ủng hộ chúng tôi trong thời gian qua, và xin cảm ơn những nhà hảo tâm đã giúp đỡ chúng tôi và giúp đỡ nhân dân Ấn Độ vượt qua giai đoạn khó khăn này. Qua đây chúng tôi thấy được tình cảm yêu nước của đồng bào ta đối với nhau, đối với quê hương. Và với Đại sứ quán, tôi thấy được tình đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Đó là cái đẹp trong cơn khủng hoảng này. 

PV: Những tuần qua, tình hình dịch bệnh tại Ấn Độ đã có những diễn biến tích cực. Vậy liệu đất nước này đã qua đỉnh dịch căng thẳng nhất chưa? Điều gì giúp Ấn Độ dần làm chủ được tình hình, thưa đại sứ? 

Đại sứ Phạm Sanh Châu: Tôi nghĩ rằng thời điểm này Ấn Độ đã qua đỉnh dịch của đợt tấn công lần thứ hai. Đỉnh dịch cao nhất trong lần này là khi Ấn Độ là khi Ấn Độ có lượng người mắc trên 415.000 người và có số người chết trên 4.500 người. Vào thời điểm này con số người nhiễm bệnh còn 80.000 người/ngày. Đây là con số rất lớn nếu so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới nhưng so với Ấn Độ, đây là một kết quả hết sức tích cực và con số giảm vẫn còn tiếp tục.

Phải ghi nhận thành tựu chống Covid-19 lần này của Chính phủ Ấn Độ. Sau khi bị bất ngờ bởi quy mô, bởi tính chất nghiêm trọng, bởi mức độ và số lượng người tử vong cũng như là số lượng người nhiễm, Chính phủ Ấn Độ đã ra một loạt các quyết sách. Trong đó dòn toàn bộ mọi nguồn lực để chống dịch, từ Trung ương tới địa phương. Cách làm của họ cũng như mô hình của Việt Nam là cả xã hội cùng đồng hành. Đặc biệt họ đã huy động vào cuộc toàn bộ lực lượng quân đội. Chúng ta đã nhìn thấy rất nhiều máy bay của lực lượng Không quân Ấn Độ đã tỏa đi các nước khác để nhận bình oxy, máy thở, máy trợ thở, máy tạo oxy. Cũng như một loạt các chuyến tàu biển của Hải quân Ấn Độ cũng đi các nước để nhận viện trợ và cứu trợ y tế. Và trên mặt đất hàng trăm chuyến tàu ngày đêm vận chuyển oxy từ nơi sản xuất tới các bệnh viện. Chưa bao giờ Ấn Độ đưa vào tổng lực lớn tới như thế.

Và Ấn Độ cũng đã có thay đổi chính sách. Cụ thể là từ bỏ chính sách từ 20 năm trước, đó là từ chối không nhận viện trợ của nước ngoài, kể cả viện trợ nhân đạo. Lần này Ấn Độ đã nhận viện trợ nhân đạo của các nước. Việt Nam cũng góp phần nhỏ bé của mình hỗ trợ cho Chính phủ và nhân dân Ấn Độ. Những hình ảnh Việt Nam tặng máy thở, tặng bình oxy, tặng máy tạo oxy cũng như tặng khẩu trang và các thiết bị y tế khác đã được lan tỏa rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là các phương tiện phần mềm internet tạo nên một hình ảnh rất đẹp về người bạn Việt Nam thủy chung son sắt sẵn sàng chia sẻ khó khăn với người bạn Ấn Độ. Nói tóm lại, Ấn Độ đã bước đầu thành công khi xử lý đợt dịch thứ hai, trong đó nhờ có sự nỗ lực ráo riết của Chính phủ Ấn Độ, sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế. Cũng phải nói rõ ý thức ngày càng cẩn trọng hơn của người dân Ấn Độ. 

*

PV: Tình hình dịch ở Việt Nam vẫn đang có các diễn biến phức tạp hơn. Với những gì đã quan sát từ tâm dịch Ấn Độ, theo ông, điều quan trọng nhất để kiểm soát tình hình là gì? 

Đại sứ Phạm Sanh Châu: Điều quan trọng nhất từ bài học Ấn Độ mà chúng ta có thể học được là chúng ta không được phép lơ là chủ quan, không được phép tự mãn, không được phép cho rằng chúng ta đã xử lý được đại dịch thành công. Bởi vì đại dịch lần này cực kỳ đặc biệt, nó là đại dịch 100 năm mới có 1 lần. Quan trọng hơn là không biết được diễn biến của nó thế nào, không biết được độ phức tạp ra sao, không biết được các biến chủng của con virus sẽ ngày càng phức tạp như thế nào?

Chúng ta phải khẩn trương tìm mua vaccine và tiêm vaccine cho toàn dân. Chỉ có tiêm vaccine chúng ta mới đạt được miễn dịch cộng đồng, và từ đó chúng ta mới quay trở lại cuộc sống bình thường. Chừng nào chúng ta chưa tiêm đủ 2 liều vaccine cho người dân thì tất cả đều ở trạng thái đề phòng và tất cả đều dễ bị mắc bệnh. Thực tế ở Ấn Độ, những ai đã được tiêm vaccine 2 lần thì đại đa số tránh được trường hợp tử vong và tránh phải vào viện. Chỉ những ai chưa tiêm hoặc chỉ tiêm có 1 mũi thì mới phải vào viện. Đương nhiên trong quá trình tiêm vaccine thì có những tỷ lệ phản ứng phụ và có những tỷ lệ tử vong nhưng tính về xác suất toàn diện và vì lợi ích của cộng đồng và lợi ích của chính cá nhân thì tiêm vaccine là điều không thể tránh khỏi.

Điểm thứ 3, trong khi chúng ta nâng cao cảnh giác, không lơ là; trong khi chúng ta triển khai tiêm vaccine khẩn trương và tích cực, chúng ta vẫn phải thực hiện 5K theo quy định của Bộ Y tế. Tôi muốn nhấn mạnh 1 điều là chúng ta phải tuyệt đối tránh tụ tập đông người. Bởi cho dù chúng ta có đeo khẩu trang, có rửa thay, có theo dõi sức khỏe nếu như có cơ hội xảy ra ở nơi có đông người thì sẽ có nguy cơ, ngay cả khi chúng ta đã được tiêm chủng. 

PV: Chính phủ vừa ra mắt Quỹ Vaccine Covid-19 với kỳ vọng rằng đây sẽ là một chìa khoá quan trọng nhất để ngăn chặn đại dịch. Theo ông, điều kiện cần và đủ để quỹ này hiệu quả là gì? 

Đại sứ Phạm Sanh Châu: Xin được gửi lời chúng mừng tới Chính phủ và nhân dân đã có sáng kiến xây dựng Quỹ vaccine. Đây là 1 sáng kiến rất tốt, nó thể hiện lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam, nó thể hiện tinh thần toàn dân đồng hành ra trận để đánh giặc. Nó cũng thể hiện sự chia sẻ trách nhiệm giữa nhà nước, doanh nghiệp, nhân dân và cộng đồng.

Tôi đặc biệt vui mừng khi thấy quỹ mới ra đời nhưng đã thu được hơn 6.000 tỷ. Điều đó thể hiện sức mạnh của người dân Việt Nam. Đối với tôi, để Quỹ đấy hoạt động có hiệu quả thì thứ nhất Quỹ đấy phải có tiền. Chúng ta đã thấy rất nhiều người đã cam kết và chúng tôi mong rằng thêm nhiều người sẽ tiếp tục cam kết và tiếp tục đóng góp. Tôi rất vui mừng Chính phủ đã quyết định giảm rất nhiều chi phí hội họp, các chi phí hành chính không cần thiết để tập trung vào Quỹ chống dịch.

Xem thêm: Ca Sĩ Đan Thùy – Thủy Tiên (Ca Sĩ)

Nhưng điều quan trọng là sau khi có tài chính rồi, chúng ta phải triển khai như thế nào. Phải giải ngân ngay lập tức, có được đồng tiền nào phải quy đổi ra vaccine để tiêm cho người dân. Và càng giải ngân sớm, càng tiêm sớm thì chúng ta càng sớm đạt được miễn dịch cộng đồng, từ đó chúng ta mới quay trở lại cuộc sống bình thường.

Để tiêm vaccine cho toàn bộ người dân Việt Nam chỉ mất khoảng 2 tỷ USD, trong khi đó, nếu như đất nước quay trở lại hoạt động bình thường, riêng ngành du lịch 1 năm đã mang lại 20 tỷ USD. Tức là gấp 10 lần số tiền bỏ ra. Đấy là chưa kể tới lợi ích ở rất nhiều lĩnh vực khác nữa của nền kinh tế. Đặc biệt là chúng ta sẽ không làm đứt gãy chuỗi cung ứng vật tư và sản xuất mà Việt Nam đang là 1 mắt xích then chốt. Bởi vì nếu để mất cơ hội đó thì các nước khác có thể tận dụng được.