Trần Khánh Dư đúng là hiện thân của loài chim ưng. Chim ưng là loài cao quý, có tài săn mồi dũng mãnh, nhưng là loài chim ăn thịt được xếp là ác điểu.

*

Trận Vân Đồn vang danh thiên cổ: Trần Khánh Dư tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ7. Nhà kinh tế tài năng, tư duy vượt thời đại – Tham lam, thô bỉKhi bị giáng làm thường dân, Khánh Dư buôn bán than để sinh sống.

Bạn đang xem: Trần khánh dư là ai

Từ đây, tài năng kinh doanh của ông mới thực sự phát huy. Khánh Dư trấn giữ trấn Vân Đồn ngoài việc rèn binh, khiển tướng rất quy củ, bài bản đâu ra đó, thì cụ cũng để lại một vụ “làm ăn” mà nước biển Đông cũng không sửa sạch được.

Vốn ở gần Vân Đồn có hương Ma lôi chuyên làm nón rất tốt. Trần Khánh Dư sai lính mua vét hết, còn sai lính đặt thêm vài ngàn chiếc nữa. Rồi mới ra lệnh rằng: “Để khỏi nhầm với bọn rợ Hồ (chỉ quân Mông Nguyên) trong lúc giao chiến, nên người Vân Đồn phải đội nón Ma Lôi. Hạn trong ba ngày phải thi hành, ai không có nón sẽ bị phạt rất nặng hoặc đánh đòn roi”.

Quân lệnh như sơn. Lúc đầu mỗi chiếc nón giá chỉ một hai đồng. Lúc nón khan một chiếc có thể đổi tới một xúc lụa. Số lụa đổi ra được lên tới ngàn tấm.

Xem thêm: Hoa Khôi Phạm Thị Thanh Hiền, Cuộc Sống Sang Chảnh Của Thanh Hiền

Cái câu “Vân Đồn kê khuyển diệc giai kinh” (Gà chó Vân Đồn cũng đều sợ) chính từ đó mà ra. Ngoài việc nói thác kính phục uy danh, nhưng thực ra có ý mỉa mai về vụ buôn bán này đấy.

Sau chiến tranh, Trần Khánh Dư vẫn trấn thủ tại Vân Đồn, biến nơi đây thành thương cảng lớn nhất Đại Việt và ở vùng Đông Nam Á. Đây cũng là một chiến công hiển hách của Nhân Huệ vương. Và trở thành người giàu nhất Đại Việt, vàng bạc chất cao như núi.Càng giàu có Trần Khánh Dư càng ra sức bóc lột nông dân bằng cách tích tụ đất đai cho dân làm thuê, làm mướn. Mua rẻ đất của dân để mở trường đua ngựa.

Xem thêm: Minh Tú Sinh Năm Bao Nhiêu, Thông Tin Tiểu Sử Người Mẫu Minh Tú

Về thói “trăng hoa” Trần Khánh Dư cũng thuộc loại “rách trời rơi xuống”. Dùng tiền, dùng quyền kết hợp để mua chuộc, dụ dỗ gái nhà lành. Song có lần bị cô gái bán cá ở chợ Vân Đồn dạy cho bài học nhớ đời sau một trận tỉ thí võ nghệ sinh tử. Cha của cô gái đã chỉ vào mặt Khánh Dư rằng: “Thiên hạ nhân, thiên hạ tài. Cao nhân ắt có cao nhân trị. Con gái ta vì tiếc cái tài cầm quân của ngươi mà lưu lại mạng sống cho đó. Hãy dùng cái tài đấy mà báo quốc”.

Khánh Dư bị dân kiện, sau đó tâu vua: “Tướng là chim ưng, dân lính là vịt, dùng vịt để nuôi chim ưng thì có gì là lạ?” Sử chép: “Vua không hài lòng, Khánh Dư bèn trở về. Khánh Dư vào chầu không quá 4 ngày đã trở về, vì sợ ở lâu bị vua khiển trách.”