Dạo này hiếm hoi lắm tôi mới kiếm được sách hay để đọc (nghe đồn thì nhiều), đọc báo lại thấy toàn tin tức kiểu “tai bay vạ gió, hở ra sẽ… chết” nên tôi tự nhủ, từ rày mình dễ dãi hơn, tại “biết còn được mấy lần mình có thể chấm 5 sao cho một cuốn sách?” Tôi là ai – nếu vậy thì bao nhiêu? có cái bìa xinh xinh, màu ngọc lam ấy quyến rũ tôi ghê gớm, nhưng lý do mà tôi đã kiên quyết không mua nó (dù được nhiều người gợi ý) là bởi cái dấu son “The international bestseller” cùng dòng chữ thấy quen dễ sợ ấy: “Đọc cuốn sách này là bạn đã bắt đầu dấn bước trên con đường dẫn dến hạnh phúc”. Phản xạ… có điều kiện của tôi là chuồn nhanh còn kịp. Rõ khổ cho cả sách lẫn người!Ngoài bìa ra thì cuốn sách này có rất nhiều điểm nho nhỏ làm người ta phải… thương: cách vờn quan điểm, cách liên kết những thứ thoạt trông chả có gì liên quan, cách chuyển đề tài, cách đặt tên chương & dễ thương nhất là các đoạn tóm lược cuộc đời & quan điểm của nhiều “hiền nhân” được tác giả vời đến trong cuốn sách này. Ai bảo sách triết là khô khan?Cuốn sách có ba phần lớn: 1.Tôi có thể biết gì?2.Tôi nên làm gì?3.Tôi có thể hy vọng gì?Mỗi phần lớn được chia ra nhiều chương nhỏ với những cái tên nghe “kêu” như nhan đề của các tác phẩm văn học vậy, nào là “Lucy trên trời”, rồi “Mr.Spock yêu” hay “Người đàn ông trên cầu”… T xin cảnh báo các bạn, ông chú này biết cách câu view lắm đấy ^^Phần đầu sách đưa lại cảm giác hoang mang, phần hai mang đến sự gay gắt, phần ba thì coi như đọc cho vui.

Bạn đang xem: Tôi là ai và nếu vậy thì bao nhiêu

Xem thêm: Cập Nhật Về Zero 9 Thành Viên Mới Sau Scandal Ông Bầu Bị Tố Gạ Tình

Xem thêm: Quản Trị Rủi Ro Là Gì ? Bật Mí 9 Biện Pháp Quản Trị Rủi Ro Trong Đầu Tư Forex

Trong quá trình đọc phần 1, suýt chút nữa là tôi vứt béng luôn “Cái Tôi” của mình bởi… sợ. Chưa bao giờ tôi thấy Cái Tôi của mình bị cô lập, vặn xoắn, mân mê & đe dọa bởi nhiều triết gia như thế. Họ áp lên nó cả đống gọi: “bản ngã”, “chủ thể” “cảm xúc” “ảo tưởng”… cùng với chừng đó cách định nghĩa “nghe có lý phết” nhưng chung cuộc, tôi vẫn chưa chọn được cho mình một cái tên/định nghĩa nào khả dĩ “đạt chuẩn” để kết thúc các cuộc tìm kiếm bản thân mà tôi đang tiến hành ^^ Đó là lí do tôi vẫn sẽ tiếp tục đọc thêm nhiều sách nữa.Phần 2 gồm nhiều bài viết kiểu nghị luận xã hội dưới góc nhìn triết học với nhiều câu hỏi và giàu tính tương tác với quan điểm của mỗi độc giả. Các quan điểm được xem xét một cách thấu đáo hết sức có thể & đa diện nhưng cũng còn vài điểm tôi không thấy chưa hợp lý, ít nhất trong bối cảnh xã hội Việt Nam. Phần 3 là phần đọc cũng được mà không đọc cũng chả sao, đã có quá nhiều sách khai thác các chủ đề này rồi. Nhưng với cái kiểu “bịt mắt” dẫn dắt của Precht thì có nguy cơ rất cao là ta sẽ đọc phăng từ phần 2 sang hết phần 3 lúc nào không biết cơ 😀 Dù sao thì, sau đôi lần “xem mặt” không mấy dễ chịu với hai ông già Platon & I. Kant thì Richard David Precht quá ư dễ thương cho tôi “hẹn hò” trong hai ngày cuối tuần (Chậc chậc, nếu bạn mở bìa gập và ngó qua cái mặt tác giả một cái thì bạn sẽ biết, tôi khát khao nhiều thứ hơn là mỗi triết học với người đàn ông nài :))