Nếu đang hoạt động ở lĩnh vực kinh tế, hẳn bạn sẽ phải choáng ngợp về các thuật ngữ chuyên ngành khó hiểu. Mặc dù vậy, dự án ODA là một thuật ngữ mà chúng ta vẫn thường xuyên bắt gặp. Vậy dự án ODA là gì? Bạn cần tìm hiểu những gì xung quanh khái niệm kinh tế này? Tất cả các thắc mắc sẽ được giải quyết thông qua bài viết này.

Bạn đang xem: Oda là ai

*

Tổng quan về dự án ODA là gì?

Có thể nói khái niệm dự án ODA có liên quan mật thiết đến khái niệm chung về ODA. Như vậy, trước khi tìm hiểu về nó, chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm này đã nhé!

1.1. Khái niệm ODA là gì?

Official development assistance là cụm từ tiếng Anh đầy đủ nhất được gọi tắt là ODA. Từ này được dịch nghĩa ra là hỗ trợ phát triển chính thức. Đây là một thuật ngữ do Ủy ban hỗ trợ phát triển (DAC) của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đưa ra nhằm đo lường sự viện trợ. Thuật ngữ này được sử dụng đầu tiên vào năm 1969, nó được sử dụng rộng rãi như một chỉ báo về dòng chảy viện trợ quốc tế. ODA cũng bao gồm một số khoản vay.

Định nghĩa đầy đủ của ODA là: dòng chảy tài chính chính thức được quản lý với mục đích thúc đẩy sự phát triển kinh tế và phúc lợi của các nước đang phát triển là mục tiêu chính, có tính ưu đãi với yếu tố tài trợ ít nhất 25% (sử dụng tỷ lệ chiết khấu 10% cố định). Theo quy ước, dòng chảy viện trợ ODA bao gồm sự đóng góp của các cơ quan chính phủ tài trợ cho tất cả các cấp, cho các nước đang phát triển, cho các tổ chức đa phương. Biên lai ODA bao gồm các khoản giải ngân của các nhà tài trợ song phương và các tổ chức đa phương. Trong hạch toán cán cân thanh toán quốc tế, ODA được ghi nhận dòng tiền vào (cash flow). Viện trợ ODA góp phần phát triển kinh tế tài chính, xã hội của một quốc gia khác.

Nói cách khác, ODA cần có ba yếu tố:

– Được thực hiện bởi khu vực chính thức (các cơ quan chính thức, bao gồm chính quyền tiểu bang và địa phương, hoặc các cơ quan điều hành của họ).

– Với việc thúc đẩy phát triển kinh tế và phúc lợi như mục tiêu chính.

– Theo các điều khoản tài chính ưu đãi (nếu là khoản vay, có yếu tố tài trợ ít nhất 25%).

Xem thêm: An Nhiên Là Ai – Nó Có Lợi Ích Gì

Định nghĩa này được sử dụng để loại trừ viện trợ phát triển khỏi hai loại viện trợ khác từ thành viên của DAC:

– Viện trợ chính thức (OA): các luồng đáp ứng các điều kiện để đưa vào Hỗ trợ phát triển chính thức ODA, ngoài thực tế là những người nhận nằm trong phần II của danh sách người nhận hỗ trợ phát triển DAC của Ủy ban hỗ trợ phát triển.

Các luồng chính thức khác (OOF): giao dịch của khu vực chính thức với các quốc gia trong danh sách người nhận viện trợ không đáp ứng được các điều kiện là hỗ trợ phát triển chính thức hoặc viện trợ chính thức, vì họ không chủ yếu nhắm vào phát triển, hoặc vì họ có một yếu tố tài trợ dưới 25%.

Vốn ODA không mang tính chất của một khoản đầu tư tài chính nhằm mục đích lợi nhuận, có tính hỗ trợ và giúp đỡ nhiều hơn. Mỗi gói ODA có giá trị lớn, không chỉ sử dụng trong một năm tài chính mà sẽ được phân bổ trong dài hạn, hỗ trợ xây dựng và kiến thiết đất nước. Việc giải ngân nguồn vốn ODA cần được tính toán và lên kế hoạch, tránh giải ngân ồ ạt vì có thể gây ra tác động xấu đến thị trường tiền tệ (money market) cũng như thị trường vốn. Ngân hàng trung ương và chính phủ cần phối hợp trong việc phân phối giải ngân các gói ODA.

1.2. Dự án ODA là gì?

Như vậy, sau khi đã tìm hiểu một cách khái quát về viện trợ hay vốn ODA, chúng ta có thể hình dung ra khái niệm dự án ODA là gì rồi chứ? Trên thực tế, khi một quốc gia đang phát triển nhận một khoản viện trợ từ các quốc gia khác sẽ gọi là vốn ODA. Nguồn vốn này sẽ có thể được phê duyệt để làm nguồn tài chính cung cấp, hỗ trợ cho các chương trình, dự án nhất định, hoặc cũng có thể cho các dự án vay vốn ODA với ưu đãi cao. Như vậy, có thể hiểu đơn giản, các dự án sử dụng vốn từ nguồn viện trợ ODA thì được gọi là dự án ODA.

Xem thêm: Tiểu Sử Diễn Viên Mi Lan : Tiểu Sử, Lý Lịch, Profile, Thông Tin Ca Sĩ

Tuy nhiên không phải dự án, chương trình nào cũng được cung cấp vốn ODA, vậy vốn ODA được ưu tiên sử dụng cho các dự án thuộc lĩnh vực nào? Đó cũng là một thắc mắc được đông đảo cá nhân làm kinh tế quan tâm. Về cơ bản, những dự án thuộc các lĩnh vực được ưu tiên sử dụng loại viện trợ này đã được quy định rõ ràng ở Nghị định 132, do Chính phủ ban hành năm 2018, cụ thể tại Khoản 12, Điều 1:

Dự án về kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất thuộc lĩnh vực kinh tế – xã hội. Trong số đó, những dự án ha tầng liên quan đến việc xây dựng hạ tầng giao thông, xã hội (giáo dục, y tế, nghề nghiệp), công trình thủy lợi, phát triển đô thị thông minh,… Các dự án liên quan đến lĩnh vực xây dựng, nghiên cứu, cải cách và hoàn thiện các chính sách cũng như thể chế kinh tế, chính trị, xã hội. Các dự án liên quan đến lĩnh vực phát triển, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển, chuyển giao công nghệ và tri thức. Các dự án liên quan đến lĩnh vực nâng cao chất lượng, giải quyết ô nhiễm môi trường, ứng đổi với biến đổi khí hậu và công tác nghiên cứu giải pháp phòng chống, giảm nhẹ những rủi ro và bất lợi do thiên tai, thảm họa gây ra. Các dự án liên quan đến việc dùng viện trợ ODA cho nguồn tài chính của Nhà nước khi Nhà nước tham gia vào các dự án với hình thức hợp tác công tư. Một số lĩnh vực được ưu tiên khác theo chủ trương, sự phê duyệt và quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Như vậy, có thể nói để một dự án ODA được phê chuẩn là một việc không mấy dễ dàng. Để sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDA, tránh lãng phí, các cơ quan sử dụng cần xây dựng một kế hoạch tài chính chi tiết và cần có cơ qua giám sát đánh giá việc sử dụng khoản viện trợ.

Việc làm Giao thông vận tải – Thủy lợi – Cầu đường

2. Những thông tin bạn cần biết về dự án ODA