Tập thơ đầu tay,  “ Thơ người ra trận ” , in cùng Vương Trọng, khi Nguyễn Đức Mậu vừa tròn 24 tuổi. Anh chiến sĩ trẻ khi ấy đang ở chiến…

Bạn đang xem: Nguyễn đức mậu

*

Tập thơ đầu tay,“Thơ người ra trận”, in cùng Vương Trọng, khi Nguyễn Đức Mậu vừa tròn 24 tuổi. Anh chiến sĩ trẻ khi ấy đang ở chiến trường bên Lào. Đấy là buổi chiều vừa im tiếng súng, người chiến sĩ quân bưu chuyển tới gói bưu phẩm của Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân gửi sang mấy cuốnThơ người ra trận. Bất ngờ nhận được sách, niềm vui làm anh ngợp thở.
Biết nhau đã lâu, nhưng chúng tôi thân và hay gặp gỡ nhau hơn, khi anh đã đi qua mọi vinh quang ồn ã giải thưởng này nọ… Những năm 1969, 1970 tôi đã đọc thơ anh trên báo Nhân Dân, trong mục Thơ bộ đội. Chả là ngày ấy, đôi lần, thơ anh và thơ tôi cùng in trên báo Nhân Dân. Người biên tập thơ báo Nhân Dân ngày đó, là nhà thơ Gia Ninh (1917-2004), quê gốc Quảng Bình, tính tình điềm đạm ít lời. Một bữa, ông hỏi tôi có đọc thơ Nguyễn Đức Mậu chưa? Rồi ông lấy trong cặp ra chùm thơ Nguyễn Đức Mậu vừa gửi về báo, nói như khẳng định: cây bút này rồi sẽ đi xa và sẽ thành nhà thơ nổi tiếng.
Mà đúng thế thật. Cuộc thi Thơ của báoVăn nghệ(1972-1973), chùm thơ 4 bài của Nguyễn Đức Mậu được giải nhất. Một loạt báo chí viết bài ca ngợi. Khi ấy, đến thăm nhà thơ Gia Ninh ở căn hộ phố 325, nay đổi là phố Thể Giao, ông hào hứng kể về Nguyễn Đức Mậu, như báoNhân Dâncó công phát hiện, bồi dưỡng một tài năng. Mà cũng đúng thôi. Mấy năm ấy, Nguyễn Đức Mậu liên tục có thơ xuất hiện trên báoNhân Dân, những bài thơ viết về chiến trường với giọng điệu trẻ trung, đầy hào sảng.

Xem thêm: Tiểu Sử Người Mẫu Diễn Viên Hồ Vĩnh Khoa Từng “Cặp Kè” 2 Trai Đẹp Này

Tập thơ đầu tay,“Thơ người ra trận”, in cùng Vương Trọng, khi Nguyễn Đức Mậu vừa tròn 24 tuổi. Anh chiến sĩ trẻ khi ấy đang ở chiến trường bên Lào. Đấy là buổi chiều vừa im tiếng súng, người chiến sĩ quân bưu chuyển tới gói bưu phẩm của Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân gửi sang mấy cuốnThơ người ra trận. Bất ngờ nhận được sách, niềm vui làm anh ngợp thở. Cả đơn vị reo hò, mừng cho anh. Về sau này, Nguyễn Đức Mậu đã in trên hai chục đầu sách, nhưng niềm vui ra sách, không niềm vui nào có thể sánh được cái buổi chiều thiêng liêng ấy.
Văn chương như đời người, có số phận và định mệnh riêng. Kể từ đấy, đề tài chiến tranh, những trang sách viết về chiến trường của anh, được khẳng định và ám ảnh kéo anh đi suốt chặng đường sáng tạo của mình.

Xem thêm: Võ Hà Linh – Nhìn Lại Hành Trình Năm 2020 Của Beauty Blogger

Nguyễn Đức Mậu là người của binh nghiệp. Mười bảy tuổi, giã từ làng quê Nam Điền (Nam Trực, Nam Định) lên đường mặc áo lính. Bao chặng đường hành quân theo chiều rộng dài đất nước. Bao trận mạc từng tham dự. Trọn đời quân ngũ, cho tới khi nghỉ hưu. Thi ca đi cùng anh suốt cuộc đời. Anh thành nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ giai đoạn chống Mỹ cứu nước. Nhiều tác phẩm thơ đã định vị tên anh. Một đội ngũ hùng hậu các nhà thơ giai đoạn chống Mỹ cứu nước, như Pham Tiến Duật (vớiLửa đèn, Tiểu đội xe không kính, Gửi em cô gái thanh niên xung phong), Hữu Thỉnh (vớiPhan Thiết có anh tôivà trường caĐường tới thành phố), Thanh Thảo (vớiDấu chân qua trảng cỏ), Nguyễn Duy (vớiBầu trời vuông, Tre xanh), thì Nguyễn Đức Mậu cóNấm mộ và cây trầm, Ngủ rừng theo đội hình đánh giặc, Trường ca Sư đoàn…
Nấm mộ và cây trầmlà khúc ca tưởng niệm bi tráng của chiến tranh. Chiến tranh, đạn bom và cái chết. Thơ nói về chiến tranh, về cái chết đau thương, nhưng không bi lụy. Bài thơ như thức dậy lòng yêu tổ quốc, để người lính vững vàng cầm súng chiến đấu với kẻ thù. Lời thơ không to tát, nhưng có sức lay động lớn.