Cảm ơn Quý Phật Tử và Quý Đạo Hữu đã yêu mến trang TẠ ƠN MẸ ĐỊA MẪU, chúng tôi rất hoan hỉ khi đón nhận, được nhiều sự quan tâm muốn tìm hiểu Nguồn gốc, cũng như Ý nghĩa của Địa Mẫu Chơn Kinh.

Bạn đang xem: Diêu trì kim mẫu là ai

Đang xem: Dao trì kim mẫu là ai

Trong dân gian có câu: “Cha Trời – Mẹ Đất” được hiểu Trời là Cha, hay còn gọi là Ngọc Hoàng Thượng Đế, đại diện cho chơn khí dương, là Đấng Hóa Sinh, tạo ra sự xoay chuyển trong không gian và thời gian. Còn Đất là Mẹ, hay còn gọi Địa Mẫu, đại diện cho chơn khí âm, sẽ kết hợp cùng chơn khí dương để sanh ra muôn loài vạn vật.

Cho nên từ ngàn xưa đến nay, việc thờ Mẹ Địa Mẫu là hiện tượng khá phổ biến và lâu đời nhất trong tín ngưỡng tâm linh của người Việt. Có thể ở mỗi vùng miền, quốc gia hay các tôn giáo khác nhau sẽ có những tên gọi riêng nhưng chung quy tất cả cũng chỉ là MỘT.

Related Articles

Sau một thời gian luận nghĩa, chúng tôi xin được tóm lược để Quý Phật tử cùng Quý Đạo Hữu hiểu rõ hơn về…

NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨAĐỊA MẪU CHƠN KINH

Từ xa xưa, Vua Bàn Cổ là vị Đế Vương đầu tiên, vinh danh Mẹ Địa Mẫu với phẩm tước Phật Mẫu ở bậc Đấng Tối Cao, Tối Thượng. Ngoài ra, trong Kinh còn lưu truyền rằng Mẹ đang ngự trên cung Diêu Trì nên từ đó mới có hồng danh là Diêu Trì Phật Mẫu.

Vì vậy, muốn có phẩm hạnh đạo đức tốt thì phải siêng năng đọc và trì Kinh Địa Mẫu, sau mới bước vào con đường Tu Đạo Hạnh. Để con đường tu đạo được mở rộng, phải luôn nghĩ tới và hồi hướng công đức cho tất cả chúng sanh, cho nên cần phải cầu xin cha Ngọc Hoàng hoan hỉ xá tội cho chúng sanh và khấn nguyện Mẹ Địa Mẫu giúp cho muôn loài được an nhàn trường cửu, thì con đường tu đạo mới đắc thành.

Và kể từ đây, những nghi vấn trong tự nhiên dần được giải đáp…

*

1. ĐIỂM XUẤT PHÁT CỦA TRỜI ĐẤT

Từ lúc ban sơ, trên mặt đất và bầu trời là một màu tăm tối mù mịt, trời đất không định rõ phương hướng và thời gian. Mẹ Địa Mẫu mới phân ra trời là dương, đất là âm. Khi ấy, hai luồng khí âm dương giao cảm, quấn tròn vào nhau, tạo ra bầu khí quyển mang sinh khí cho vạn vật. Tiếp đến, mới hoá sanh ra loài người.

Trong càn khôn vũ trụ, Mẹ quản ba ánh sáng: Tinh, Nhật, Nguyệt và gồm bốn phương chánh trụ: Đông, Tây, Nam, Bắc. Kết hợp với Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc, Đông Nam thành tám hướng, để giúp con người định vị các hướng ở mặt đất. Còn lại trên cao không trung được gọi là trời. Vì thổ khí là đại diện cho Mẹ Địa Mẫu nên những ngày có thiên can Mậu, Kỷ được chọn là ngày tưởng niệm về Mẹ bởi Mẹ bao dưỡng cho tất cả muôn loài trên trái đất, từ thời khai thiên lập địa cho đến nay.

2. LOÀI NGƯỜI ĐẦU TIÊN ĐƯỢC SANH RA

Theo kinh sách ghi lại, được dựa trên 10 thiên can và 12 địa chi, kết hợp giữa linh khí âm dương của Trời và Đất, giao cảm hợp thành, tạo ra một luồng chơn khí vô cùng tinh anh, và từ đó thánh thai mới được hình thành, rồi Mẹ truyền điển chơn tánh hiền lành sang, nên loài người khi ấy rất thuần khiết và lương thiện. Sau đó, thân Mẹ cưu mang luồng chơn khí ấy trong suốt 10 năm, mới hóa sanh ra loài người đầu tiên.

Là 6 vị thánh đế minh quân lần lượt xuất thế theo thứ tự: thứ nhất vua Thiên Hoàng, thứ hai vua Địa Hoàng, thứ ba vua Nhơn Hoàng, thứ tư vua Phục Hy, thứ năm vua Thần Nông và thứ sáu là vua Hiên Viên. Cứ như thế, con người bắt đầu có vòng luân hồi, xoay chuyển mãi không dừng. Cho nên, có thể nói các vị vua hiền chúa thánh, cũng đều do Mẹ Địa Mẫu tạo ra.

3. NGƯỜI TÌM RA LA BÀN, LƯƠNG THỰC VÀ Y PHỤC

Phải kể đến 3 vị thánh đế đã có công khai mở cho loài người. Bắt đầu từ vị thứ tư, vua Phục Hy, đã tìm được sự biến hóa của Trời Đất, tạo ra cách tính thời gian, âm dương ngũ hành. Đồng thời, Ngài dựa trên hai khí âm dương có trong càn khôn vũ trụ và bốn phương tám hướng trên mặt đất, để tạo thành Bát Quái Tiên Thiên, hay còn gọi là La Bàn. Đến vị thứ 5 là vua Thần Nông, đã tìm thấy được các loại ngũ cốc và sáu hạt giống lương thực đa dạng. Sau cùng, vị thứ 6 là vua Hiên Viên, đã nghĩ ra cách làm nhiều y phục với những vật dụng cần thiết cho người đời, chẳng sót món nào.

Nhờ hai đời vua Thần Nông và Hiên Viên mà muôn dân có được cơm ăn áo mặc. Tất cả, đều nhờ công ơn của Mẹ Địa Mẫu đã âm thầm trợ giúp cho mùa màng, đất đai được tươi tốt.

4. ĐỊA MẪU CHƠN KINH ĐƯỢC MẸ GIÁNG TRUYỀN

Vào thời nhà Thanh, vua Quang Tự, lên ngôi đến năm thứ 9. Nhằm ngày mùng Chín, tháng Giêng âm lịch tại Miếu Bà, phủ Hớn Trung, huyện Thành Cổ, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc có ghi rõ, Phật Mẫu đang ngự trên chim Loan hiện xuống và truyền dạy kinh này.

Trong nhiều kiếp tái sanh của các chư Phật, Bồ Tát cũng đều nằm trong thân Mẹ, chẳng có vị nào lìa xa. Thậm chí ở khắp hướng Đông, Tây, Nam, Bắc trên đất liền hay các xứ sở bao trùm bốn biển, có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông và tám tiết trời với kênh rạch, sông hồ, biển sâu, núi cao, rừng thẳm, cổ thụ ngàn năm. Kể cả các đời Đế Vương đại danh, lớn bé trong cung điện cho đến 72 vị thần trông coi đời sống cho chúng sanh. Hay năm loại ngũ cốc và sáu hạt giống lương thực tươi xanh, cây cối và muôn loài, động vật, cũng đều do Mẹ tạo ra. Từ đó mà sử sách có câu:“Sanh tại thế, tử hườn tại thế”, có nghĩa là con người khi sanh ra, nhờ thực vật Mẹ ban mà trưởng thành. Lúc chết đi, thân xác chôn dưới đất, cũng trở về trong thân Mẹ.

Những phẩm tước trước sau của các bậc Thần, Tiên, Thánh hay những Hiền Tử lớn nhỏ cũng đều được Mẹ sắc phong. Hoặc với các chư Phật có kim thân bất hoại, nghĩa là sau khi các Ngài viên tịch, thân xác còn nguyên vẹn nên hình tướng ấy sẽ được giữ lại để thờ cúng ở những nơi linh thiêng. Tất cả cũng nhờ có Mẹ chứng quả nên mới đắc thành chánh giác. Sự chứng quả đó, còn quý hơn cả trân châu, bửu ngọc ở bốn phương trời. Cho dù có làm tốt đến mấy nhưng nếu, thiếu đi sự công nhận của Mẹ thì đâu thể đắc thành sở nguyện được.

Hãy nhìn lại mà xem trong các vương quốc lớn nhỏ, hay các Đế Vương, nếu thờ Mẹ với sự trang nghiêm và tôn kính thì sẽ được ban ơn thịnh quốc. Còn nước nào ỷ thế hà hiếp, áp bức, Mẹ sẽ chuyển phạt nên mới có cảnh, quan quân tranh đấu khởi nghĩa. Cho nên những nơi như Am tĩnh, Quán xá, Thư viện, Lâu đài ở các Phủ, Huyện, Quận, Châu, có những cuốn Kinh được sao chép đều trích từ văn tự gốc của Mẹ, mới có những lời hay ý đẹp.

“Để nuôi dưỡng các con, Mẹ ban rất nhiều lúa gạo, bông hoa, cây trái, đủ thứ rau củ quả hay các gia vị thường dùng như chua, ngọt, đắng, cay có cả đường, hành tỏi, tiêu ớt với hẹ, củ nén, kiệu và gừng. Biết một số nam nữ kén chọn khẩu vị, nên Mẹ tạo thêm dầu, tương, muối, giấm để cho các con dùng cho vừa miệng. Cả thắt lưng, vải thô, trang sức, lụa là… cũng do Mẹ ban cho, vạn sự đều được Mẹ lo và vun dưỡng trưởng thành.

Mọi thứ Mẹ tạo ra, Mẹ luôn hết lòng chăm sóc và tái tục kể cả tiền bạc và những vật dụng khác cho các con. Ngay cả có những chứng bệnh lạ sanh ra ở con nít, đàn bà hay đàn ông, Mẹ cũng nghĩ ra nhiều phương thuốc để giúp các con phòng ngừa và điều trị. Công lao ấy, không có bút mực nào tả xiết. Nơi Quả Địa Cầu này, Mẹ tích trữ rất nhiều lương thực, thực phẩm và ban nguồn tri thức dành cho 6 cõi luân hồi gồm Ngạ Quỷ, Súc Sanh, Địa Ngục, Atula, Cõi Người và Cõi Trời để tìm hiểu và dùng chẳng bao giờ cạn.

Sử sách còn có câu: “Phụ Mẫu ái tử chi tâm, vô sở bất chí”, nghĩa là: “Tình Mẹ thương con cho dù khổ cực đến mấy, Mẹ cũng không quản ngại. Mẹ đã dồn hết lực vào các con như thế đó. Vậy mà chẳng thấy các con nhớ ơn hay biết kính trọng đến người Mẹ này?”

5. ĐẰNG SAU NHỮNG GIỌT MƯA

Hầu như khắp chốn thế gian chỉ biết Trời là lớn hơn hết, chớ nào có ai biết đến Mẹ. Thế nhưng, ít ai biết rằng Mẹ Địa Mẫu và Cha Ngọc Hoàng đều đồng nhất thứ. Cho nên hễ trên Trời có mưa đổ xuống, thì dưới Đất sẽ sanh ra các loại ngũ cốc đầy đồng.

Thật sự chẳng ai biết nguồn gốc, những giọt mưa ấy là được hút trong “cốt thuỷ tinh vi của Mẹ”, có nghĩa lấy từ nguồn nước tinh tuý trong thân Mẹ chiết ra. Sau đó, mới hóa lên không trung, kết tụ lại thành từng đám mây, khi gặp luồng điện quang chiếu vào, sẽ phát ra tiếng vang lớn, thường gọi là sấm sét. Lập tức, liền tan thành hơi và hòa lẫn vào trong không khí. Hỗn hợp khí đó sẽ kết dính, tạo thành những giọt nước, rồi rơi xuống mặt đất, đó chính là mưa. Hiện tượng ấy, dần trở nên quen thuộc và không thể thiếu trong tự nhiên. Các sông ngòi, hồ, suối cũng được hình thành từ đây.

Xem thêm: Bôi Vitamin E Bôi Mặt Có Tác Dụng Gì ? Bôi Vitamin E Lên Mặt Hàng Ngày Có Tác Dụng Gì

Người xưa cho rằng: mưa, sông, suối đều do thần Rồng tạo ra. Nên nơi nào có thần Rồng xuất hiện, ẩn hình trên đám mây, thì nơi đó sẽ đổ mưa, nhưng không ai biết, Ngài cũng là một trong những vị thần do Mẹ tạo ra, để cai quản nguồn cốt thuỷ tinh vi của Mẹ, giúp cho muôn nơi có được mưa thuận gió hòa.

6. LỜI GIÁO HUẤN CỦA MẸ ĐỊA MẪU

Bao nhiêu nhọc nhằn cay đắng Mẹ âm thầm chịu đựng, nhưng người đời mấy ai hiểu thấu. Mẹ đau lòng xót dạ khi thấy chúng sanh gặp nạn tai. Mẹ Địa Mẫu đã dạy: “Từ ngàn xưa đến nay, Mẹ chẳng hề nhắm mắt, vì nếu Mẹ nhắm mắt, sẽ có nạn lớn liền xảy ra cho các con. Cho dù mệt mỏi đến mấy, Mẹ cũng không thể xoay lưng bỏ mặc, để cho Ma Vương thừa cơ phá nát. Lúc đó, Trời và Đất sẽ trống rỗng trở lại như lúc ban sơ. Cả Trời, Đất, Thần, Thánh và mọi thứ đều bị thiêu rụi giống như trong lò bát quái. Chẳng còn biết đâu là hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Đến chừng đó, muôn loài vạn vật sẽ thành ra tro bụi mà thôi”.

Các con không biết Mẹ danh tánh thế nào thì hãy lắng nghe cho kỹ đây. Có một Lão Bà, được sanh từ thuở Trời Đất còn mù mịt, hỗn độn. Người đàn bà ấy chính là Mẹ. Lúc đó, Mẹ sống ở đời được 12 muôn kiếp, thọ hưởng 9.600 tuổi. Trong thời gian ở trần thế, Mẹ đã lao tâm khổ trí với muôn ngàn cay đắng để dạy dỗ khuyên răn các con. Đến khi hoàn thành xong mọi việc ở trần gian, Mẹ đành phải từ giã đàn con để trở lại Thiên Đình. Mẹ hóa thân nhanh như chớp, đi vào cõi hư không vô thượng và ngay lúc đó hào quang chiếu rọi khắp thế gian.

Từ trai đến gái, ai cũng đều nhận thọ ơn của Mẹ mà chẳng biết nhớ thương hay nghĩ tới ân sâu của Mẹ, nhưng Mẹ nào có phiền trách các con. Nếu các con thật sự muốn gặp lại Mẹ, thì hãy ráng trì Kinh Địa Mẫu, để tu Hạnh Đạo cho thật tốt. Chờ sau thời mạt pháp vào thời điểm hội Tý hoặc hội Sửu, Mẹ con ta sẽ trùng phùng. Cuốn Địa Mẫu Chơn Kinh này đều là lời chánh truyền của Mẹ thuyết ra, chớ nên nghi ngại mà lạc lầm. Nếu nhà nhà đều biết trì niệm thường xuyên, thì mùa màng sẽ được bội thu, cuộc sống ấm no đầy đủ và hạnh phúc. Chẳng phải lo bị nạn tai dồn dập, mà còn được hưởng thêm tuổi thọ ở dương gian.

Còn nếu chẳng nghe lời Mẹ khuyên bảo, thì Ma Vương sẽ lợi dụng thời cơ ấy mà quấy phá, làm cho mùa màng bị thất bát, cháy rụi, chẳng còn một hột gạo để ăn. Nếu chẳng tin những lời Mẹ dạy bảo, thì sẽ lao vào đại kiếp hỏa phong, nạn ấy vô cùng lớn và rất khủng khiếp.

Đối với các bậc Phật, Tiên, Thánh Hiền mà tu đạo chưa tròn, theo đúng con đường chơn lý trong Kinh Địa Mẫu thì cần phải khiêm tốn, chớ nên khoe tài ở chốn đông người. Còn Quần thần Văn Võ hay những bậc Trí thức, Học giả, Nông gia, Thầy thợ, Thương nhân khi đạt được danh lợi mà quên đi chơn lý trong Kinh Địa Mẫu này, cũng xem như quên hết Ơn Nghĩa của Mẹ.

Nếu các con chẳng biết đền đáp mà bội nghĩa, nghi ngại, không tin chơn truyền nhiệm mầu của Mẹ, cứ tự hành theo ý riêng lại đi sai chánh pháp thì muôn kiếp chẳng thể tái sinh làm người được nữa.”

7. TRUYỀN BÁ KINH

Theo Kinh Địa Mẫu, nếu ai hiểu thấu đáo chơn lý trong kinh mà muốn truyền bá phổ biến rộng rãi, giúp cho người đời hiểu rõ ý nghĩa thì khi ấy, Mẹ sẽ kiểm tra sự hiểu biết của người được nhận Kinh. Nếu quả thật người này rõ Chơn Lý Diệu Mầu, Mẹ sẽ liền độ ngay cho người truyền bá Kinh, có được tâm sáng suốt và trí tuệ phi thường. Mẹ còn đích thân truyền chơn khí sang, để người con này luôn được thần bảo hộ, thậm chí còn có thể được nhìn thấy chơn thần của chính mình. Nếu người này muốn học đạo, cần chuyên tâm tu dưỡng tâm tính thì mới có được hạnh quả cao. Con nếu muốn đạt những năng lực ngoại cảm, thần thông thì Mẹ sẽ chỉ dẫn từng bước để con đường Tu Đạo Hạnh được mở rộng.

Còn người có địa vị cao, hiểu nghĩa thấu Kinh Địa Mẫu mà tạo điều kiện giúp cho người dân hiểu rõ và truyền bá đầy đủ, Mẹ sẽ ban cho con cháu người ấy được hưởng lộc hoàng gia, thiên thu vạn đại. Hay vị phu nhân nào hiểu hết ý nghĩa và phổ biến Kinh Địa Mẫu, thì con cháu đời đời sẽ được thọ hưởng vinh quang phú quý. Đối với những thiện nam tín nữ muốn truyền bá, in kinh Địa Mẫu cho mọi người được rõ, Mẹ sẽ ban cho người ấy sanh con như nguyện vọng, và luôn có con cháu đời đời nối dõi.

8. NHỮNG NGÀY VÍA CỦA MẸ ĐỊA MẪU

Hàng năm vào ngày 18/10 âm lịch được chọn làm ngày Vía Giáng Thế, kỷ niệm ngày Mẹ đã Khai Thiên Lập Địa. Ngoài ra, còn có những ngày Mậu, ngày Kỷ hàng tháng cũng là ngày tưởng nhớ về Mẹ. Các nghi thức lễ gồm có Hoa, Quả Trái Cây, 6 ngọn nến, 6 ly nước lọc và 5 nén hương và một cuốn Địa Mẫu Chơn Kinh, trang phục nghiêm trang để tưởng nhớ công ơn Mẹ, đã khai sanh ra muôn loài.

Nếu hướng cho cả nhà cùng trì Kinh Địa Mẫu với sự biết ơn thì người con hiếu nghĩa này có dâng sớ khẩn cầu, Mẹ sẽ chứng giám lòng thành ngay lập tức. Nếu vợ chồng đồng tâm cúng bái, dâng hương mà không bỏ lỡ ngày nào, Mẹ sẽ ban tuổi thọ và cả đời hưởng lộc triền miên. Còn tỉnh hoặc thành phố nào tập trung lập đàn, cúng lễ vào những ngày đó, Mẹ sẽ bảo vệ cho những người nơi ấy được bình an. Đối với quốc gia nào hết lòng lập đàn vào những ngày Vía mà không bỏ sót, Mẹ ban nhiều nhân tài, Thánh nhân hạ phàm để trợ giúp cho người dân nước đó được sáng suốt và tránh được những nạn kiếp.

9. LẬP CÔNG ĐỨC

Nếu ai tin những diễn giải trong Địa Mẫu Chơn Kinh là có thật, muốn đền ơn đáp nghĩa cho Mẹ, thì từ bây giờ phải biết chăm lo thờ phụng, dâng hương chu đáo. Hoặc có thể vẽ, in, thêu thành một bức tranh hoặc đúc ra tượng Mẹ thật nghiêm trang, để mọi người sùng bái tôn kính. “Hãy gắng sức thành tâm, tạo lập công đức tùy theo gia cảnh của mỗi người. Vì Mẹ chỉ chứng lòng thành của các con chứ không quan trọng vật chất. Ở cõi Hư Không Vô Thượng, Mẹ sẽ ghi tên các con trên Bản Ngọc Đề Danh ở Cung Diêu Trì.

Nếu con không sát sanh, hại mạng và luôn có lòng từ bi bác ái với muôn loài thì Mẹ sẽ ban cho con tuổi thọ. Còn nếu con vì Mẹ mà hết lòng tận trung, tận hiếu và luôn nghĩ tới việc đền ơn báo đáp, thì đến ngày con chấm dứt dương thọ ở thế gian, Mẹ sẽ đến đón và ban cho con một tước vị cao sau khi về trời. Mẹ sẽ ban thưởng cho con một tòa sen vàng chín phẩm. Nếu vợ chồng cùng đắc thành chánh quả, sẽ được trở về Trung Ương Thượng Quốc ở cõi trời Đại La kia, một nơi vô cùng an vui, an lạc. Người đời gọi đó là Thế Giới Tây Phương Cực Lạc.”

10. Ý NGHĨA NIỆM HỒNG DANH

Câu: “Nam Mô Vô Thượng Hư Không Địa Mẫu Dưỡng Sanh Bảo Mạng Chơn Kinh”.

Trong đó từ “Nam Mô” có ý nghĩa là Quy Y, “Vô Thượng Hư Không” được hiểu là chân không, ý nói tâm luôn trống không, vắng lặng, không vọng động. “Địa Mẫu Dưỡng Sanh Bảo Mạng” ý nói Mẹ Địa Mẫu đã tạo ra và vun dưỡng muôn loài, nên khuyên chúng ta không nên sát sinh. Còn “Chơn Kinh” là truyền những điều hay lẽ đúng.

Từ đó khi niệm hồng danh “Nam Mô Vô Thượng Hư Không Địa Mẫu Dưỡng Sanh Bảo Mạng Chơn Kinh” được hiểu là Hãy trở về làm theo những điều đúng, giữ cho tâm không vọng động, luôn biết ơn Mẹ Địa Mẫu đã tạo ra muôn loài, không sát sanh, hại mạng chúng sanh”.

11. CÁC HÌNH TƯỚNG CỦA MẸ ĐỊA MẪU

Vì Mẹ đã phải trải qua biết bao nhiêu khổ hạnh, vun đắp dưỡng thành và dạy dỗ các con, tạo lập công đức vô lượng, nên Mẹ ngự ở tầng thượng tối cao và được danh thơm tiếng tốt, lưu truyền vạn thế.

Nên hình tướng của Mẹ là thiên biến vạn hóa không thể nghĩ bàn, tùy theo tâm tưởng của các con hướng tới Mẹ như thế nào, thì Mẹ sẽ ứng hiện cho phù hợp theo ý niệm đó, cho nên Mẹ mới có nhiều hồng danh khác nhau. Chung quy tất cả những hình tướng đó cũng đều là Mẹ đến để trợ duyên, giúp đỡ cho các con tăng trưởng Đức Tin đối với Mẹ.

Từ đó, các con mới nghe và làm theo những lời khuyên răn dạy bảo của Mẹ, để giúp cho tâm con được sáng suốt và luôn có lòng từ ái. Bởi khi các con biết tu dưỡng tâm tánh thì con đường trở về bên Mẹ sẽ được gần hơn.

Xem thêm: Tiểu Sử Diễn Viên Thanh Hương, Tiểu Sử, Sự Nghiệp Đời Tư Nữ Diễn Viên

Chúng con xin thành tâm đảnh lễ và cùng Tạ Ơn Mẹ Địa Mẫu đã giúp đỡ, che chở cho chúng con, có được sự sáng suốt trong tâm linh. Nam Mô Vô Thượng Hư Không Địa Mẫu Dưỡng Sanh Bảo Mạng Chơn Kinh.