Chưa đầy một năm kể từ ngày chúng ta bàng hoàng trước sự ra đi của Zaha Hadid, nữ kiến trúc sư thành công nhất mọi thời đại. Có những sự thật bất ngờ mà bạn chưa từng biết về Zaha Hadid. Với hơn 950 tòa nhà ở 44 quốc gia và một bộ sưu tập các giải thưởng danh giá, bà đã chứng minh rằng kiến trúc của mình vượt xa tầm hiểu biết trước kia của con người.

Bạn đang xem: Zaha hadid các kiến trúc

Zaha sinh ra vào đầu những năm 1950, sống thời thơ ấu trong thời kỳ hòa bình ngắn ngủi của Iraq. Chính phủ nước này đã quyết định dành lợi nhuận từ việc khai thác những mỏ dầu tự nhiên cho việc cải thiện kiến trúc thành phố Baghdad. Những người đi tiên phong là các kiến trúc sư hiện đại: Frank Lloyd Wright, Le Corbusier, Oscar Niemeyer, Walter Gropius… Điều này đã thôi thúc sự tò mò và sáng tạo của Zaha, cộng với việc bà phải tự lập từ nhỏ bởi những ảnh hưởng từ gia đình. Tất cả đã góp phần vào tính cách mạnh mẽ và sự tự tin của bà. Năm 11 tuổi bà quyết định sẽ trở thành một kiến trúc sư.

*

“Không lâu nữa, kiến trúc sẽ không còn là thế giới của những người đàn ông. Sự áp đặt rằng phụ nữ không thể tư duy ba chiều là điều nực cười.” – Zaha Hadid

Sau đây là 5 cột mốc thăng trầm đã đánh dấu tên tuổi một Zaha Hadid như chúng ta đã biết ngày nay.

Cột mốc số 1: Quyết định trở thành Kiến trúc sư

Theo lời anh trai kể lại, thành tích học tập tốt có thể khiến Zaha Hadid trở thành phi hành gia đầu tiên ở Iraq. Tuy nhiên, niềm đam mê kiến trúc của bà lại được ươm mầm và nuôi dưỡng từ nhỏ, minh chứng bằng sự ủng hộ của người mẹ khi để cô con gái bé bỏng thực hiện dự án đầu tiên của mình – thiết kế nội thất cho phòng khách và phòng ngủ của gia đình.

*

“Tôi đã có một tuổi thơ tuyệt vời” – Cô bé 11 tuổi với ước mơ trở thành một kiến trúc sư vào những năm 50

Xuất phát điểm từ một sinh viên khoa Toán tại Đại học Mỹ ở Beirut, Zaha có những tư duy logic đáng kinh ngạc và áp dụng chúng vào những công trình kiến trúc sau này. Sau khi tốt nghiệp, Zaha đến London và gia nhập Hiệp hội Kiến trúc AA.

Cột mốc số 2: Tạo nên sự khác biệt từ Đồ án tốt nghiệp

Sau ba năm mệt mỏi vì nghiên cứu các phong trào kiến trúc thời bấy giờ, năm thứ tư đại học là dấu mốc hình thành sự đột phá của Zaha. Bà quyết định phá vỡ sự ổn định và những rào cản bằng phong cách được mô tả như sau: “Đây là một thiết kế vô cùng chống đối, là một trào lưu chống lại kiến trúc”.

*

Cô sinh viên ngành Toán với những ý tưởng khác biệt

Phong cách thiết kế của Hadid bị ảnh hưởng bởi Suprematism (tạm dịch Trường phái Tuyệt Đỉnh), một phong trào nghệ thuật của Nga, được thành lập bởi Kazimir Malevich, sử dụng các dạng hình học cơ bản trong một phạm vi màu hạn chế.

Năm 1977, Zaha phân mảnh và trừu tượng hóa một trong những tác phẩm của Malevich, định hình lại dưới một hình thức mới trong đồ án tốt nghiệp của mình. Tài năng của bà được các giáo viên để mắt tới, điển hình là Rem Koolhaas và Elia Zenghelis – những người đã bổ nhiệm Zaha vào làm tại hai tổ chức AA và OMA. Sau hai năm hoạt động với vai trò giảng viên và trợ lý, bà đã thành lập studio thiết kế cho riêng mình.

Xem thêm: Fc Nguyễn Thị Ngọc Hoa – Dam Cuoi Nguyen Thi Ngoc Hoa

*

Những hình khối khác lạ trong tư tưởng Kiến trúc Tuyệt ĐỉnhCột mốc số 3: Làm việc chăm chỉ – Mơ ước đạt đến đỉnh cao

Cuộc sống của Zaha sau khi tốt nghiệp là một chuỗi ngày khó khăn. Thời khóa biểu luôn là dạy học ban ngày và làm việc vào ban đêm. Công việc đã thử thách lòng kiên trì của Zaha trong suốt 3 năm, cuối cùng được đền đáp đáp vào năm 1982 khi bà giành chiến thắng trong một cuộc thi quốc tế với thiết kế Câu lạc bộ giải trí Hồng Kông.

Phong cách Suprematist khác biệt của Zaha đã thu hút sự chú ý của các bồi thẩm và giành chiến thắng đáng kinh ngạc. Dấu mốc này là một bước tiến lớn trong sự nghiệp của Zaha; nó đã thay đổi mọi thứ, giống như Elia Zenghelis đã nói: “Đỉnh cao vẫn luôn là đỉnh cao” . Tuy nhiên, công trình đạt giải đầu tiên của bà chỉ được nằm trên giấy do bị coi là thiếu thực tế.

*

Thiết kế của nàng KTS trẻ đầy mơ mộngCột mốc số 4: Suýt từ bỏ sự nghiệp vì các thiết kế bị coi là kỳ dị

Sau nhiều nỗ lực đưa các bản vẽ 2D trở thành không gian ba chiều, Zaha đã giành chiến thắng trong cuộc thi thiết kế Trạm cứu hỏa Vitra năm 1990. Tác phẩm có tựa đề Movement Frozen (tạm dịch Trào lưu Đóng băng), nổi bật với một khối bê tông tinh khiết với các góc sắc cạnh. Theo nhiếp ảnh gia kiến trúc Hélène Binet: Zaha Hadid đã tạo nên một điểm nhấn đáng kinh ngạc và mới mẻ trong việc sử dụng Bê tông định hình hình thức kiến trúc.

Tiếp đó, dự án Nhà hát Opera Vịnh Cardiff của bà được mệnh danh là ánh sáng đi trước thời đại. Zaha giành giải nhất trong cuộc thi năm 1994, là chủ đề gây tranh cãi và nhận chỉ trích gay gắt từ những người tin rằng thiết kế này không thể áp dụng được: “Thật nực cười khi quảng trường không giống những công trình bình thường. Đó không phải là một tòa nhà hình vuông hay chữ nhật”. Áp lực từ dư luận và giới trong nghề đã khiến Zaha nhiều lúc tưởng chừng đã từ giã sự nghiệp trong cay đắng.

*

Bức họa “Trào lưu Băng giá” của Zaha HadidCột mốc số 5: Nỗ lực, nỗ lực và nỗ lực… vinh quang sẽ đến

May mắn cho Zaha, sau những lần thất bại bà luôn có Patrick Schumacher là người đứng sau thúc đẩy, và ủng hộ những thiết kế kỳ dị ấy. Ông đã giúp Zaha đứng dậy bằng chính đôi chân của mình. Đó là thời kỳ kiến trúc đương đại yêu cầu những điều mới mẻ hơn, đột phá hơn… và đây là thời điểm Zaha Hadid tỏa sáng bằng sự khác biệt bị coi là thiếu thực tế trong vài chục năm trước.

Các công trình của Zaha là ánh sáng đi trước thời đại, là những hình khối mới mẻ và độc đáo được đúc kết lại qua những đồ thị, phương trình và thuật toán. Bảo tàng văn hóa Heydar Aliyev, Trung tâm thể thao Olympic dưới nước tại London, hay Sân vận động World 2022… đều là những tuyệt tác!

*

Trung tâm văn hóa Heydar Aliyev nổi tiếng thế giới

Đầu thế kỷ 21 đã chứng kiến nhiều thiết kế của Zaha Hadid được đưa vào thực tế, nhờ sự phát triển của các công nghệ thi công, vật liệu mới. Phải nói rằng, sông có khúc, người có lúc. Người gặp thời chứ đâu phải thời gặp người? Cũng giống như Eistein, Zaha Hadid là hiện thân của một bộ óc siêu đẳng trong thời kỳ bóng tối bao phủ, những sáng tác của bà luôn gặp phải định kiến và thiếu thực tế ở thời điểm con người vẫn còn bảo thủ với công nghệ lạc hậu.

*

Trung tâm thể thao Olympic dưới nước tại London

*

Sân vận động World 2022 tại Qatar – Thiết kế vẫn đang trong quá trình xây dựng

Thử nói rằng, tại thời điểm khó khăn nhất, Zaha Hadid từ bỏ sự nghiệp – thì chúng ta đâu có một kiến trúc sư giành quyền bình đẳng cho nữ giới, một nền tảng phát triển những hình thái kiến trúc mới, một bộ sưu tập kiến trúc “Tuyệt Đỉnh” đóng góp vào nền văn minh nhân loại hiện đại?

*

Tổng hợp một số danh hiệu trong sự nghiệp của Zaha Hadid:

2004: Giải thưởng Pritzker cho nữ kiến trúc sư đầu tiên trên thế giới

2007: Huy chương Thomas Jefferson về Kiến trúc

2012: Huân chương Đế Quốc Anh (DME) – Huân chương danh hiệu xuất sắc nhất của nước Anh.

Xem thêm: Sách, Truyện Của Nicky Khánh Ngọc Ra Mắt “Cuốn Sách Của Nàng Thơ” Nhân Dịp 20/10

2016: Sau khi qua đời, Zaha được RIBA trao Huân chương Vàng Hoàng gia 2016, vinh danh với cương vị là người phụ nữ thành công nhất trong lĩnh vực kiến trúc.