*

Tiểu sử Ông Hà Văn Thắm

Trước khi bị bắt tạm giam, người ta biết đến Ông Hà Văn Thắm là một trong những người giàu nhất Việt Nam cũng như trên sàn chứng khoán. Ông Thắm là đại gia trẻ tuổi mới nổi khi nắm trong khối tài sản khổng lồ bao gồm: Cổ phần Tập đoàn Đại Dương (OGC), Tài sản của doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo… Cho đến năm 2012, ông là người giàu thứ tám trên thị trường chứng khoán Việt Nam với lượng cổ phiếu OGC trị giá hơn 1.800 tỷ đồng.

*

Tiểu sử Ông Hà Văn Thắm

Ông Hà Văn Thắm sinh ngày 11 tháng 12 năm 1972 tại xã An Hà, Huyện Lạng Giang, Bắc Giang, Việt Nam. Hộ khẩu thường trú: Tổ 10, cụm Nghi Tàm, phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

Ông Thắm là cử nhân Đại học Thương mại, Thạc sỹ trường Đại học Columbia Commonwealth (USA) và có học vị Tiến sỹ Quản trị Kinh doanh tại trường Đại học Công nghệ Paramount, Mỹ.

Tiểu sử Ông Hà Văn Thắm: gia đình

Cha: Hà Văn Chương Mẹ: Tô Thị Khuyên Chị: Hà Thị Anh Chị: Hà Thị Sơn Anh trai: Hà Trọng Nam Vợ: Hồ Thị Quỳnh Nga (sinh năm 1977) Con: Hà Bảo Linh (11 tuổi) Con: Hà Bảo Minh (7 tuổi) Con: Hà Bảo Long (3 tuổi)

*

Tiểu sử Ông Hà Văn Thắm

Ông Hà Văn Thắm bắt đầu khởi nghiệp từ rất sớm.

Tiểu sử Ông Hà Văn Thắm: Danh hiệu, giải thưởng

Trong hơn 20 năm kinh doanh, Ông Hà Văn Thắm có những danh hiệu và giải thưởng sau:

-Doanh nhân trẻ xuất sắc năm 2008 của HH Doanh nghiệp trẻ Việt Nam; -Bằng khen cá nhân xuất sắc năm 2008 của tỉnh Hải Dương; -Cúp “Vì sự nghiệp Văn hóa doanh nhân Việt Nam”; -Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2009, Bằng khen của tỉnh Hải Dương; -1 trong 10 doanh nhân trẻ được vinh danh “Giải thưởng Sao Đỏ 2011”.

*

Tiểu sử Ông Hà Văn Thắm

Ông Hà Văn Thắm sở hữu khối tài sản lớn bao gồm: Cổ phần Tập đoàn Đại Dương (OGC), Tài sản của doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo… Cho đến năm 2012, ông là người giàu thứ tám trên thị trường chứng khoán Việt Nam với lượng cổ phiếu OGC trị giá hơn 1.800 tỷ đồng. Lúc cổ phiếu OGC đạt đỉnh, giá trị lượng cổ phiếu mà ông Thắm và Doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo nắm giữ có trị giá hơn 4000 tỷ đồng.

Cho tới tháng 1 năm 2014, ông giữ vai trò là Chủ tịch Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group), đồng thời là Chủ tịch Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean Bank), Chủ tịch CTCP Khách sạn và dịch vụ Đại Dương (OCH), Chủ tịch CTCP Chứng khoán Đại Dương (OCS). Chủ tịch CTCP Bán lẻ và quản lý bất động sản Đại Dương (Ocean Retail); Thành viên HĐQT CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) – đại diện cho SCIC; Thành viên HĐQT CTCP VS Industry Việt Nam – đại diện cho Công ty VNT.

“Với tầm nhìn chiến lược, ông Hà Văn Thắm đã định hướng đưa Ngân hàng TMCP Đại Dương phát triển thành một ngân hàng trẻ năng động hàng đầu Việt Nam”, OceanBank đăng giới thiệu về vị chủ tịch trên website của ngân hàng.

*

Tiểu sử Ông Hà Văn Thắm

Là một đại gia, song Chủ tịch tập đoàn Ocean Group khá kín tiếng và khi được hỏi về thành công, Ông tự nhận mình rất bình thường.

Trao đổi với báo chí, Ông Hà Văn Thắm chia sẻ về những ngày đầu kinh doanh:

Tôi thích kinh doanh từ nhỏ và nghiệp kinh doanh cũng đến rất tình cờ. Khi tôi ra trường năm 1993, một anh bạn luật sư khuyên nên kinh doanh. Sẵn có niềm đam mê, với số vốn nho nhỏ vài nghìn đôla vay mượn của bạn bè tôi bắt tay ngay vào công việc. Thật may là hồi đó Việt Nam mới mở cửa, có nhiều cơ hội làm ăn.

Bạn đang xem: Vụ án hà văn thắm oceanbank

Ban đầu tôi làm đại lý cho một số hãng lớn, cũng may được họ tin tưởng mà không đòi hỏi vốn nhiều. Mặt hàng kinh doanh đầu tiên của tôi chính là dầu ăn và lốp xe ôtô, có thể nói tôi là một trong những người đầu tiên đưa dầu ăn Neptune vào Việt Nam. Sau phân phối, tôi chuyển sang mua bán sáp nhập một số công ty sản xuất của nước ngoài. Rồi do sự tình cờ, tôi tham gia vào lĩnh vực ngân hàng, sau này là chứng khoán, bất động sản. Nói chung, 16-17 năm kinh doanh, đến nay tôi tự thấy mình không có gì đặc biệt lắm.

Tiểu sử Ông Hà Văn Thắm

Ông Hà Văn Thắm trải lòng:

Tôi xuất thân từ nhà nông, là con nhà nghèo, khi đi học cũng rất nghèo. Nên cảm giác khi kiếm được những đồng tiền đầu tiên rất đặc biệt. Giờ thì tôi không còn nhớ rõ ràng cảm giác lúc đó nữa, nhưng chắc rất khác bây giờ. Thời đó như tôi nói ở trên có rất nhiều cơ hội kinh doanh, nhưng kiếm được đồng tiền không dễ như bây giờ. Phần lớn số tiền lời đó, tôi tái đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.

Xem thêm: Lê Xuân Tiền Wiki – Tiểu Sử, Sự Nghiệp Và Đời Tư

*

Tiểu sử Ông Hà Văn Thắm: bước ngoặt Rẽ ngang sang ngân hàng

Chia sẻ về cơ duyên đến với ngành ngân hàng, ông Thắm cho biết ông tình cờ gặp một cổ đông muốn bán cổ phần của Ngân hàng nông thôn Hải Hưng, giờ là Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean Bank). Thế là ông và một số người bạn bỏ tiền ra mua,“không hẳn là có chiến lược bài bản gì, đơn giản thấy thích thì mua”.

Ông Thắm chia sẻ: “Ngân hàng không phải là một ngành chỉ cần học ở trường là có thể quản trị được ngay. Thường thì ngân hàng có những nguyên tắc rất chặt chẽ, nhưng cũng cần sự cảm nhận để quyết định”.

Xem thêm: Sự Thật Ảnh Cưới Tú Dưa Và Vận Động Viên Wushu Thúy Hiền Bị Vứt Vỉa Hè

Ngân hàng … là ngành kinh doanh khá tổng hợp. Làm ngân hàng phải tiếp xúc nhiều khách hàng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nên tôi hay nói đùa với anh em nhân viên là cán bộ ngân hàng cũng như cảnh sát kinh tế, cần biết rất nhiều, có thể không sâu bằng khách hàng của mình, nhưng mỗi thứ biết một tí. Khi duyệt một khoản vay hay hợp tác với khách hàng, mình phải đọc báo cáo của họ, tìm hiểu về dự án của họ. Nhờ vậy mà biết thêm, học thêm. Mặt khác, ngân hàng là ngành đặc biệt, chịu sự quản lý nghiêm ngặt của các cơ quan chức năng, được nhiều người quan tâm, nên việc kinh doanh phải tương đối bài bản. Vì thế nó tạo nên sự thú vị khi quản trị điều hành”.

Tiểu sử Ông Hà Văn Thắm: May mắn trong kinh doanh

Ông chủ Tập đoàn Đại Dương khẳng định mình là người gặp nhiều may mắn khi trong nhiều năm kinh doanh”, “chưa có khó khăn nào đến mức khiến tôi cảm thấy thất bại đau đớn, buồn chán hay sụp đổ cả”.

“Tôi bắt đầu kinh doanh vào đúng thời điểm. Đó là may mắn đầu tiên và rất quan trọng. Những may mắn khác có được nhờ kế hoạch kinh doanh của chính mình. Tôi xác định đã kinh doanh đương nhiên phải có kế hoạch tốt, có chiến lược tốt và phải làm đúng, có sự cố gắng, nỗ lực học hỏi. Tuy nhiên, may mắn luôn là yếu tố quan trọng”.

*

Tiểu sử Ông Hà Văn Thắm: ngày 23 tháng 10-2014

Qua thanh tra, Ngân hàng Nhà nước đã phát hiện một số vi phạm pháp luật nghiêm trọng của cá nhân ông Hà Văn Thắm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank).

Để xử lý nghiêm minh các vi phạm theo quy định của pháp luật và bảo đảm Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương hoạt động an toàn, ổn định và đúng pháp luật, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đình chỉ quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương đối với ông Hà Văn Thắm.

NHNN cho biết về việc phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để xử lý nghiêm minh các vi phạm tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương theo quy định của pháp luật.

NHNN cũng khẳng định, sự việc trên không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương.

Đồng thời, ngày 23/10, Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương đã thống nhất quyết định:

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị của ông Hà Văn Thắm. -Bầu bà Nguyễn Minh Thu, thành viên Hội đồng quản trị làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, đồng thời thôi đảm nhiệm chức danh Tổng Giám đốc. -Giao bà Nguyễn Thị Mai Hương, Phó Tổng giám đốc làm Phó Tổng giám đốc phụ trách.

*

Tiểu sử Ông Hà Văn Thắm: ngày 24 tháng 10-2014

Thông báo nêu rõ, căn cứ vào kết quả điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra- Bộ Công an và tài liệu thanh tra của Ngân hàng Nhà nước, đến nay có đủ căn cứ xác định: ông Hà Văn Thắm- Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) phạm tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” quy định tại Điều 179 Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cơ quan Cảnh sát Điều tra cũng cho biết, quá trình thi hành lệnh bắt, khám xét đối với ông Hà Văn Thắm đã thực hiện đúng quy định tại Điều 80 và Điều 143 Bộ luật hình sự và ông Thắm đã được dẫn giải về Trại giam Bộ Công an để điều tra làm rõ, xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

*

Tiểu sử Ông Hà Văn Thắm: lý do bị bắt

Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2014, Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết, việc bắt giam ông Hà Văn Thắm – nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) bắt nguồn từ việc thanh tra của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình thanh tra các Ngân hàng thương mại nói chung, đã phát hiện ra một số bất ổn.

Theo nguyên tắc, khi phát hiện ra sự bất ổn này, Thanh tra NHNN đã thông báo lại cho ông Hà Văn Thắm để thực hiện các giải pháp nhằm khắc phục những bất ổn đó trong một thời hạn nhất định.

“Tuy nhiên, khi cơ quan điều tra vào cuộc đã thấy rằng ông Thắm không tự khắc phục được sai lầm của mình nên đã khởi tố, bắt giam ông này với tội danh là vi phạm quy định về cho vay tại các Tổ chức tín dụng.” – Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết.

Cũng theo ông Nên, tại cuộc họp thường kỳ tháng 10, Chính phủ không bàn đến nội dung này nhưng quan điểm của Chính Phủ là đối với những vi phạm về kinh tế phải thận trọng, không hình sự hóa và tạo điều kiện để các đối tượng vi phạm tự khắc phục hậu quả. Chỉ khi nào đối tượng không khắc phục được thì cơ quan điều tra mới phải vào cuộc.

Tiếp tục được hỏi về sâu về nguyên nhân chính dẫn đến việc phải chuyển hồ sơ của ông Thắm cho cơ quan điều tra, bà Nguyễn Thị Hồng – Phó Thống đốc NHNN khẳng định lại, sai phạm tại Ngân hàng Đại Dương được phát hiện thông qua việc thanh tra các NHTM nói chung và Ngân hàng Đại Dương nói riêng và đã yêu cầu Ngân hàng này khắc phục.

Năm 2013, NHNN cũng đã phối hợp xây dựng đề án tái cơ cấu Oceanbank nhưng trong quá trình tái cơ cấu, các cơ quan quản lý đã nhận thấy Oceanbank chưa khắc phục được những sai phạm trước đó. Do sai phạm có tính hình sự nên đã được chuyển cho cơ quan điều tra.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh, việc thanh tra các Ngân hàng thương mại là việc thường xuyên và là chức năng của Thanh tra Ngân hàng. Việc phát hiện ra sự bất ổn chỉ là những phát hiện bước đầu và không phải bất cứ điều gì thanh tra phát hiện ra cũng đều là các hành vi sai phạm.

*

Tiểu sử Ông Hà Văn Thắm: số phận Ocean Bank gắn liền với tên tuổi đại gia Hà Văn Thắm

Kể từ khi nguyên Chủ tịch Hà Văn Thắm bị bắt tháng 10/2014, Ocean Bank trải qua nhiều biến động, đặc biệt là ở khâu nhân sự với 3 lần thay chủ tịch. Bà Nguyễn Minh Thu được bổ nhiệm thay ông Hà Văn Thắm, trước khi bị điều tra từ đầu tháng 1/2015. Hiện tại, người đại diện, phụ trách ngân hàng là ông Đỗ Thanh Sơn. Mọi hoạt động, giao dịch của ngân hàng đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước.

Trong thông cáo phát đi sau đại hội, Ngân hàng Nhà nước lý giải quyết định mua lại với giá 0 đồng nhằm xử lý dứt điểm các vấn đề yếu kém, tồn tại của OceanBank.

“Việc trực tiếp mua lại toàn bộ cổ phần của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương giúp Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn chủ động trong việc tiếp tục tái cơ cấu Ngân hàng Đại Dương, đảm bảo chi trả tiền gửi, ngăn ngừa sự lây lan các yếu kém của Ngân hàng Đại Dương sang tổ chức chức tín dụng khác”, thông cáo viết.

Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) được chỉ định tham gia quản trị, điều hành OceanBank.