Thập kỷ 70 của thế kỷ trước, trong ngôi nhà số 3 Nguyễn Cảnh Chân (Hà Nội), có một cậu bé vẫn thường được đi dạo cùng ông nội – Tổng Bí thư Trường Chinh – để nghe ông nói chuyện tình hình đất nước cùng cha mình – GS Đặng Xuân Kỳ. Cậu bé Đặng Xuân Thanh ấy lớn lên cùng những câu chuyện của ông nội và giờ đây đã trở thành một người đàn ông trung niên với rất nhiều trải nghiệm cuộc đời, nhưng những ký ức về gia đình vẫn còn tươi rói. Tôi ngồi với TS Đặng Xuân Thanh trong một chiều thu khi các con phố Hà Nội bắt đầu treo cờ Tổ quốc chào mừng ngày Quốc khánh. Câu chuyện không chỉ có những “buổi ngày xưa” mà cả đời sống hôm nay bởi dòng chảy thế hệ trong gia đình cố
Cha con và đồng chí

Nhà tù Hỏa Lò năm 1931. Một người phụ nữ bế đứa bé còn đỏ hỏn vào thăm chồng mình – tù nhân có tên Đặng Xuân Khu. Người mẹ phải đưa con qua lỗ châu mai rộng vài gang tay để chồng nhìn thấy mặt con. Tên quan Tây chứng kiến cảnh đó đã nói: Mày có vợ đẹp con xinh, mày sang Pháp học rồi về làm cho nhà nước bảo hộ đi. Người tù hét lên: Lý tưởng của tao là giải phóng dân tộc, chống áp bức bất công. Tên quan Tây cầm gậy sắt đánh vào đầu người tù tóe máu.

Bạn đang xem: Tiểu sử trường chinh

Mấy chục năm sau, người tù cộng sản ấy đã trở thành Tổng Bí thư Trường Chinh và đứa con trai đầu lòng đã là Giáo sư triết học Đặng Xuân Kỳ. Cậu bé Đặng Xuân Thanh được ở cùng ông nội từ nhỏ đến năm 17 tuổi trong ngôi nhà số 3 Nguyễn Cảnh Chân vẫn nhớ rõ tình cảm vừa là cha con, vừa là đồng chí giữa cha và ông nội: “Ông nội có thói quen trước bữa cơm chiều thường đi dạo bộ trong sân chừng ba mươi phút để trao đổi tình hình đất nước với cha tôi. Tôi lúc đó còn nhỏ vẫn được đi theo. Cha tôi đóng vai trò như một trợ lý của ông nội”. Vào thập kỷ 80 của thế kỷ trước, trong nhiều cuộc đi bộ GS Đặng Xuân Kỳ đã trao đổi với cha mình rất nhiều thông tin đời sống khó khăn của thời bao cấp mà các báo cáo gửi lãnh tụ thường không đề cập đến. Những câu ca thế sự ngoài đường phố như: Tôn Đản là của vua quan, Nhà Thờ là của trung gian nịnh thần, Đồng Xuân là của thương nhân, vỉa hè là của nhân dân anh hùng mà ông Trường Chinh biết được do con trai mình mang đến.

GS Đặng Xuân Kỳ đã trao đổi với cha mình rất nhiều thông tin đời sống khó khăn của thời bao cấp mà các báo cáo gửi lãnh tụ thường không đề cập đến.

Giống với cha mình, GS Đặng Xuân Kỳ có thiên hướng nghiên cứu lý luận sâu, nhưng không theo kiểu lý thuyết thuần túy, mà luôn gắn với thực tiễn, tập trung vào các vấn đề như vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, các chính sách quản lý của Nhà nước. Nghiên cứu lý luận và các chuyến đi tìm hiểu thực tế giúp ông phát hiện ra khoảng cách ngày càng lớn, trở thành mâu thuẫn giữa lý luận và thực tế. Tình hình kinh tế-xã hội như giá cả, sản xuất nông nghiệp, chính sách giá-lương-tiền, khoán hộ,… được mang ra mổ xẻ. Các cuộc trao đổi giữa ông và ông Trường Chinh ngày càng dày đặc hơn, thậm chí nhiều lần trong tuần. Có những cuộc biến thành tranh luận – hai cha con đều nói to, gay gắt đến mức bà Nguyễn Thị Minh phải nhắc nói khẽ, không để làm phiền đến hàng xóm láng giềng!

Đến đầu những năm 1980, ông Kỳ bắt đầu được triệu tập tham gia các nhóm nghiên cứu của lãnh đạo cấp cao, các chuyến đi khảo sát thực tế dài ngày tại nhiều địa phương, đơn vị trong cả nước, trong đó có nhiều cuộc do đích thân ông Trường Chinh chủ trì. GS Kỳ đã sớm nhận ra những khiếm khuyết của hệ thống lý luận đã trở nên xơ cứng, giáo điều, xa rời thực tiễn, cũng như sự trì trệ của bộ máy tham mưu, cố vấn cho các vị lãnh đạo; tình trạng báo cáo không đúng sự thật ngày càng phổ biến giữa các cấp. Chính ông đã tham mưu cho ông Trường Chinh lấy những nhà nghiên cứu giỏi như TS Hà Nghiệp, GS Trần Nhâm về làm trợ lý. Và sau này, trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng đường lối Đổi mới, ông đã góp sức giúp cha lúc đó đã ở cương vị Tổng Bí thư thành lập nhóm công tác đặc biệt gồm 10 chuyên gia giỏi. Nhưng ông không tham gia vào nhóm chuyên gia đó. GS Trần Nhâm – trợ lý của Tổng Bí thư Trường Chinh kể lại rằng, có lần khi trả lời gợi ý của tổ chức về giới thiệu đề bạt cho đồng chí Đặng Xuân Kỳ, ông Trường Chinh đã nói: “Tôi rất tiếc anh Đặng Xuân Kỳ là con trai tôi”. Ông Đặng Xuân Kỳ đi bộ đội từ khi còn thiếu sinh quân, sau đó vào pháo binh và rồi trở thành một trong những người đầu tiên xây dựng lực lượng hải quân Việt Nam. Từ cuối năm 1960 đến năm 1963, ông Kỳ học tại Đại học Tổng hợp quốc gia Lomonoxov, Matxcova (Liên Xô). Từ một người lính, ông vươn lên trở thành Giáo sư triết học, từng giữ chức Viện trưởng Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh); Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Việt Nam; Phó Chủ tịch Chuyên trách Hội đồng Lý luận T.Ư Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX; Ủy viên Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa VI, VII. Công trình nghiên cứu về xây dựng Đảng của GS Đặng Xuân Kỳ đã được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và tái bản nhiều lần.

Năm 1973, ông Trường Chinh tình cờ trông thấy tấm ảnh con trai út Đặng Việt Bắc đang học về nguyên tử ở Liên Xô, mặc quần loe, để tóc dài cùng với các bạn bè quốc tế. Quần loe, tóc dài ở Liên Xô thì hết sức bình thường nhưng đặt trong hoàn cảnh Việt Nam lúc ấy chưa phù hợp. Ngay sau đó, Đặng Việt Bắc bị triệu hồi về nước dù đang học dở năm thứ tư, đã đi thực tập và sắp tốt nghiệp. Đặng Việt Bắc về nước, lập tức đi thẳng vào chiến trường, trở thành một người lính – quyết định đó của ông Trường Chinh gây sốc cho các thành viên trong gia đình. Ông có ba người con trai thì cả ba đều qua quân ngũ.

Cổ huấn tử ca và nếp nhà

Chất nghiêm khắc, “bất vị thân” ấy có từ ông nội của cố Tổng Bí thư Trường Chinh – Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng làm quan to thời Tự Đức. TS Đặng Xuân Bảng nổi tiếng là vị quan thanh liêm, uyên bác, đặc biệt yêu sách. Ông đã xây dựng một thư viện sách lớn nhất Bắc Bộ lúc bấy giờ ở ngay trong nhà mình. Sau này cậu học trò Đặng Xuân Khu đã đọc sách trong thư viện đó. Nhưng người dân của làng Hành Thiện, tỉnh Nam Định lại thuộc lòng cuốn sách dạy con mang tên Cổ huấn tử ca của TS Đặng Xuân Bảng. Trong cuốn sách đó, bằng những lời giản dị, ông đã giáo huấn con cái theo những chuẩn mực đạo đức truyền thống.

Xem thêm: Sinh Năm 1985 Mệnh Gì, Tuổi Gì, Hợp Màu Gì, Hợp Tuổi Nào, Hướng Nào?

Thơ dạy con trai: “Khuyên con giữ việc học hành/ Trước cho biết nhẽ sau dành quyết khoa/ Tìm bạn tìm kẻ văn gia/ Những người cờ bạc giăng hoa chớ cùng”. Thấm nhuần Cổ huấn tử ca, Tổng Bí thư Trường Chinh đã sống một cuộc đời thanh bạch, nghiêm cẩn và dạy con cháu theo những chuẩn mực của nếp nhà.

TS Đặng Xuân Thanh kể: “Cuộc sống của một lãnh tụ như ông tôi không cao sang như người ta vẫn hình dung. Tôi vẫn nhớ những bữa đi học về nhà mâm cơm chỉ có củ cải kho dưa với nồi canh xương. Tôi đã từng “ca”: “Bữa nay dưa, ngày mai dưa, ngày kia cũng dưa”. Ông nội tôi cũng theo tiêu chuẩn mỗi tháng chỉ vài cân thịt lợn, thịt gà mua ở phố Tôn Đản. Thế thôi. Tôi có cảm giác cuộc sống hàng ngày của lãnh tụ và người dân không xa nhau, vì thế niềm tin về lãnh tụ của người dân rất sâu sắc. Nếu cuộc sống lãnh tụ mà xa dân thì niềm tin lại ít đi”.

GS Đặng Xuân Kỳ cũng sống một cuộc đời giản dị, giữ nếp nhà, thẳng thắn, cương trực, xa lạ với cơ hội bon chen, tôn trọng sự thật, ghét giả dối và những phẩm chất ấy như một thứ gia bảo ông truyền lại cho con cháu mình. Thứ quý giá nhất trong nhà ông là sách. Ông có hẳn một thư viện riêng nhiều sách đến nỗi khi chuyển đi, con trai Đặng Xuân Thanh đã phải thuê mười mấy chuyến xe tải.

Hồi còn nhỏ, Đặng Xuân Thanh cũng được ông nội làm cho một tủ sách riêng. Trong gia đình cố Tổng Bí thư Trường Chinh, ai cũng có một tủ sách của mình.

Trong bóng rợp của cây đại thụ Trường Chinh, con cháu của ông đã không “cớm nắng” mà vươn lên mạnh mẽ và dòng chảy thế hệ của gia đình này vẫn tiến về phía trước.

Xem thêm: Ái Dục Là Gì – Ái Dục Là Gốc Của Sinh Tử

Đặng Xuân Thanh sau khi bảo vệ luận án tiến sĩ ở Liên Xô, tiếp tục đam mê với toán học. Anh có những định lý toán mang tên mình ở Liên Xô cũ, nhưng khi về nước lại chấp nhận làm hợp đồng ở Viện Kinh tế Việt Nam, với lương tháng 300 nghìn đồng, không đủ sống. Nhưng từ đây, anh đã khẳng định được tài năng của mình. Tôi biết TS Đặng Xuân Thanh có rất nhiều sách, nói tiếng Anh như gió, thích trao đổi, tranh luận… Trong bóng rợp của cây đại thụ Trường Chinh, con cháu của ông đã không “cớm nắng” mà vươn lên mạnh mẽ và dòng chảy thế hệ của gia đình này vẫn tiến về phía trước. Ở thế kỷ 21, họ vẫn thuộc và làm theo Cổ huấn tử ca.

*

GS Đặng Xuân Kỳ và con trai Đặng Xuân Thanh trong nhà lưu niệm cố Tổng Bí thư Trường Chinh. Ảnh trong bài: tư liệu gia đình cung cấp