Hướng dẫn soạn bài Tiểu sử tóm tắt, gợi ý trả lời câu hỏi bài tập trang 53 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 tập 2.

Bạn đang xem: Tiểu sử tóm tắt ngữ văn 11

1. Kiến thức cần nắm vững1. 1. Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt1. 2. Cách viết tiểu sử tóm tắt2. Hướng dẫn soạn bài Tiểu sử tóm tắt ngắn gọn nhất3. Hướng dẫn soạn bài Tiểu sử tóm tắt chi tiết

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Tiểu sử tóm tắt do Học Tốt biên soạn giúp học sinh nắm được những tri thức cơ bản về tiểu sử tóm tắt: mục đích, yêu cầu và cách thức viết tiểu sử tóm tắt. Hơn nữa, thông qua những câu hỏi bài tập trong SGK các em sẽ được làm quen với kỹ năng viết tiểu sử tóm tắt về một người, nhân vật nào đó trong thực tế.
Cùng tham khảo…

*

Kiến thức cần nắm vững về Tiểu sử tóm tắt

I. Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt

– Tiểu sử tóm tắt là văn bản thông tin một cách khách quan, trung thực những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân.- Mục đích:+ Giới thiệu cho người đọc, người nghe về cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến của người được nói tới.+ Những hiểu biết đó giúp cho người quản lí tìm hiểu, theo dõi và sắp xếp, phân công công việc hợp lí, hiệu quả.+ Ngoài ra nắm được tóm tắt tiểu sử của nhà văn, nhà thơ chúng ta có cơ sở hiểu đúng, hiểu sâu về tác phẩm của họ.- Yêu cầu:+ Thông tin khách quan, chính xác đến người được nói tới.+ Nội dung và độ dài của văn bản cần ngải phù hợp với mục đích được hướng đến.+ Văn phong phải cô đọng, trong sáng, không sử dụng các biện pháp tu từ.

II. Cách viết tiểu sử tóm tắt

Cách viết Tiểu sử tóm tắt bao gồm các bước sau:- Thu thập và xử lí tài liệu: yêu cầu của nội dung và các tài liệu sưu tầm cần phải chính xác, chân thực, đầy đủ, tiêu biểu.

Xem thêm: Ca Sĩ Tăng Phúc Tiểu Sử, Sự Nghiệp Ca Hát, Đời Tư, Tăng Phúc Là Ai

– Xác định độ dài và những nội dung chính: Đọc và nắm được nội dung chính của tài liệu và sưu tập để tìm các ý chính của bản tiểu sử cần tóm tắt.- Các phần cụ thể của một bản tiểu sử tóm tắt thường như sau:+ Giới thiệu khái quát về thân nhân (họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, gia đình, học vấn,…) của người được giới thiệu.+ Hoạt động xã hội của người được giới thiệu: làm gì, ở đâu, mối quan hệ với mọi người,…+ Những đóng góp của người được giới thiệu.+ Đánh giá chung.

Hướng dẫn soạn bài Tiểu sử tóm tắt ngắn gọn nhất

Gợi ý trả lời các câu hỏi bài tập luyện tập bài Tiểu sử tóm tắt ngắn nhất trang 55 SGK Ngữ văn 11 tập 2.Câu 1 – Trang 55 SGKCác trường hợp cần viết tiểu sử tóm tắt là: c và d.Câu 2 – Trang 55 SGKSo sánh tiểu sử tóm tắt với các văn bản khác: điếu văn, sơ yếu lí lịch, thuyết minh.- Điểm giống: đều khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân nào đó.- Điểm khác của các văn bản nằm ở mục đích và hoàn cảnh sử dụng:
+ Điếu văn dùng để ca ngợi công đức và bày tỏ sự tiếc thương người đã mất, được đọc trong lễ truy điệu nên khác tiểu sử tóm tắt, điếu văn cần thêm nội dung tiếc thương người đã mất, lời chia buồn với gia quyến.+ Sơ yếu lí lịch là văn bản hành chính, thường có mẫu cố định, nội dung nhấn mạnh đến các thông tin về nhân thân, do bản thân người khai viết và cần có dấu xác nhận của chính quyền. Trong khi đó, tiểu sử tóm tắt do người khác viết, không cần dấu xác nhận, nội dung chủ yếu tập trung vào hoạt động và đóng góp của người được nói đến.+ Thuyết minh có đối tượng rộng lớn hơn (người, vật, cảnh,…), nội dung thuyết minh phong phú do tùy đối tượng và hành văn cần có tính biểu cảm, hấp dẫn. Tiểu sử tóm tắt có đối tượng là người, lời văn khách quan, nội dung tiêu biểu.Câu 3 – Trang 55 SGKMẫu tiểu sử tóm tắt về nhà thơ Tố HữuNhà thơ, nhà cách mạng Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê gốc ở làng Phù Lai, nay là xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Xem thêm: Coordinating Conjunctions Là Gì, Liên Từ Trong Tiếng Anh Và Những Điều Cần Biết

Tố Hữu sớm tham gia phong trào đấu tranh cách mạng, từng bị giam giữ trong nhiều nhà tù nhưng vẫn kiên định con đường cách mạng đến trọn đời. Ông hoạt động tích cực trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như Chủ tịch ủy ban khởi nghĩa Huế trong cách mạng tháng Tám năm 1945, phụ trách văn hóa nghệ thuật ở cơ quan Trung ương Đảng trên quê hương cách mạng Việt Bắc, Ủy viên bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam, Bí thư trung ương đảng, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.Đường đời, đường cách mạng của Tố Hữu gắn bó và song hành với đường thơ. Ông có những đóng góp lớn lao cho nền văn học cách mạng Việt Nam với bảy tập thơ đồ sộ: Từ ấy (1937-1946), Việt Bắc (1946-1954), Gió lộng (1955-1961), Ra trận (1962-1971), Máu và hoa (1972-1977), Một tiếng đờn (1992) và Ta với ta (1999). Thơ Tố Hữu không những là phương tiện hiệu quả truyền bá cách mạng sâu rộng vào nhân dân mà còn đưa thơ cách mạng lên đỉnh cao nghệ thuật. Với Tố Hữu, thơ cách mạng đạt đến trình độ thơ trữ tình chính trị, hấp dẫn người đọc bởi tính dân tộc, khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn và giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, thương mến.Tố Hữu là lá cờ đầu của nền văn học cách mạng Việt Nam. Qua thơ Tố Hữu, có thể thấy tinh hoa và giá trị của nền văn học cách mạng, một nền văn học coi vận mệnh dân tộc là lẽ sống lớn nhất.

Hướng dẫn soạn bài Tiểu sử tóm tắt chi tiết