(CAO) Ngày 6 và 7-12, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX được tổ chức tại Hà Nội. Là một trong những đại biểu tham dự đại hội, ông Thân Đức Nam, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã chia sẻ với PV Báo Công an TP.HCM về câu chuyện đưa Tổng Công ty XDCTGT 5 (Cienco 5) vượt “bão” và những trăn trở, suy tư ở cương vị mới…

Phóng viên: Nhiều người vẫn kể câu chuyện ông bước chân vào Cienco 5 với vị trí ban đầu là giám đốc một xí nghiệp nhỏ bé trong số cả trăm công ty, xí nghiệp thuộc Tổng Công ty. Nhưng chỉ sau 5 năm, ông đã được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc, tiếp đó là Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng Thành viên, được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động với thành tích đưa Cienco 5 thoát khỏi nguy cơ phá sản, trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng Công trình giao thông, hạ tầng đô thị. Vậy đâu là nhân tố dẫn đến sự thành công này?

Ông Thân Đức Nam:

Những người làm kinh doanh thường hay nói đến thời cơ. Hơn thua nhau ở chỗ nhìn ra cơ hội trước người khác và biến cơ hội đó thành của mình.

Bạn đang xem: Tiểu sử thân đức nam

Năm 2000, tôi được biết lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh rất trăn trở việc mở rộng không gian đô thị để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Sau những chuyến tham quan, nghiên cứu việc mở rộng đô thị ở các quốc gia có diện tích đất nhỏ hẹp, tỉnh Quảng Ninh quyết định lấn biển để để phát triển thành phố Hạ Long.

Do kinh phí từ ngân sách còn hạn chế, tỉnh đề ra chủ trương kêu gọi các nhà đầu tư theo hình thức đổi đất lấy hạ tầng. Đây là mô hình đầu tư khá mới mẻ nên hầu hết các doanh nghiệp đều e ngại, không dám “nhảy” vào. Có người lập dự án rồi nhưng… bỏ đi vì thấy mạo hiểm.

Anh hùng Lao động Thân Đức Nam, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Bản thân tôi lúc đó thì nhận ra đây là cơ hội lớn cho những đơn vị kinh doanh địa ốc. Bởi thành phố Hạ Long nhỏ hẹp, phần lớn đất đai là đồi núi. Mật độ dân cư trong đô thị lúc đó rất cao, nhiều hộ dân có nhu cầu bức thiết về chỗ ở. Vì vậy, nếu tạo ra sản phẩm thì không lo bị ế. Vì vậy, tôi bàn với lãnh đạo Cienco 5 trình bày ý tưởng đầu tư vào dự án đô thị tại Hạ Long.

Sau khi ra Hạ Long tìm hiểu, đánh giá kỹ lưỡng, lãnh đạo Tổng Công ty giao tôi xúc tiến thực hiện các thủ tục. Với uy tín của Cienco 5 cùng nỗ lực của bản thân và sự quan tâm, tạo điều kiện của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh, của TP Hạ Long, năm 2001, dự án lấn biển quy mô 30 ha tại khu vực Vựng Đâng – TP hạ Long đã khởi công.

Một vùng nước tù hoang vắng đã biến thành một công trường rầm rập đêm ngày. Người dân tranh nhau đăng ký mua hết đất khi mặt bằng dự án còn chưa san lấp xong. Phát huy thành quả đó, Chi nhánh tiếp tục thực hiện dự án Cao Xanh rộng 70 ha. Thắng lợi từ 2 dự án này đã khiến nhiều doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ vào các dự án đô thị, góp phần làm thay đổi diện mạo ở vùng đất Di sản Thế giới.

*

Ông Thân Đức Nam trao quà cho trẻ em

Năm 2002- 2003, Cienco 5 đang gặp khó khăn, nhiều đơn vị trực thuộc cũng nằm trong thực trạng “sống dở chết dở” do quản lý lỏng lẻo và đầu tư kém hiệu quả.

Ban lãnh đạo Cienco 5 đặt vấn đề “cứu” Công ty 507- đơn vị thành viên của Cienco 5 (đóng tại Đăk Lăk) đang làm ăn thua lỗ. Chúng tôi phải sáp nhập, dùng nguồn lợi nhuận từ hai dự án thành công ở Quảng Ninh để tái cơ cấu bộ máy Cty 507 gồm 35 xí nghiệp với hơn 500 công nhân cùng số tiền thua lỗ gần 90 tỷ đồng. Sau khi được sắp xếp, giải thể các xí nghiệp làm ăn kém hiệu quả, Công ty 507 tiếp tục đứng vững, làm ăn có lãi.

Tháng 7-2004, tôi được Bộ GTVT điều về làm quyền Tổng giám đốc Cienco 5 khi Tổng Công ty bên bờ vực phá sản. Bấy giờ, với số nợ quá lớn lên đến 2.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu chỉ hơn 100 tỷ nhưng đã thua lỗ hơn 600 tỷ.

Sau khi đánh giá tình hình, xem xét phương án khắc phục do Ban lãnh đạo mới của Cienco 5 đưa ra, Chính Phủ và Bộ GTVT đã quyết định giữ lại một doanh nghiệp Nhà nước vốn xuất thân từ Ban Xây dựng 67 Anh hùng có đóng góp nhiều công lao, xương máu trong kháng chiến, gắn liền với việc xây dựng, bảo vệ con đường Trường Sơn huyền thoại, nay là đường Hồ Chí Minh.

Nhờ đó, một số khoản nợ đến hạn được khoanh lại, những công trình mà đơn vị đã hoàn thành được đẩy mạnh nghiệm thu, thanh toán. Cùng với hiệu quả từ hàng loạt các công trình, dự án được quản lý theo tiêu chuẩn mới, sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, nhân viên lao động, Cienco 5 từng bước cân đối về tài chính và thặng dư vốn. Từ chỗ thua lỗ âm vốn với số tiền lớn, đến thời điểm cổ phần hóa (năm 2014) vốn chủ sở hữu của Cienco 5 là 435 tỷ đồng.

Xem thêm: Anh Chàng Vđv Đạt “Kỷ Lục” Nhảy Xa Nhất Thế Giới, Luật Và Kỷ Lục Nhảy Xa Mới Nhất

Tháng 1-2011, tôi vô cùng xúc động, hạnh phúc khi được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Danh hiệu này có sư chung sức, đồng long và là thành quả chung của những cán bộ công nhân viên đã dốc tâm, dồn lực với ban lãnh đạo Cienco 5.

Phóng viên: Hơn mười năm chèo lái “con thuyền” Cienco 5, bí quyết thành công là gì, thưa ông?

Ông Thân Đức Nam

Đối với một cá nhân cũng như một tập thể, muốn thành công phải thẳn thắng nhìn nhận vào những hạn chế, khuyết điểm của mình để sửa chữa, điều chỉnh.

Phải nhanh nhạy, tinh tế trong việc đánh giá, xử lý công việc, kích thích, phát huy năng lực, nhiệt tâm của cán bộ, nhân viên, biết dùng đúng người, đúng việc. Phải biết đặt lợi ích chung, lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân.

*

Ông Thân Đức Nam trao quà trung thu cho nạn nhân chất độc da cam Đà Nẵng

Người lãnh đạo phải có tâm, nếu thiếu tâm thì không thể hết lòng thực hiện mục tiêu chung, dễ chán nản, không tìm được lối thoát khi gặp khó khăn, đồng thời chỉ lo vun vén cá nhân và sớm hay muộn thì cũng sẽ gây bè phái, làm mất đoàn kết nội bộ.

Người lãnh đạo phải có tài, chữ tài ở đây thể hiện là ở tầm nhìn chiến lược. Rồi từ định hướng chiến lược thì phải có chiến thuật phù hợp, có bước đi hợp lý đồng thời dám nghĩ dám làm, quyết đoán.

Nhưng người lãnh đạo dù chuyên môn giỏi đến mấy, nếu không phát huy tốt trí tuệ tập thể thì khó tạo ra được sự thống nhất, cùng ý chí. Ngay trong doanh nghiệp, dù là cổ phần hóa hay không thì vẫn phải giữ vững nguyên tắc lãnh đạo tập trung dân chủ.

Phóng viên: Tháng 5-2011 ông được bầu làm Đại biểu Quốc hội, đơn vị TP Đà Nẵng. Đến tháng 6/2013, ông được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và thôi công tác tại Cienco 5. Ông thấy điều khác nhau lớn nhất giữa hai vị trí này?

Ông Thân Đức Nam:

Người đứng đầu doanh nghiệp thì vấn đề quan tâm hàng đầu là củng cố, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, nỗ lực tìm kiếm lợi nhuận cho doanh nghiệp và trả lương tốt nhất cho người lao động của mình.

Còn đại biểu Quốc hội thì do nhân dân bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước.

Vì vậy, đại biểu Quốc hội phải luôn lắng nghe, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, hiểu rõ tình hình trong nước và quốc tế, nắm vững đường lối đối nội, đối ngoại để đóng góp ý kiến xây dựng các chủ trương, đường lối xây dựng, bảo vệ đất nước; giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của xã hội, của nhân dân, bao gồm cả lợi ích của doanh nghiệp.

Xem thêm: Tiểu Sử Doãn Quốc Đam Wiki

Phóng viên: Ông có chia sẻ gì với các doanh nhân được vinh dự tham gia Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần này?

Ông Thân Đức Nam:

Trong bối cảnh đất nước đang nỗ lực để xây dựng và phát triển kinh tế, vai trò của các doanh nhân ngày càng được khẳng định. Doanh nhân làm giàu chân chính, giải quyết được nhiều việc làm, đóng góp nhiều cho ngân sách, góp sức chung tay xây dựng đất nước phát triển đó là yêu nước và đáng được tôn vinh.