Nguyễn Bá Ngọc (1952-1965) là học sinh lớp 4 b năm học 1964- 1965 tại xã Quảng Trung huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, vừa tròn 13 tuổi.

Bạn đang xem: Tiểu sử nguyễn bá ngọc

Bạn đang xem: Tiểu sử nguyễn bá ngọc

Năm 1964: Mỹ ồ ạt đưa quân vào miền Nam, vừa cho máy bay leo thang đánh phá các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Máy bay ném bom vào cả trường học, bệnh viện. Nguyễn Bá Ngọc và các bạn phải đi học trong cảnh sơ tán dưới hầm, hào.

Ngày 4 tháng 4 năm 1965: máy bay Mỹ đã tới ném bom, bắn phá xã Quảng Trung. Hôm ấy là ngày chủ nhật, người lớn đã ra đồng làm việc chỉ còn các trẻ em ở nhà. Nghe tiếng máy bay, bố của Nguyễn Bá Ngọc vội vàng vác súng chạy đến địa điểm tổ săn máy bay. Phàn – anh của Ngọc là giao liên của xã đội cũng chạy ra vị trí chiến đấu. Trong khi đó, Ngọc cùng mẹ dẫn 5 em nhỏ xuống hầm trú ẩn.

Noi gương quên mình cứu em nhỏ, thiếu nhi cả nước ta đã học tập và làm theo Nguyễn Bá Ngọc. Ngay nay ấy và năm sau, đã xuất hiện: Trần Thị Miên, Trần Thị Vệ (Thanh Hóa), Trần Quốc Ý (Nghệ Tĩnh)… đã liên tiếp dũng cảm cứu bạn, cứu em nhỏ trong bom đạn của địch. Một số ngôi trường tiểu học đã lấy theo tên Nguyễn Bá Ngọc.

Nguyễn Bá Ngọc – người Anh hùng được truy tặng danh hiệu sau 50 năm

Ngày 1/9, các cấp chính quyền tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung ương Đoàn tổ chức lễ truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước cho liệt sỹ Nguyễn Bá Ngọc.

*

Thay mặt Đảng và Nhà nước, ông Đỗ Trọng Hưng – Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho thân nhân Anh hùng Nguyễn Bá Ngọc

Đây là những trọng điểm giao thông huyết mạch nối liền Quốc lộ 1A, đế quốc Mỹ ra sức đánh phá nhằm cắt đứt mạch máu giao thông, khiến miền Bắc không thể chi viện cho miền Nam.

Xem thêm: Vì Sao 1 Không Phải Là Số 1 Có Phải Số Nguyên Tố Không, Vì Sao 1 Không Phải Là Số Nguyên Tố

Những ngày đầu tháng 4/1965, từng tốp máy bay Mỹ thi nhau đánh phá, ném bom xuống phà Ghép ngăn không cho các đoàn xe của ta chi viện chiến trường miền Nam.

Làng Ngọc Trà, xã Quảng Trung ở bên bờ sông Yên (phà Ghép qua sông Yên) bị đánh phá ác liệt. Lúc này, người dân trong làng đều cầm súng đánh giặc, giúp đỡ các lực lượng. Ở nhà, chỉ còn những người già, trẻ nhỏ trú ẩn trong các hầm.

*

Nhân dân, chính quyền các cấp dâng hoa, thắp hương tưởng niệm Anh hùng Nguyễn Bá Ngọc

Vừa đến thì thấy Khương (là bạn cùng trang lứa với Ngọc) bị bom đánh trúng tử vong, cạnh vách nhà, bé Oong mới 6 tuổi đang khóc thét, Ngọc liền đưa em về hầm nhà mình trú.

Bom đạn tiếp tục dội xuống làng, nhưng biết ngoài kia vẫn còn những em nhỏ bơ vơ không nơi trú ẩn. Một lần nữa Ngọc ra khỏi hầm, tìm thấy em Đơ, Ngọc liền ôm em, lấy thân mình che chở cho em rồi bò về hầm. Đang bò được một đoạn, thấy em Toanh bị thương, toàn thân chỉ thấy máu, Ngọc liền bảo em túm lấy thân mình rồi cùng bò đưa hai em về hầm nhà mình trú ẩn. Về đến hầm an toàn, lúc này Ngọc mới biết mình bị trúng mảnh bom vào trước ngực, máu chảy.

*

 

Người thiếu niên dũng cảm Nguyễn Bá Ngọc cứu sống các em nhỏ trong mưa bom bão đạn sau này được Nhà nước công nhận là liệt sỹ. Và hành động dũng cảm ấy, sau 50 năm, Chủ tịch nước đã quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cho Nguyễn Bá Ngọc.

Xem thêm: Lều Phương Anh Tiểu Sử Ca Sĩ Lều Phương Anh, Tiểu Sử Ca Sĩ Lều Phương Anh

Về Quảng Trung, vùng quê cách mạng, ngôi trường mang tên Nguyễn Bá Ngọc, tượng đài anh sừng sững giữa trường luôn là hình ảnh, biểu tượng thiêng liêng, là tấm gương sáng cho các thế hệ trẻ của quê hương – quê hương người anh hùng 14 tuổi cứu các em nhỏ trong mưa bom, bão đạn./.