Lê Thị Hồng Gấm, sinh nǎm 1951, trong một gia đình nông dân lao động ở xã Long Hưng, huyện Châu Thành, Mỹ Tho (nay thuộc Tiền Giang). Tham gia cách mạng từ nhỏ, việc gì được giao cũng nhận và hǎng hái làm tròn. Đối với đồng đội thì ơn nghĩa chí tình như đứa em gái. Công việc của người chiến sĩ giao liên không lúc nào hết.Bạn đang xem: Nữ anh hùng lê thị hồng gấm

Đối với Gấm, công việc càng nhiều hơn. Lúc nào cần, ở đâu cần, việc gì cần, cô đều xung phong đảm nhận. Làm giao liên ở xã cũng như ở huyện, làm xã đội phó cũng như chỉ huy trung đội du kích vành đai, tiếp tế đạn dược cho tỉnh hay vận chuyển lương thực cho khu, phục kích quân Mỹ hay diệt trừ một ổ ác ôn, tổ chức võ trang tuyên truyền hay vận động quần chúng… việc nào Gấm cũng hoàn thành tất và còn vận động được nhiều người cùng làm. Chị nhớ tới lần đầu diệt Mỹ. Lúc ấy các anh chị chưa tin cô bé nhỏ bé như Gấm. Chưa đủ sức mang súng trường lại có thể vào du kích đánh giặc.

Bạn đang xem: Tiểu sử lê thị hồng gấm

Gấm liền rủ mấy bạn gái cùng lứa bí mật đi kiếm mìn, lựu đạn, pháo lép và học lỏm cách gài lựu đạn, đánh mìn. Phải cho các chú, các anh chị biết Gấm không còn là trẻ con nữa. Gấm dò la biết được đường đi lối lại của bọn giặc, trong một trận càn ở làng bên. Cô chọn vị trí, chôn trái mìn và trèo lên cây theo dõi. Giặc đi càn về, nghênh ngang, lếch thếch vì các thứ vơ vét được, bị trúng trái mìn. Tiếng nổ ầm vang cả một vùng, nǎm tên xâm lược Mỹ bị xé xác. Từ đấy, Gấm trở thành du kích và lúc nào cũng vui vẻ, nhanh nhẹn, mưu trí thắng địch. Lần này Gấm cũng quyết không cho địch thực hiện ý đồ của chúng. Gấm sẵn sàng hy sinh bắt chúng phải trả cái giá cao nhất.

Đối với Gấm, công việc càng nhiều hơn. Lúc nào cần, ở đâu cần, việc gì cần, cô đều xung phong đảm nhận. Làm giao liên ở xã cũng như ở huyện, làm xã đội phó cũng như chỉ huy trung đội du kích vành đai, tiếp tế đạn dược cho tỉnh hay vận chuyển lương thực cho khu, phục kích quân Mỹ hay diệt trừ một ổ ác ôn, tổ chức võ trang tuyên truyền hay vận động quần chúng… việc nào Gấm cũng hoàn thành tất và còn vận động được nhiều người cùng làm.

Xem thêm: ” Hot Girl Ngủ Gật Thủy Tiên Bị Phàn Nàn Vì Style Ăn Mặc

Chuyến đi này cũng bình thường như hàng trǎm chuyến đi khác, ngay sát cǎn cứ giặc. Khắp nơi là giặc, nhưng cũng là ta xen kẽ. Đột nhiên có tiếng động rầm rầm. Gấm biết đấy là máy bay trực thǎng địch đi trinh sát. Tất cả con người Gấm như biến đổi. Đang là cô em gái dịu dàng, nhỏ nhẹ, bỗng thành một người chỉ huy quyết đoán. Gấm giục hai bạn, chạy về phía đám vườn xanh xanh phía xa. Còn Gấm thong thả bước về hướng ngược lại. Bãi trống quá, rõ ràng bọn giặc đã nhìn rõ và đang ào tới định đổ quân vây bắt cả ba. Thấy mất hút hai người, cả hai máy bay vòng về phía Gấm. Lúc này Gấm rảo bước. Máy bay địch vội rượt theo.

Xem thêm: Lời Bài Hát Anh – Những Bài Hát Do Ca Sĩ Thùy Chi Trình Bày

*

Trận đánh quyết liệt ấy, trận đánh cuối cùng ấy diễn ra khi Gấm mới 19 tuổi. Mười chín tuổi đời con gái, phơi phới như mùa xuân. Lê Thị Hồng Gấm ngã xuống không kịp biết mùa xuân của đất trời, ngã xuống tự nhiên như tự nhiên lao vào cuộc chiến đấu, tìm địch mà đánh, tìm bọn xâm lược mà giết. Cái hào khí ấy như thấm vào mùa xuân quê hương, để mỗi độ xuân về, bao nhiêu người lại nhớ tới cô gái 19 tuổi đũng mãnh và hiền dịu ấy.