“Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe Lời Thiên Chúa và đem ra thực hành” (Lc 8,21)

*

Quả thực trước giờ, Thiên Chúa và tôi có một khoảng cách rất xa lạ, không gần gũi được. Dường như trong tâm thức của bản thân, Thiên Chúa là một thần linh quá cao vời mà tôi không thể chạm tới dù bằng cảm nhận. Cảm giác luôn luôn sợ hãi sau mỗi lần phạm tội, sợ hãi bởi quá khứ hoen ố của bản thân. Sợ bị trừng phạt, sợ đủ điều và nó cứ kìm hãm tôi xoay quanh vòng luẩn quẩn đó. Và tôi đến với Người trong sợ hãi, trong bổn phận trách nhiệm mà thôi, chứ lòng yêu mến thật sự thì chưa có. Bạn đã bao giờ ở trong tình trạng như tôi?

*

Chúng ta biết ngay trong thời Cựu Ước, con người thường ở trong tình trạng sợ hãi Thiên Chúa. Họ luôn xem Thiên Chúa là một vị thẩm phán ở chốn cao vời mà con người khó có thể chạm tới được. Chính vì lẽ đó, Thiên Chúa đã nghĩ đến cách để làm cho con người gần gũi với Ngài, khi cho Chúa Giêsu đến trần gian, làm người bắc cầu nối giữa Thiên Chúa với con người, giữa con người với Thiên Chúa. Để với một Đấng vừa là người vừa là Thiên Chúa, con người mới có khả năng gần gũi với Thiên Chúa. Nếu Thiên Chúa không xuống thế làm người mà chỉ là Thiên Chúa của Cựu Ước thì con người sẽ mãi hoảng sợ Thiên Chúa.

Bạn đang xem: Thiên chúa là ai

Thiên Chúa muốn đến với con người trong tình nghĩa, tình thân và tình gia đình chứ không phải cái tình giữa chủ và tớ, giữa Đấng tạo thành và tạo vật.

*

Cho nên hôm nay Chúa Giêsu nói: “Mẹ và anh em tôi là những người nghe lời Chúa và đem ra thực hành” (Lc 8, 21). Chúa muốn những người đi theo Chúa, tin Chúa thì đến với Ngài trong tình gia đình, cha con, anh em chứ không phải cái tình giữa chủ và tớ. Thiên Chúa không muốn như vậy. Ngài không muốn chúng ta đến với Ngài chỉ vì trách nhiệm bổn phận của tớ đối với chủ. Nhưng là vì lòng yêu mến, vì tình thân cha con, anh chị em trong một gia đình.

Chúa Giêsu chính là hình ảnh hữu hình của Thiên Chúa vô hình. Ngài rất gần gũi với chúng ta. Bằng con mắt thể lý chúng ta không thể nhìn thấy Ngài, bằng các giác quan thể lý chúng ta càng không thể chạm tới Ngài. Nhưng bằng con mắt đức tin, chúng ta thấy Ngài rất gần với chúng ta, Ngài hiện diện với chúng ta không chỉ trong mọi không gian và thời gian mà rất cụ thể, rõ ràng, gần gũi ngay trong Lời của Ngài, ngay trong Bí tích Thánh Thể. Lời của Chúa là chính Chúa, Bí tích Thánh Thể chính là thân thể Ngài mà hằng ngày chúng ta vẫn được chạm tới. Có điều mỗi khi tham dự Thánh lễ, tham dự bàn tiệc Lời Chúa, bàn tiệc Thánh Thể, chúng ta hầu như không ý thức được điều đó. Vì thế Thiên Chúa đối với chúng ta vẫn luôn là một vị Thiên Chúa xa vời vợi, một vị thẩm phán. Và cứ thế chúng ta chỉ biết làm mọi vì sợ hãi, vì bổn phận trách nhiệm của đầy tớ đối với chủ.

*

Vì vậy muốn xóa bỏ khoảng cách giữa chúng ta với Thiên Chúa, cách tối ưu nhất mà Chúa Giêsu dạy chúng ta hôm nay đó là: “nghe và thực hành lời Chúa”. Chỉ có như thế chúng ta mới thật sự trở nên con đối với Cha và anh em với Chúa trong cùng một gia đình.

Tuy nhiên việc nghe và thực hành Lời Chúa không hề dễ dàng nếu chỉ dựa vào khả năng, sức riêng của chúng ta. Cho nên chúng ta xin Chúa Giêsu ban Thần khí ơn khôn ngoan, ơn sức mạnh và lòng yêu mến Ngài xuống trên chúng con, mở lòng, mở trí chúng con để chúng con nghe được Lời của Chúa và được nên một với Ngài.

*

Xin Chúa Giêsu, Đấng chấp nhận xuống thế làm người như chúng con, để làm cầu nối gắn kết chúng con lại với Thiên Chúa, xin tiếp tục hướng dẫn chúng con và không ngừng ban những ơn cần thiết cho chúng con, để chúng con ngày càng được gần gũi, mật thiết với Thiên Chúa hơn. Amen.

showbizvn.com

Bình luận

*

()”Các con đã lãnh nhận nhưng không, thì hãy cho nhưng không”

Thứ Năm Tuần XIV Mùa Thường Niên Năm B

Bài đọc 1:St 44, 18-21. 23b-29; 45, 1-5Bài đọc 2:Đáp ca:Tv 104, 16-17. 18-19. 20-21Phúc âm:Mt 10, 7-15

Bài đọc1:St 44, 18-21. 23b-29; 45, 1-5

“Để cứu sống anh em mà Thiên Chúa đã sai em xuống Ai-cập trước anh em”.

Trích sách Sáng Thế.

Trong những ngày ấy, Giuđa lại gần mà nói thật thà với Giuse rằng: “Thưa ngài, xin ngài nghe tôi tớ của ngài nói đôi lời, xin ngài đừng phẫn nộ với tôi tớ của ngài, vì sau vua Pharaon ngài là chủ của tôi. Trước đây ngài đã hỏi các tôi tớ ngài rằng: ‘Các ngươi còn cha, còn đứa em nào nữa chăng?’ Chúng tôi đã trả lời với ngài rằng: Chúng tôi còn cha già, và một đứa em út sinh ra lúc cha chúng tôi đã già. Anh áp út đã chết rồi: mẹ nó chỉ còn lại một mình nó, cha chúng tôi thương nó lắm. Vậy mà ngài đã bảo các tôi tớ ngài: ‘Hãy đem nó tới đây cho ta xem thấy nó’. Chúng tôi đã thưa với ngài rằng: ‘Đứa nhỏ không thể bỏ cha nó được’. Nhưng ngài đã nói dứt khoát với các tôi tớ ngài rằng: ‘Nếu em út các ngươi không tới với các ngươi, thì các ngươi sẽ không thấy mặt ta nữa’. Vậy khi chúng tôi trở về cùng tôi tớ của ngài là cha chúng tôi, chúng tôi đã thuật lại hết mọi điều ngài đã nói. Cha chúng tôi bảo rằng: ‘Các con hãy trở lại mua thêm ít lúa thóc nữa’. Chúng tôi trả lời với người rằng: ‘Chúng con không thể đi được. Nếu em út đi với chúng con, thì chúng con cùng đi chung với nhau. Nếu em út không đi với chúng con, thì chúng con không dám đến trước mặt người’. Cha chúng tôi nói: ‘Các con biết rằng bạn ta chỉ sinh ra cho ta hai đứa con trai, một đứa đã ra đi và các con đã nói nó phải thú dữ ăn thịt, và cho đến nay chưa thấy nó trở về; các con lại đem thằng này đi nữa, nếu dọc đường có gì rủi ro xảy đến cho nó, thì các con đưa cha già đầu bạc sầu não này xuống suối vàng cho rồi””.

Khi ấy Giuse không thể cầm lòng nổi trước mặt mọi người đang đứng đấy, nên truyền cho mọi người ra ngoài, và không còn người nào khác ở đó lúc ông tỏ cho anh em biết mình, ông khóc lớn tiếng: những người Ai-cập và cả nhà vua đều nghe biết. Giuse nói với các anh em rằng: “Tôi là Giuse đây, cha còn sống không?” Các anh em sợ hãi quá nên không dám trả lời. Giuse nói với anh em cách nhân từ rằng: “Hãy đến gần tôi”. Khi họ đến gần, ông lại nói: “Tôi là Giuse em các anh mà các anh đã bán sang Ai-cập. Các anh chớ khiếp sợ, và đừng ân hận vì đã bán tôi sang đất này, vì chưng để cứu sống các anh em mà Thiên Chúa đã sai tôi sang Ai-cập trước anh em”.

Đó là lời Chúa.

Bài đọc2:

Phúc âm:Mt 10, 7-15

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các Tông đồ rằng: “Các con hãy đi rao giảng rằng ‘Nước Trời đã gần đến’. Hãy chữa những bệnh nhân, hãy làm cho kẻ chết sống lại, hãy làm cho những kẻ phong cùi được sạch và hãy trừ quỷ. Các con đã lãnh nhận nhưng không thì hãy cho nhưng không. Các con chớ mang vàng bạc, tiền nong trong đai lưng, chớ mang bị đi đường, chớ đem theo hai áo choàng, chớ mang giày dép và gậy gộc, vì thợ thì đáng được nuôi ăn.

“Khi các con vào thành hay làng nào, hãy hỏi ở đó ai là người xứng đáng, thì ở lại đó cho tới lúc ra đi. Khi vào nhà nào, các con hãy chào rằng: ‘Bình an cho nhà này’. Nếu nhà ấy xứng đáng thì sự bình an của các con sẽ đến với nhà ấy. Nhưng nếu ai không tiếp rước các con và không nghe lời các con, thì hãy ra khỏi nhà hay thành ấy và giũ bụi chân các con lại. Thật, Thầy bảo các con: Trong ngày phán xét, đất Sôđôma và Gômôra sẽ được xét xử khoan dung hơn thành ấy”.

Đó là lời Chúa.

Đáp ca:Tv 104, 16-17. 18-19. 20-21

Đáp: Các ngươi hãy nhớ lại những điều kỳ diệu Chúa đã làm (c. 5a).

Xướng:

1) Chúa đã gọi cảnh cơ hàn về trên đất nước, và rút đi mọi sự nâng đỡ bằng cơm bánh. Ngài đã sai một người đi trước họ: Giuse đã bị bán để làm nô lệ. – Đáp.

2) Thiên hạ đã lấy xiềng để trói chân người, và cổ người bị cột bằng xích sắt, cho tới khi ứng nghiệm lời tiên đoán của người, lời của Chúa đã biện minh cho người. – Đáp.

3) Vua đã sai cởi trói cho người, Chúa của chư dân cũng đã giải phóng người. Vua đã tôn người làm chủ của mình, và làm chúa trên toàn diện lãnh thổ. – Đáp.

ALLELUIA: Tv 94, 8ab

Alleluia, alleluia! – Ước gì hôm nay các bạn nghe tiếng Chúa, và đừng cứng lòng. – Alleluia.

Lời chúa:

Các con đã lãnh nhận nhưng không, thì hãy cho nhưng không

Suy niệm:

NƯỚC TRỜI ĐÃ ĐẾN GẦN!

Dọc đường hãy rao giảng rằng Nước Trời đã đến gần. Anh em hãy chữa lành người đau yếu, làm cho kẻ chết sống lại.” (Mt 10,7-8)

Suy niệm: “Nước Trời đã đến gần!” Đó là sứ điệp Đức Giê-su muốn các môn đệ loan báo. Nước Trời không hệ tại ở những chuyện vật chất thuần túy, nhưng nơi các giá trị thiêng liêng con người nhận được như hoán cải, được lành bệnh, xua trừ khỏi ma quỉ, được cho sống lại… Tất cả dấu chỉ ấy cho thấy sự hiện diện rất gần của Nước Trời giữa nhân loại này. Khi loan báo về Nước Trời, các môn đệ được mời gọi sống như cung cách Thầy mình dạy: khó nghèo, biết khước từ những gì không phù hợp với Tin Mừng, để chỉ chuyên tâm lo việc rao giảng mà thôi. Sự khó nghèo ấy của người môn đệ là bằng chứng hùng hồn cho thế gian thấy Nước Trời đã đến gần.

Mời Bạn: ĐTC Phanxicô nói: “Các con đừng sợ đi ngược dòng đời, khi mà những giá trị được bày ra cho chúng ta là những giá trị xấu, muốn cướp mất hy vọng của chúng ta.” Bạn có sợ phải lội ngược dòng đời khi sống các giá trị Tin Mừng như nghèo khó, đơn sơ, phó thác? Theo bạn, sống và loan báo các giá trị Tin Mừng có nhất thiết phải đầy đủ phương tiện mới có thể thực hiện? Bạn sẽ trả lời sao cho hợp ý Chúa Giê-su?

Sống Lời Chúa: Hôm nay tôi sống nghèo khó và bác ái với người khác như một cách thức cho thấy Nước Trời đang hiện diện.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin cho con ý thức sứ vụ loan báo Nước Trời là sứ vụ hàng đầu. Xin cho đời sống chân thành, bác ái, đơn sơ, khó nghèo của chúng con như dấu chỉ cho thấy Nước Trời đã đến gần. Amen.

Xem thêm: Phan Minh Thành

*
*
*
*

Sách sắp xuất bản

Sách Chuyện Khó Nói

Sách Trận chiến giữa Thiên Chúa và ma quỷ

Sách Ma quỷ

Tin tức giáo hội

Nữ tu bị ba thiếu nữ đâm chết được tuyên phong chân phước

Thẩm phán bị mafia Sicily sát hại sẽ được tuyên chân phước

Chỉ trong một tuần qua có 10 giám mục qua đời vì Covid-19

Người Công Giáo Trung Quốc tức giận vì cuốn sách tuyên bố Chúa Giêsu giết tội nhân

Lên án bạo lực nhân danh tôn giáo

Bài viết mới nhất

*

Ba đặc ân quan trọng

*

Chúa Giê-su dạy ta điều gì?

*

Thiên Chúa ở đâu, làm gì?

Vi-rút cực độc

*

Tuần Cửu nhật kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp

78203 Lượt xem

*

Xin cầu nguyện khẩn cấp!

61540 Lượt xem

*

Nhà Thờ Công Giáo Ở Tỉnh Giang Tây Ép Buộc Treo Chân Dung Ông Tập Thay Hình Tượng Đức Mẹ

51610 Lượt xem

*

Tỷ phú công nghệ Bill Gates: “Tin Chúa là cách lựa chọn khôn ngoan nhất”

46837 Lượt xem Video – Clip

Trong hành trình sa mạc, Chúa đã nuôi dân của Người trong sa mạc bằng bánh Manna, bằng những lời chỉ dẫn của Ngài. Còn với chúng ta thì Người vẫn tiếp tục nuôi dưỡng, không chỉ bằng bánh Mana mà còn bằng Thánh Thể, bằng Lời của Người – Là thần lương được ban tặng để nuôi dưỡng chúng ta mỗi ngày. Vì thế mỗi lần cử hành phụng vụ Thánh là mỗi lần chúng ta được đến trước thánh nhan Chúa. Được ăn lấy những lời hằng sống, ăn lấy chính Thánh Thể của Người. Để chúng ta tiếp tục cuộc hành trình sa mạc nơi dương thế cho đến ngày hoàn tất hành trình đó trong cuộc vượt qua cái chết để đến với sự sống đời đời.

Quả thật, Lời của Chúa không chỉ là lời hằng sống mà đó còn là những “chìa khóa” để tháo gỡ những “nút thắt” mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Vậy đâu là “nút thắt” và đâu là “chìa khóa” mà Chúa nói đến ngày hôm nay?

*

Sự bất nhất trong lời nói và hành động

Hôm nay, Chúa Giêsu dùng Lời của Người để khai mở cho chúng ta cái “nút thắt” mà chúng ta thường thấy trong cuộc sống hằng ngày. “Nút thắt” này làm cho nhiều người trở nên bối rối vì không biết nên ứng xử như thế nào. Cái “nút thắt” đó chính là sự bất nhất giữa lời nói và hành động. Giữa lời giảng dạy và cách sống của những người mà chúng ta được thụ huấn với họ.

Qua bài Tin Mừng hôm nay. Chúa kể lại chuyện những người Pha-ri-sêu giảng dạy, ngồi lên tòa Mô-sê và dùng Lời của Chúa nhưng trong cuộc sống thật của họ thì lại ngược lại. Đứng trước “nút thắt” đó thì người môn đệ phải làm thế nào? Có phải là người môn đệ bắt bẻ lại họ mà không lắng nghe lời của Chúa xuất từ miệng họ hay không? Hay là người môn đệ bắt chước lại cứ nghe lời Chúa và sống bậy bạ như họ?

Không! Dường như điều đó là không thể. Trong đời sống tu cũng vậy, nhiều khi chúng ta thấy được sự bất nhất của người hướng dẫn mình. Có thể họ nói, giảng dạy hay nhưng đời sống và hành động của họ lại ngược lại với những điều họ dạy. Và trong trường hợp đó chúng ta phải làm gì?.

Chìa khóa tháo gỡ “nút thắt”

Chúa Giê-su đã cho chúng ta một chìa khóa để gỡ cái “nút thắt”, đó là: những gì mà họ nói về Lời của Chúa thì chúng ta hãy làm theo, dẫu rằng họ sống ngược với những gì họ nói. Những gì Chúa Giê-su dạy qua họ thì chúng ta làm còn những gì họ sống ngược với lời Chúa thì chúng ta không bắt chước sống theo họ.

Cho dù chúng ta là những người tu sĩ hay là giáo dân đi chăng nữa thì cũng hãy luôn nhớ lấy nguyên tắc này như là “chìa khóa” để tháo gỡ những “nút thắt” trong lòng. Đừng vì người khác sống dở mà Lời của Chúa qua họ thì chúng ta lại không nghe, không đón nhận. Hay nhiều khi thấy họ sống dở thì bản thân chúng ta lại sống dở giống họ. Tất cả những điều đó là làm ngược với những lời mà Chúa Giê-su dạy cho chúng ta.

*

Chọn lựa giữa người của Thiên Chúa và Lời của Thiên Chúa?

Và để cho “chìa khóa” này được người ta đón nhận thì Chúa Giêsu một lần nữa phân định cho chúng ta giữa Thiên Chúa và những người đại diện cho Người. Dù bản thân họ có cao siêu, vĩ đại hay thánh thiện đến đâu đi chăng nữa thì họ cũng không phải là Thiên Chúa. Chính bởi vậy nên Chúa Giêsu đã nhắc lại: “Phần anh em, thì đừng để ai gọi mình là “Ráp-bi”, nghĩa là thầy. Vì anh em chỉ có một Thầy; còn tất cả anh em đều là anh em với nhau. Anh em cũng đừng gọi ai dưới đất này là cha của anh em. Vì anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời. Anh em cũng đừng để ai gọi mình là người lãnh đạo. Vì anh em chỉ có một vị lãnh đạo, là Đức Ki-tô” (Mt 23, 8-10).

Khi phân vân giữa người của Thiên Chúa và Lời của Thiên Chúa có sự bất nhất đó thì chúng ta phải hướng về Thiên Chúa chứ không phải hướng về người trung gian. Chính vì không hiểu được nguyên tắc này nên bao nhiêu người sống đời tu vấp ngã chỉ vì thấy sự bất nhất nơi người hướng dẫn mình mà bỏ về và thậm chí là bỏ đạo.

Cầu nguyện:

Xin Chúa cho chúng con nghe và hiểu được nguyên tắc này. Để chúng con có thể gỡ được “nút thắt” thường xảy ra trong cuộc sống hằng ngày, đó chính là sự bất nhất của người hướng dẫn đối với chúng con. Đồng thời Xin Chúa giúp cho chúng con biết cố gắng tránh xa sự bất nhất đó để giữa lời chúng con rao giảng và cuộc sống của chúng con nên một. Và để từ đó lời Chúa được người khác dễ dàng đón nhận và lời Chúa được sinh hoa kết quả nơi tâm hồn người khác cách hiệu quả hơn.

(Trích bài giảng cha Gio-an Lưu Ngọc Quỳnh CSsR trong thánh lễ của nhà Tĩnh tâm Giê-ra-đô)

Maria Hoàng Thảo

Truyền thông sinh viên Công Giáo

*

Em, cô gái hai mươi bốn tuổi, chưa một lần có hứng thú tìm hiểu về tính dục. Em bất thường nhưng luôn nghĩ mình bình thường. Em và Linh chơi thân với nhau. Dường như có chuyện gì hai đứa cũng kể cho nhau nghe. Hôm đó em kể cho Linh nghe về chuyến đi chơi dài ngày với những anh bạn trong xứ. Linh có vẻ ngạc nhiên hỏi:

Chơi gần gũi với con trai như vậy mà cậu không có cảm giác gì sao?

Cảm giác là cảm giác gì? Em vô tư hỏi lại.

Rồi em tiếp tục kể về những trò chơi, rồi ăn, uống, ngủ, nghỉ ra sao…Linh chưa hết vẻ ngạc nhiên và tiếp tục hỏi em:

Cậu không có cảm giác gì khi ăn chung, ngủ chung với các anh sao?

Sau một hồi hỏi về những hành động cũng như cảm xúc của em, Linh kết luận:

Cậu vô cảm thật rồi!

Linh nói với em như thế nhưng em không mấy để ý tới lời đó của Linh.

Bảy tháng sau, khi được tham gia lớp tính dục học, em mới thật sự tin là mình không bình thường như bao cô gái khác. Em bắt đầu suy nghĩ nhiều hơn về bản thân. Em nhớ là đã nghe nhiều những câu chuyện cuộc đời liên quan đến tính dục từ những người bạn. Họ cảm thấy mệt mỏi khi phải chiến đấu với những ham muốn trong mình. Em nghe, biết nhưng lại không có được cảm giác như họ. Em cũng nghe đâu đó những chuyện hãm hiếp phụ nữ và trẻ em, em thấy được sự nguy hiểm nhưng chỉ dừng ở đó mà không có một chút cảnh giác nào. Những cảm giác về tính dục trong em hình như đang bị đóng băng. Bởi em vô cảm với thế giới này.

Với một xã hội ảnh hưởng nhiều bởi thế giới của tính dục, nhiều người đã ngụp lặn vào đó mà không thoát ra nổi. Bao nhiêu hình ảnh, phim ảnh xấu được tiêm nhiễm vào đầu các bạn trẻ và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ. Nhưng với em, tính dục chẳng có ý nghĩa gì. Để biết mình rõ hơn, em đã cố tình xem trong vòng một tiếng đồng hồ với hơn mười đoạn phim nóng về đời sống chăn gối… Em cảm thấy nhàm chán, chẳng có hứng thú gì với những cảnh quay đó. Quả thật, khi nói đến địa hạt tính dục, em như con cá bị lạc vào thế giới của những chú chim bay lượn trên không trung, lạc lỏng và cô đơn, không hiểu chuyện gì đang xảy ra xung quanh mình. Em trở nên như một đứa trẻ đang sống trong thế giới của người lớn và mặc cho người lớn làm gì thì làm.

Tình cảm tỷ lệ thuận với sự ham muốn tính dục, khi có tình cảm xen vào, năng lượng tính dục có thể tăng lên đỉnh điểm. Vậy mà với em thì khác. Năm năm trước, em yêu Thành, yêu tha thiết, yêu bằng tất cả con tim. Tình yêu đó trong trắng như thiên thần. Tình yêu đó thân thiết như ruột thịt. Cứ đều đặn như vậy suốt hai mùa hoa phượng. Em hạnh phúc khi ở bên cạnh Thành. Lúc đó, em được yêu thương. Em cảm nhận được một vòng tay ấm áp đang ôm lấy em. Và rồi… Thành chủ động chia tay mà không cho em lấy một lý do. Em tôn trọng quyết định của Thành nhưng quyết định đó như một mũi dao đâm thẳng vào trái tim nhỏ bé của em. Vết dao ấy còn sâu hơn khi Thành một mực không nói ra lý do chia tay… Cho đến bây giờ, em phần nào chắc chắn lý do ấy. Qua những gì em kể, qua những gì em thể hiện, qua những lời từ chối một cách nào đó, Thành biết em là người lãnh cảm với tính dục và đó là lý do Thành chia tay. Người em nhẹ đi khi tìm ra câu trả lời cho mối tình đầu đời. Và như thế, em thấy rõ hơn nơi mình không có sự ham muốn tính dục như một người bình thường.

Thấy được sự khác biệt với những người xung quanh, em cố hỏi thăm anh bạn google, để xem có người nào giống mình hay không. Và…một thế giới như được mở ra trước mắt em, không phải một người mà cả một cộng đồng, gọi là cộng đồng người vô tính. Họ có fanpage để giao lưu, trò chuyện, đồng cảm và để mỗi người biết rằng họ không cô đơn trong thế giới người vô tính. Em giật mình với những gì em đang thấy trên màn hình vi tính. Sao những dòng tâm sự của họ buồn đến như vậy? Họ đã phải chiến đấu rất nhiều cho cái sự thật nơi con người của họ. Trong em bắt đầu có cảm giác lâng lâng. Em là người vô tính sao? Em cũng sẽ phải trải qua cảnh bị cô lập, bị loại trừ sao? Thế giới luôn luôn đa dạng, luôn có cái gọi là số đông và những cái khác số đông đó. Em sẽ thuộc trong top khác số đông – top người vô tính chỉ chiếm chưa đầy 2% dân số thế giới kia sao?

Em là người vô tính… Đầu em như bị xoáy sâu vào thế giới người vô tính. Em không dám chấp nhận sự thật. Mọi người sẽ dần tránh xa em khi biết em là người vô tính và cho rằng em lập dị. Hiện tại… tương lai…rồi đây em sẽ phải sống như thế nào? Thế giới thứ tư, một thế giới xa lạ mà em chưa từng nghĩ tới. Bao nhiêu lần gặp phải vấn đề đó qua facebook, qua youtube nhưng em đã nhắm mắt cho qua vì nghĩ rằng nó chẳng liên quan gì đến mình. Nhưng lúc này đây, nó có nguy cơ nằm ngay trong chính con người của em. Em bối rối, hoang mang, lo lắng…

Rồi… em cố gắng giữ bình tĩnh và đặt lại vấn đề: Tại sao nhìn thấy status tâm trạng của những người vô tính, em lại bị cuốn theo một cách không kịp suy nghĩ như vậy? Người vô tính thì sao chứ? Là người vô tính thì có gì đâu mà phải sợ? Mà… có thật em vô tính? Tại sao em vô tính? Bẩm sinh hay ngộ nhận?

Em không bằng lòng để kết luận một điều gì khi chưa tìm hiểu kỹ về nó hơn nữa đây là tính cách và là con người của mình. “Tại sao em vô tính?” … Em suy nghĩ và quyết định tìm hiểu về nó bởi chẳng có gì là tự nhiên, bởi cái gì cũng có nguyên nhân của nó.

Em lướt qua các trang mạng. Em nhìn về gia đình, anh chị em của mình. Em nhìn lại những gì liên quan đến tính dục nơi bản thân. Em lăn xả vào những trang giấy để đi sâu vào con người em ở hiện tại, con người em ở quá khứ. Con người em được bóc tách từng ít một, bao nhiêu dấu hiệu của sự lãnh cảm em viết ra. Rồi cũng có một vài cảm giác ít ỏi khi bị người khác cố tình đụng chạm, em cũng viết hết ra. Em đi tìm, tìm mãi vẫn không thấy được lý do nào đủ để biến em thành con người như thế này.

Em ra sức tìm hiểu bản thân cũng như thu thập nhiều thông tin từ những cảm xúc trong từng ngày sống. Thời gian qua, em thương một anh. Em biết rõ đó không phải là tình cảm nam nữ. Tình cảm của em chỉ là sự thương hại. Thương hại, bởi quá khứ không trong sáng của anh làm cho nhiều người khinh ghét anh. Thương anh, bởi anh bị mọi người xa lánh và loại trừ. Nhưng… suy cho cùng thì em cũng chỉ là đang thương con người mình trong con người anh mà thôi. Em thương con người bị khinh thường, bị bỏ rơi. Em thương con người bị người ta khinh ghét vì hành vi liên quan đến tính dục. Em sợ con người ấy tiếp tục bị thương tổn. Em sợ đến mức có thể làm bất cứ điều gì để bảo vệ nó. Và…khi đi sâu vào quá khứ, em mới biết được con người mình đã từng bị như thế.

Từ thời còn nhỏ, bố mẹ bận rộn với bao việc đồng áng nên việc chăm sóc và giáo dục em là những người chị. Chị dạy em chơi, dạy em học, dạy em những điều cần thiết của một đứa trẻ miền quê. Nơi chị đầy sự nghiêm túc và nghiêm khắc khác với lửa tuổi mới lớn của chị. Chị không cho phép bản thân ăn những gì dơ bẩn, không nhìn những hình ảnh xấu và không bao giờ nghe những chuyện tầm phào. Chị thương em, chị cho rằng những sự cấm đoán đó tốt cho chị và em. Chị dạy em để trở nên một cô gái thuần túy bên ngoài nhưng bên trong là một sự quyết đoán và mạnh mẽ. Chị dạy em tránh xa đám con trai. Chị có ác cảm với tính dục. Tính dục là cái gì đó xấu xa mà chị không bao giờ muốn nhắc tới. Chị khinh thường và ớn lạnh tất cả những hình ảnh, âm thanh, con người, câu chuyện về tính dục. Chị áp đặt hết tất cả những điều đó lên em. Chị nhắc nhở, cấm đoán bằng lời nhưng nhiều hơn là bằng ánh mắt, nét mặt mỗi khi thấy em chơi với con trai. Đó cũng là nét mặt của sự khinh thường, ớn lạnh khi thấy em có những hành động chăm sóc bản thân, ngắm nhìn bản thân. Rồi vô tình những hình ảnh em nhìn thấy trong phim của các đôi yêu nhau, cũng có khi chỉ là hình ảnh hai người nam nữ trên sách vở, báo chí thôi cũng bị ánh mắt đó xét đoán và khinh ghét. Chính chị đã tạo nên một lá chắn ngăn em với thế giới tính dục.

Em sợ chị, sợ những hành động, những ngôn ngữ bằng lời và cả những ngôn ngữ không lời đó của chị. Chính sự sợ hãi đó làm em phải co ép bản thân trở nên một người con gái khô cứng để không mang tiếng là một người con gái điệu đà thu hút ánh nhìn của con trai. Chính vì sợ hãi mà chữ “yêu” đã không hề xuất hiện trong từ điển của em. Những câu chuyện về bạn này thích bạn kia hay khi lớn lên bạn này yêu bạn kia cũng không hề tồn tại trong tâm trí em. Bởi đằng sau những điều đó là thế giới tính dục, thế giới mà em bị cấm đoán và khinh ghét. Em sợ. Em né tránh tất cả những gì liên quan đến tính dục, để như thế sẽ không ai khinh ghét và loại trừ em.

Chính sự cấm đoán và cách giáo dục của chị đã hình thành trong em một nhận thức sai lệch về tính dục. Em được nhắc nhở tránh xa chuyện của người lớn về tình cảm nam nữ và những hành vi của nó. Thế giới người lớn là một thế giới xấu mà trẻ con không được bước vào. Tính dục là một cái gì đó ghê tởm mà không ai được nhắc đến trong gia đình. Vì thế, tính dục đối với em cũng là một cái gì đó xấu xa và kinh tởm.Vậy là phần nào em giải thích được cho sự vô cảm trong bản thân mình.

Bên cạnh sợ sự khinh thường và nhận thức sai lệch về tính dục, còn có một nguyên do khác ảnh hưởng lên sự vô tính của em. Đó là thời gian mẹ mang thai em. Bố mẹ của em thực sự đã không đến với nhau trong quan hệ vì tình yêu mà chỉ vì trách nhiệm làm vợ làm chồng. Mẹ em, một con người thông minh, bố em lại quá hiền đến nhu nhược. Bởi vậy, mẹ khinh thường bố, khinh thường tất cả những công việc bố làm. Sự khinh thường được đan xen với một cuộc hôn nhân không tình yêu, điều này làm cho mẹ chẳng có hứng thú gì với những nghĩa cử ân ái với bố. Cứ như thế trong những tháng ngày mang thai em và những năm sau đó, bố mẹ đã không đến với nhau trong đời sống chăn gối. Điều này ảnh hưởng trực tiếp lên con người em và góp phần rất lớn làm cho em trở nên một con người lãnh cảm với tính dục.

Như vậy, sự vô cảm là thứ được hình thành bởi em đã chịu ảnh hưởng trực tiếp từ người mẹ trong thời kỳ mang thai, bởi nhận thức sai lệch về tính dục và bởi em quá sợ hãi sự khinh thường, bỏ rơi từ người khác. Quả thật, những điều đó cho em thấy rõ chẳng có gì là tự nhiên, tất cả đều có nguyên nhân của nó. Chính những tháng ngày tĩnh tâm đã cho em nhận ra con người của mình, tìm về nguồn gốc hình thành tính cách cũng như những trục trặc nơi bản thân. Và giờ em nhận ra mình cũng là một cô gái bình thường như bao cô gái khác. Em nghĩ mình vô tính chỉ là do sự ngộ nhận, do cái nhìn sai lệch về tính dục cũng như một sự hiểu biết hạn hẹp về bản thân.

Chúa đã cho em quá nhiều. Ngài đã chữa lành em nhiều hơn những gì em tưởng. Em được chữa lành về nhận thức tính dục cũng như tìm lại con người của mình theo cái nhìn của tính dục học. Qua việc tìm về con người mình trong quá khứ, em nhận ra một trong những trung tâm điều khiến của mình là sự thiếu thốn tình cảm. Chính sự thiếu thốn đó làm cho em sợ hãi sự khinh thường, bỏ rơi từ người khác, và chính sợ hãi sự khinh thường đó gây nên sự vô cảm tính dục trong em. Một loạt những ơn lành Chúa ban cho em qua những tháng ngày tìm về con người của mình. Em thầm tạ ơn Thiên Chúa và dâng lên Chúa những con người đang ngày đêm vật vã với chính mình, vật vã với những trục trặc nơi bản thân. Xin Chúa chữa lành những thương tổn trong họ, giúp họ tìm ra chính mình và sống đúng với con người của mình.

Xem thêm: Sau Stop Là Gì – Cấu Trúc Và Cách Dùng Stop Trong Tiếng Anh

*

Quý thính giả đang nghe chương trình Radio “Chuyện thật có thật”. Trong số phát sóng hôm nay – Chúa Nhật Chúa Thánh Thần hiện xuống, chúng tôi xin mời quý vị cùng dừng chân lại sau chuỗi ngày xô bồ chạy đua với thời gian, gạt qua những pha tạp hỗn độn, những ồn ào náo động của dòng đời. Mời bạn tìm cho mình một không gian thật yên tĩnh để cùng với chúng tôi thinh lặng, trải lòng và chiêm ngưỡng ĐẤNG LÀ THẦN DƯỢC CHỮA LÀNH từ nơi sâu thẳm nhất trong cõi lòng của bạn. Khám phá những điều bí ẩn Ngài đã dành riêng và cất giấu cho bạn mà chỉ trong giây phút tĩnh lặng nội tâm thực sự, bạn mới nhận ra.