To view this content, you need to have JavaScript enabled in your browser.To do so, please follow these instructions.

Bạn đang xem: Thích thông lạc là ai

Trên thế gian này, lòng tham của con người là một cái túi không đáy, chứa đựng không biết bao nhiêu cho đầy. Vì thế, sự tham lam của con người to lớn vô cùng vô tận, và nhiều trùng trùng điệp điệp, thật là ghê gớm! Đọc tiếp

Hỏi: Kính thưa Thầy! Thiền sinh đang tu mà phạm nhiều lỗi lầm, phá hạnh độc cư, ăn ngủ phi thời v.v… Nếu biết hối cải với tâm tàm quý. Biết xấu hổ về lỗi lầm của mình, biết sửa đổi tâm tánh thì trên đường tu tập có gì trở ngại và có thể đạt được cứu cánh hay không? Đọc tiếp

Hỏi: Kính thưa Thầy! Xin Thầy giảng cho con hiểu đúng nghĩa của “Sáu nẻo luân hồi: Trời, Người, Atula, ngạ quỷ, súc sanh và địa ngục”. Đọc tiếp

Trong kinh A Hàm và Nikaya, đức Phật đã ngăn cấm người cư sĩ không nên hành sáu nghề ác, vì sáu nghề này không phù hợp với tâm từ bi của đạo Phật. Sáu nghề ác đó như sau: Đọc tiếp

Bài 1:

Buông xuống đi,hãy buông xuống đi!Chớ giữ làm chi, có ích gì.Thở ra chẳng lại, còn chi nữa?Vạn pháp vô thường,buông xuống đi!

***

Bài 2:

Buông xuống đi,hãy buông xuống đi!Chớ giữ làm chi, có ích gì?Ôm vào đau khổ vô cùng tận,Buông xuống ngay liềnvạn khổ đi!

***

Bài 3:

Buông xuống đi,hãy buông xuống đi!Chấp giữ thân tâm có ích gì?Thở ra chẳng lại, còn chi nữa?Thân tâm vô thường,buông xuống đi!

***

Bài 4:

Buông xuống đi,hãy buông xuống đi!Tâm hồn thanh thản,chẳng sầu bi.Cuộc đời ngắn ngủitrong chớp mắt,Còn có vui gì, chẳng bỏ đi?

***

Bài 5:

Buông xuống đi,hãy buông xuống đi!Chớ diệt ý thức, có ích gì?Ý làm chủ, dẫn đầu các pháp,Lợi ích vô cùng, sao bỏ đi?

***

Bài 6:

Tác ý đi, hãy tác ý đi!Bất động, thanh thản,chẳng sầu bi.Tác ý đi, còn lo chi nữa?Giải thoát đây rồi, tác ý đi!

***

Bài 7:

Buông xuống đi,hãy buông xuống đi!Trò đời như mộng, có còn chi?Tứ đại trả về cho tứ đại,Thanh thản, an nhàn lúc phân ly.

***

Bài 8:

Buông xuống đi,hãy buông xuống đi!Bất động, thanh thản,chẳng sầu bi.Buông xuống đi, còn lo chi nữa?Giải thoát đây rồi,buông xuống đi!

***

Trưởng lão Thích Thông Lạc

…Tất cả pháp ở đây còn có nghĩa là tâm niệm, là các cảm thọ, là các pháp trần của bạn. Mỗi tâm niệm của bạn dù thiện (hữu lậu) hay ác khởi lên đều do dục cả. Vì vậy, đức Phật xác định: “Tất cả pháp lấy dục làm căn bản”. Thấu hiểu nghĩa như vậy, nên lúc tu tập Tứ Niệm Xứ giai đoạn đầu (Tứ Chánh Cần), khi có một niệm khởi, thì chúng ta dùng Chánh Tư Duy quán xét niệm ấy tận cùng, và biết ngay niệm ấy sinh ra đều do gốc dục.

Xem thêm:

 Mục đích tư duy quán sát là để KHÔNG LÀM THEO DỤC; không làm theo dục tức là ly dục.

Thưa các bạn! Như các bạn đã biết, “dục” là nguyên nhân sinh ra muôn thứ đau khổ (Tập Đế). Vì thế, khi có một niệm khởi lên trong tâm, là mau mau quán sát tư duy đuổi ra cho khỏi tâm, nói cách khác là không làm theo tâm dục, là ly dục.

Xem thêm: Bố Của Cường Đô La – Tiểu Sử Và Sự Nghiệp Tình Trường Của Đại Gia

Các bạn nên lưu ý: Chỉ có tâm thanh thản, an lạc và vô sự (thiện vô lậu), hay nói cách khác là tâm không phóng dật, TÂM KHÔNG PHÓNG DẬT LÀ TÂM KHÔNG CÓ DỤC, ngoài ra tất cả mọi pháp nào, dù thiện hữu lậu hay ác đều do gốc dục sinh ra cả. Cho nên, người tu sĩ và người cư sĩ lúc nào cũng cần đề cao cảnh giác từng niệm, cũng như lúc tâm không niệm, vì tâm không niệm nhưng thân lại có niệm. Vậy niệm của thân là gì?

Như đã nói ở trên: đau nhức, ngứa ngáy, mệt mỏi, tức lói, v.v… là niệm của thân các bạn ạ! Những pháp này xảy ra trên thân cũng đều do gốc dục cả. Khi thân bị đau nhức thì các bạn đừng sợ hãi. Bởi vì đức Phật bảo: Tất cả các cảm thọ đều vô thường, vô ngã, không phải là ta, không phải của ta. Vậy cảm thọ không phải là ta, là của ta; tính chất của nó vô thường, vô ngã thì ta sợ gì. Phải không hỡi các bạn?…