Trong chương trình Ngữ Văn 10, với bài học Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự, học sinh cần soạn như thế nào? Dưới đây, showbizvn.com đã sưu tầm và tổng hợp được những bài soạn Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự dành cho các bạn học sinh lớp 10 cùng tham khảo.

Bạn đang xem: Soạn bài chọn sự việc chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự

1 0

*

2 0

*

I. Khái niệm

– Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

– Sự việc là cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái xảy ra khác.

– Sự việc tiêu biểu là những sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện.

– Một sự việc có nhiều chi tiết. Chi tiết có thể là một lời nói, một cử chỉ, một hành động, một hình ảnh,…

=> Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu là khâu quan trọng trong quá trình viết hoặc kể lại một câu chuyện.

II. Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu

Câu 1 (trang 62 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

a. Trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy , tác giả dân gian kể:

– Chuyện về tình cha con

– Chuyện về tình vợ chồng chung thủy

– Chuyện về công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của cha ông ta xưa

=>Ba chuyện đan lồng vào nhau.

=>Chuyện về công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của cha ông ta xưa là mạch văn chính của toàn bộ truyện

b.

– Sự việc Trọng Thủy và Mị Châu chia tay nhau là một sự việc tiêu biểu.

– Trong sự việc này có hai chi tiết tiêu biểu là những mốc quan trọng dẫn dắt sự phát triển của truyện.

+ Chi tiết 1 là sự báo trước về cuộc chiến tranh sẽ xảy ra.

+ Chi tiết 2 logic với phần sau của truyện.

+ Giả sử bỏ chi tiết Mị Châu rắc lông ngỗng câu chuyện sẽ không nối tiếp được.

Câu 2 (trang 62 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Có thể kể tiếp câu chuyện anh con trai lão Hạc trở về theo gợi ý sau:

– Anh con trai về, nghe ông Giáo kể về cha:

+ Lão Hạc đau khổ khi phải bán con chó vàng.

+ Làng mất vé sợi, lão Hạc phải ăn củ chuối, sung luộc để sống.

+ Lão hạc bòn vườn lấy tiền gửi ông giáo để lo việc tang ma.

+ Cái chết đau đớn đầy tự trọng của lão Hạc.

+ Ông Giáo trao kỉ vật cho cậu con trai.

Câu 3 (trang 62 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Những công việc cần thiết khi chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự:

– Xác định mục đích của việc lựa chọn

– Xác định đề tài của văn bản

– Dự kiến cốt truyện

– Chia cốt truyện thành các đoạn, mỗi đoạn chọn một vài sự việc, chi tiết tiêu biểu nổi bật.

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 63 – 64 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

a.

– Sự việc hòn đá xấu xí được xác định là rơi từ vũ trụ xuống là một sự việc tiêu biểu của văn bản, vì vậy không thể lược bỏ sự việc này được.

+ Sự việc đó là bước ngoặt cho toàn bộ câu chuyện.

+ Sự việc này tạo ra nội dung tư tưởng của bài văn.

+ Sự việc này làm đổi thay tiến trình của truyện.

b. Bài học rút ra:

– Khi lựa chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu cần cân nhắc kĩ càng và thận trọng

– Các sự việc, chi tiết được chọn phải góp phần dẫn dắt cốt truyện, tô đậm tính cách nhân vật và làm nổi bật chủ đề, tư tưởng của bài văn.

Câu 2 (trang 63 – 64 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

– Trong đoạn trích Uy – lít – xơ trở về, tác giả Hô – me – rơ đã kể lại toàn bộ quá trình Pê – nê – lốp thử thách Uy – lít – xơ trước khi hai người chính thức nhận ra nhau.

– Ở cuối đoạn, tác giả có kể một sự việc quan trọng đó là việc Pê – nê – lốp chính thức nhận ra Uy – lít – xơ.

– Chi tiết:

+ Gian phòng của hai vợ chồng được xây quanh cây ô – liu.

+ Gốc cây được đẽo thành một chiếc chân giường làm thành chiếc giường bất di bất dịch…

– Đoạn kể này có thể coi là một thành công của Hô – me – rơ, Vì:

+ Nó độc đáo, bất ngờ, logic làm nổi bật vẻ đẹp, phẩm chất của các nhân vật sử thi.

+ Tạo ra sự hấp dẫn, li kì, kích thích sự tò mò của người đọc.

Câu 1 (trang 62 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

a. – Chuyện về tình cha con: là câu chuyện về nỗi đau đớn của người cha khi phải tự tay giết chết con gái của mình bởi công chúa bị Rùa Vàng kết tội “bán nước”.

– Chuyện về tình vợ chồng: là chuyện tình son sắt nhưng cũng chứa đầy trái ngang, đau khổ giữa Trọng Thủy – Mị Châu. Hai vợ chồng họ phải chịu sự chi phối của chiến tranh, dù rất yêu thương nhau.

– Chuyện về công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của cha ông ta xưa: dân gian muốn nói đến nguyên nhân mất nước dưới thời An Dương Vương, bên cạnh đó là bài học về sự cảnh giác với thế lực thù địch quanh mình để bảo vệ đất nước.

b. Sự việc Trọng Thuỷ và Mị Châu chia tay nhau là một sự việc tiêu biểu trong truyền thuyết này. Nó tạo ra sự liền mạch cho cốt truyện, giúp bộc lộ tính cách nhân vật. Trong sự việc ấy có hai chi tiết được coi là quan trọng:

+ Chi tiết Trọng Thuỷ hỏi Mị Châu: “…Ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu?” => là sự báo trước về cuộc chiến tranh sẽ xảy ra.

+ Chi tiết Mị Châu đáp lời: “Thiếp có áo lông ngỗng, đi đến đâu sẽ rứt lông ngỗng rắc ở ngã ba đường” => dẫn đến các chi tiết sau như: Trọng Thủy theo dấu lông ngỗng để đuổi theo An Dương Vương và hai cha con An Dương Vương cùng đường.

– Ta không thể bỏ qua các chi tiết này bởi chi tiết trước làm tiền đề dẫn đến sự việc xảy ra ở chi tiết sau, giúp người đọc có thể hiểu được nội dung câu chuyện.

Câu 2 (trang 62 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Có thể dựa vào các chi tiết sau để kể lại câu chuyện:

– Anh con trai trở về và gặp lại ông giáo, được nghe kể lại chuyện của cha mình (chuyện mất mùa, lão Hạc phải bán chó, chuyện lão sang thưa chuyện, rồi lão tự tử bằng bả chó…)

– Hai người ra thăm mộ lão Hạc, anh con trai đã ở đây để dọn dẹp lại mộ cha

– Anh gặp ông giáo, gửi lại những gì cha gửi, rồi lên đường tham gia kháng chiến.

Bài tham khảo

Lão Hạc mất được vài năm thì anh con trai của lão trở về nhà. Không thấy cha đâu, anh chạy đi hỏi bà con hàng xóm thì biết tin lão đã mất, con chó vàng cũng bị bán đi, rồi anh tìm đến nhà ông giáo theo lời bà Tư bán hàng quán. Đến nhà ông giáo, anh thấy ông đang xếp lại vài cuốn sách cũ, anh lên tiếng thưa chuyện. Sau khi biết anh là con lão Hạc, ông giáo lấy cái hộp cũ đã bám đầy bụi trong góc nhà ra rồi trao lại mọi thứ cha anh đã gửi lại cho anh. Ông giáo kể lại toàn bộ những chuyện đã xảy ra mà hai mắt cay cay… Hai người ra thăm mộ lão Hạc, cái mộ lẻ loi giữa mênh mông đồng ruộng. Anh con trai ở lại mộ cha đến chiều tối thì quay lại nhà ông giáo, gửi lại ông giáo chỗ kỉ vật kia. Tiếng đoàn người kêu gọi kháng chiến thôi thúc anh đi theo. Chào ông giáo xong, anh chuẩn bị hành trang tham gia kháng chiến. Người ta nhìn thấy trong ánh mắt của chàng trai trẻ ấy có một sự quyết tâm và ý chí chiến đấu không gì có thể ngăn lại được.

Câu 3 (trang 62 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Các bước cần thiết khi chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự:

– Xác định đề tài, chủ đề của bài văn (Chủ đề đời sống xã hội, văn hóa, học đường…)

– Dự kiến cốt truyện (Mở đầu – diễn biến – kết thúc, các sự việc phải liên kết với nhau, xây dựng tuyến nhân vật để triển khai cốt truyện)

– Triển khai các sự việc bằng các chi tiết (Xây dựng các chi tiết lớn, các biến cố nhỏ, cách giải quyết vấn đề…)

Luyện tập

Câu 1 (trang 63 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

a. Không thể bỏ qua sự việc “hòn đá xấu xí được xác định là rơi từ trên vũ trụ xuống” vì chi tiết này có vai trò chuẩn bị cho sự việc ở phần kết thúc đoạn. Nó tạo ra nội dung tư tưởng cho bài văn. Nếu không có sự việc này thì chắc người làng và đám trẻ ghét bỏ vì không phục vụ vào cuộc sống hàng ngày của họ, họ sẽ không bao giờ thấy được “vẻ đẹp” và giá trị thực sự của hòn đá.

b. Từ sự việc này có thể rút ra bài học: Khi lựa chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu cho bài văn tự sự cần cân nhắc kĩ càng và thận trọng. Các sự việc chi tiết được chọn phải góp phần dẫn dắt cốt truyện, phải tô đậm tính cách của nhân vật, tạo ra sự hấp dẫn và tập trung vào chủ đề của bài văn.

Câu 2 (trang 64 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

– Đoạn trích Uy-lít-xơ trở về kể về cuộc gặp mặt của Uy-lít-xơ với người vợ sau hai mươi năm xa cách.

– Ở phần cuối đoạn trích, Hô-me-rơ đã chọn sự việc Pê-nê-lốp thử chồng bằng bí mật của chiếc giường. Sự việc này có các chi tiết tiêu biểu: Pê-nê-lốp nhờ nhũ mẫu khiêng giường ra khỏi phòng. Uy-lít-xơ giật mình hỏi lại, sau đó nói rõ đặc điểm của chiếc giường mà chỉ hai vợ chồng mới biết. Nhờ vậy, Pê-nê-lốp nhận ra chồng trong niềm xúc động nghẹn ngào và niềm hạnh phúc mãnh liệt.

– Với cách chọn lựa trên, Hô-me-rơ đã thành công trong nghệ thuật kể chuyện. Tạo ra một tác phẩm vô cùng hấp dẫn, đầy kịch tính, nhân vật đặc khắc họa tính cách, phẩm chất điển hình, mang đậm nét sử thi Hi Lạp.

II – CÁCH CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU

1. Đọc lại Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, cho biết :

a.

– Tác giả dân gian kể chuyện:

+ Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của ông cha ta xưa.

+ Chuyện về tình cha con: là câu chuyện về nỗi đau đớn của người cha khi phải tự tay giết chết con gái của mình bởi công chúa bị Rùa Vàng kết tội “bán nước”.

Xem thêm: Huyền Thoại Blv Aoe Việt G_Man Từng Bị “Ném Đá”, Là Học Sinh Cá Biệt

+ Chuyện về tình vợ chồng: là chuyện tình son sắt nhưng cũng chứa đầy trái ngang, đau khổ giữa Trọng Thủy – Mị Châu. Hai vợ chồng họ phải chịu sự chi phối của chiến tranh, dù rất yêu thương nhau.

b.

– Chi tiết trên là những sự việc và chi tiết tiêu biểu trong “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy’’. Vì:

+ Theo dấu lông ngỗng do Mị Châu rắc, Trọng Thủy cùng quân lính đuổi theo hai cha con An Dương Vương.

+ Cha con An Dương Vương cùng đường.

=> Các sự việc trên nối tiếp nhau bằng quan hệ móc xích, nhân quả theo đúng cốt truyện. Nếu bỏ qua sự việc trên thì truyện không liền mạch, cốt truyện sẽ bị phá vỡ và đặc điểm tính cách nhân vật sẽ không nổi bật.

2.

Về tới đầu làng, thấy cảnh xóm làng tuy còn xơ xác, tiêu điều, nhưng khí thế cách mạng sôi nổi, anh bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm xưa… Chạy nhanh về nhà, anh tìm bóng dáng người cha thân thương, anh chạy từ nhà ra vườn, đôi chân cuống quýt, miệng gọi “bố ơi” liên tục. Gọi mãi không có tiếng trả lời, thẫn thờ bước vào nhà bất chợt nhìn lên bàn thờ anh thấy bát hương thờ bên cạnh bát hương của mẹ ngày nào, biết là của bố anh bật khóc nức nở. Khóc cho bao năm xa cách, khóc cho sự thương xót bao năm người cha già vắng sự chăm sóc của con trai. Cảm thấy có lỗi vô cùng, anh lang thang trong làng và gặp lại ông giáo. Hai người ngồi tâm tình và kể lại bao chuyện đã xảy ra.

3.

Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự:

– Xác định đề tài, chủ đề của bài văn.

– Dự kiến cốt truyện (gồm nhiều sự việc tiếp nhau).

– Triển khai các sự việc bằng một số chi tiết phù hợp.

III. LUYỆN TẬP

Câu 1 (trang 63 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

a) Không thể bỏ qua sự việc “hòn đá xấu xí được xác định là rơi từ trên vũ trụ xuống’’ vì chi tiết này có vai trò chuẩn bị cho sự việc ở phần kết thúc đoạn. Nó cũng góp phần miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật và làm sáng rõ chủ đề của văn bản .

b) Khi lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu để viết bài văn tự sự (hoặc kể chuyện) cần cân nhắc sao cho chi tiết, sự việc ấy phải góp phần dẫn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật và tập trung làm nổi bật chủ đề, ý nghĩa của câu chuyện.

Câu 2 (trang 64 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

– Đoạn trích Uy-lít-xơ trở về kể về cuộc gặp mặt của Uy-lít-xơ với người vợ sau hai mươi năm xa cách.

– Ở phần cuối đoạn trích, Hô-me-rơ đã chọn sự việc Pê-nê-lốp thử chồng bằng bí mật của chiếc giường.

– Sự việc này có các chi tiết tiêu biểu : Pê-nê-lốp nhờ nhũ mẫu khiêng giường ra khỏi phòng. Uy-lít-xơ giật mình hỏi lại, sau đó nói rõ đặc điểm của chiếc giường mà chỉ có ha vợ chồng mới biết.

– Với cách chọn lựa trên, Hô-me-rơ đã thành công trong nghệ thuật kể chuyển. Tạo ra một tác phẩm vô cùng hấp dẫn, đầy kịch tính, cuốn hút với những nhân vật điển hình, mang đậm nét sử thi.

II – CÁCH CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU

1. Đọc truyện “An Dương Vương và Mi Châu, Trong Thủy””, trả lời các câu hỏi (SGK, tr. 62)

a. Tác giả dân gian kể chuyện gì?

b. Theo anh chị, có thể coi sự việc và các chi tiết trên là những sự việc, chi tiết tiểu biểu không, vì sao?

Trả lời:

a. Truyện kể về:

– Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước: trong câu chuyện này, tác giả dân gian muốn giải thích một cách “nhẹ nhàng” nỗi đau mất nước và nhấn mạnh tinh thần cảnh giác, phê phán tính chủ quan trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

– Tình vợ chồng: Giữa Mị Châu và Trọng Thủy. Câu chuyện về mối tình ngang trái nhưng son sắt thủy chung của Trọng Thủy – Mị Châu. Hai vợ chồng tuy đứng ở hai bên chiến tuyến nhưng tình cảm của họ vẫn vô cùng sâu nặng. Vì thế mà họ đã sống chết thủy chung với lời thề.

– Tình cha, con: Giữa An Dương Vương và Mị Châu. Câu chuyện về nỗi đau đớn của người cha khi dứt ruột kết liễu đứa con mình vì cô công chúa ngây thơ đã vô tình có tội với dân với nước.

b. Đó là sự việc tiêu biểu bởi:

– Hai chi tiết mở ra bước ngoặt, sự việc mói, tình tiết mới. Nếu thiếu những chi tiết này câu chuyện sẽ dừng lại, kém phần ý nghĩa. Ví dụ nếu Trọng Thủy không than phiền thì tác giả dân gian khó mà miêu tả chi tiết Trọng Thủy theo dấu lông ngỗng cất quân sang đánh Âu Lạc giành thắng lợi. Câu chuyện giảm sự hấp dẫn, còn đâu là bi tình sử Mị Châu – Trọng Thủy, còn đâu là thái độ của tác giả dân gian với hai nhân vật này.

2. Chọn kể một vào chi tiết về người con trai của lão Hạc.

Trả lời:

Có thể kể các chi tiết:

– Anh con trai về, nghe ông giáo kể về cha.

● Lão Hạc đau khổ khi phải bán chú chó vàng

● Làng mất vè sợi, Lão Hạc phải ăn củ chuối, sung luộc để sống.

● Lão Hạc bòn tiền gửi ông giáo để lo việc tang ma.

● Cái chết đau đớn đầy tự trọng của Lão Hạc.

● Ông giáo trao kỉ vật cho cậu con trai.

– Cùng ông giáo, anh con trai xúc động ra viếng mộ cha.

● Nói với cha về những năm tháng vất vả của đời mình.

● Ân hận vì đã bỏ ra đi.

● Hứa với cha sẽ sống sao cho xứng đáng với sự hi sinh của cha.

– Anh con trai lão Hạc gửi lại ông giáo những di vật và ra đi.

● Cảm ơn ông giáo vì đã quan tâm giúp đỡ cha mình.

● Kể cho ông giáo biết anh đã giác ngộ và là một người cách mạng.

● Xin gửi lại ông giáo những kỉ vật của cha để lại tiếp tục ra đi chiến đấu.

● Hứa hẹn ngày về.

3. Từ những việc làm trên, anh (chị) hãy nêu cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự.

Trả lời:

– Xác định mục đích của việc lựa chọn (để kể lại, để viết bài văn tự sự hoặc để làm dẫn chứng cho một việc làm nào đó…).

– Xác định đề tài của văn bản: Kể về một trận đánh, về tình mẹ con, vợ chồng, ..vv..

– Dự kiến cốt truyện

● Cốt truyện truyền thống, thường gồm các phần: Trình bày, khai đoạn (thắt nút), phát triển, đỉnh điểm (cao trào) và kết thúc (mở nút).

● Cốt truyện phóng khoáng kiểu hiện đại: Là cốt truyện không theo lôgíc kể trên, có thể đảo lộn hoặc thiếu một phần nào đó hoặc có loại tự sự mà không có… chuyện (chỉ miêu tả những dòng cảm xúc).

– Cuối cùng ta hãy chia cốt truyện thành các đoạn, mỗi đoạn chọn một vài sự việc, chi tiết tiêu biểu nổi bật.

III. LUYỆN TẬP

Câu 1 (trang 64 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Đọc văn bản: Hòn đá xù xì (SGK, tr. 63, 64) và trả lời câu hỏi

a. Khi kể chuyện này, có người định bỏ sự việc hòn đá xấu xí được xác định là rơi từ vũ trụ xuống. Theo anh (chị), làm như thế có được không? Vì sao?

b. Từ đó anh (chị) rút ra bài học gì về cách lựa chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu khi viết bài văn tự sự.

Trả lời:

a. Không thể bỏ qua sự việc “hòn đá xấu xí được xác định là rơi từ trên vũ trụ xuống” vì chi tiết này có vai trò chuẩn bị cho sự việc ở phần kết thúc đoạn. Nếu không có sự việc ấy thì chắc người làng và đám trẻ kia sẽ không bao giờ “nhận ra” vẻ đẹp của hòn đá. Nó chắc sẽ vẫn cứ nằm đấy xấu xí, xù xì và vô dụng mà thôi sự việc này làm đổi thay tiến trình của truyện. Đồng thời, chính nó tạo ra nội dung tư tưởng của bài văn.

b. Từ sự việc này có thể rút ra bài học: Khi lựa chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu để kể chuyện hoặc để viết bài văn tự sự cần cân nhắc kĩ càng và thận trọng. Các sự việc chi tiết được chọn, phải đảm bảo yêu cầu về sự quan trọng và nổi bật, phải góp phần dẫn dắt cốt truyện, phải tô đậm tính cách của nhân vật, tạo ra sự hấp dẫn và tập trung vào chủ đề của bài văn.

Câu 2 (trang 64 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Đọc đoạn “Uy-lít-xơ trở vê” và thực hiện các yêu cầu của SGK (trang 64)

– Hô-me-rơ kể chuyện gì?

– Ở phần cuối đoạn trích, tác giả đã chọn một sự việc quan trọng, đó là sự việc nào? Có thể coi đây là thành công của Hô-me-rơ trong nghệ thuật kể chuyện không? Vì sao?

Trả lời:

– Đoạn trích Uy-lít-xơ trở về kể về cuộc gặp mặt của Uy-lít-xơ với người vợ sau hai mươi năm xa cách.

Xem thêm: Integrated Marketing Là Gì, Chiến Lược Imc Xây Dựng Thương Hiệu Của Adidas

– Trong phần cuối của đoạn trích có một sự việc quan trọng: Hô-me-rơ đã tưởng tượng ra cảnh “người đắm tàu” để so sánh với tâm trạng của Pê-nê-lôp khi nhận ra chồng mình. Đây là một thành công trong nghệ thuật kể chuyện sử thi của Hô-me-rơ, vì chi tiết này lột tả được tâm trạng, bản chất của nàng Pê-nê-lốp, gây được cảm xúc mạnh mẽ cho người đọc.