Tháng Sáu năm nay, tròn mười năm “chú Sáu Dân” rời cõi tạm. Xin cám ơn Người Đô Thị đã cho tôi cơ hội để rủ rỉ với “chú Sáu Dân” một lần. Để lại thấy chú vẫn chưa đi xa.

LTS: Võ Văn Kiệt (1922 – 2008) là một nhân vật nổi bật trong hàng ngũ lãnh đạo của đất nước qua nhiều thời kỳ. Tên tuổi của ông cùng với nhiều cộng sự ở các cấp gắn liền với Đổi mới, từ những quyết sách xóa bỏ cơ chế kinh tế quan liêu bao cấp đến các công trình đặt nền tảng cho phát triển: thủy điện Trị An, khai phá Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, đường dây tải điện 500KV Bắc – Nam, đường Bắc Thăng Long – Nội Bài, đường Trường Sơn công nghiệp hóa, nhà máy lọc dầu Dung Quất, ban hành nghị định thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội và TP.HCM, mở đầu thời kỳ đại học đa lĩnh vực, nâng cao quyền tự chủ trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam…Bạn đang xem: Sáu Dân Là Ai

Trong thời gian làm thủ tướng (1991-1997), là thời kỳ đất nước còn bị bao vây cấm vận, Võ Văn Kiệt giữ vai trò nòng cốt thực hiện chủ trương “phá vây” và chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại của Việt Nam.

Bạn đang xem: Sáu dân là ai

Những năm sau khi rời khỏi chính trường, con người chính trị trong ông vẫn sôi sục tâm huyết, thể hiện trong những bài báo, những bức thư gửi tập thể lãnh đạo cao nhất của Đảng, trình bày thẳng thắn về nhiều vấn đề cốt lõi của đất nước.

Ngày 11.6.2008, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đột ngột qua đời ở tuổi 86. Không lâu trước khi lâm bệnh, ông vẫn còn hồ hởi cùng nhóm chuyên gia chuẩn bị lên đường đi Hà Lan tìm hiểu kinh nghiệm trị thủy, để giúp người dân chống lại nước biển dâng do sự nóng lên của Trái đất…

Nhân tròn 10 năm ngày nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua đời (11.6.2008 – 2018), Người Đô Thị thực hiện chuyên đề này để nhìn lại một chân dung lãnh đạo đất nước đồng thời cũng là chính khách trong lòng dân với mong muốn chia sẻ cùng bạn đọc những bài học về nhân cách lãnh đạo vẫn đang là một đòi hỏi lớn trong giai đoạn hiện nay.

Người Đô Thị giới thiệu bài viết đầu tiên trong chuyên đề “Di sản Võ Văn Kiệt” của tác giả Lương Thị Bích Ngọc.

_______________

Chuyện của những người học trò

Hồi còn làm ở VietNamNet, thỉnh thoảng tôi phỏng vấn “chú Sáu Dân”, trực tiếp hoặc nói chuyện qua điện thoại. Tôi cứ viết thoải mái rồi gửi email qua lại qua thư ký. Khi ông trở thành “ông già về hưu” sống ở TP.HCM – như lời ông hay nói thì mọi liên hệ lại thông qua người giúp việc mới của ông. Mỗi khi cần sửa sang gì đó trong bài vở, bạn ấy gọi lại rất khẽ khàng, rất khiêm nhường: “Dạ chú Sáu nói như vậy vậy chị à…”. 

Người giúp việc ấy rất ít nói, chỉ hay cười hiền hiền. Thỉnh thoảng trao đổi một vài câu, có cảm giác đúng là rất “Dân” còn đúng như thế nào, cũng khó diễn tả. Đặc biệt, bạn ấy hiểu ý của người phỏng vấn và người được phỏng vấn và đều cố để cả hai bên cảm thấy dễ chịu, dễ làm việc. 

… Đôi khi có cảm giác bạn ấy cũng có gì đó giống giống với một nét của “chú Sáu Dân”, đấy là dường như có nỗi niềm cứ giấu vào sâu, thật sâu, chỉ đem nụ cười đến với người, với đời.

Lần đầu tiên nhìn thấy bạn ấy buồn, rất buồn là sau khi “chú Sáu Dân” mất chừng vài tháng. Chúng tôi gặp nhau tại nhà của nhà thơ Việt Phương. Ba chú cháu ngồi quanh bàn nước. Ấm nước ngày mưa ban đầu tỏa khói rồi nguội ngắt cũng vẫn không ai uống. Không dễ vào chuyện. Ngồi chút rồi bạn ấy chào, lặng lẽ ra dắt xe máy về. Tôi nhìn thấy ở bạn ấy nỗi buồn của một con người đủ từng trải và vừa trải qua mất mát lớn, một khoảng trống, một nỗi đau không dễ gọi tên.

Cách đây bốn năm, hôm trước giỗ “chú Sáu Dân”, bạn ấy bảo: “Chị vẫn muốn đi thăm mộ chú Sáu Dân phải không?” 

…Khuôn viên mộ “chú Sáu Dân” hôm ấy cũng như thường lệ, bình dị và ấm cúng giữa nghĩa trang… Nhiều hoa tươi, những bình hoa được cắm chăm chút. 

*

Ảnh: Thu Thủy

Sau này tôi nghe nói năm nào họ cũng bay vào đêm trước ngày giỗ để sáng ra thắp nhang ở nhà cô Cầm (phu nhân cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt), nhà chị Hiếu Dân (con gái cố Thủ tướng) và ra mộ “chú Sáu Dân”. Năm nào dịp giỗ “chú Sáu Dân” cũng có ba bó sen hái từ Hồ Tây… Câu chuyện làm tôi chợt nhớ căn nhà lá của Ủy viên Thường trực Trung ương Cục Miền Nam Võ Văn Kiệt ở chiến khu D – Tây Ninh năm nào. Nơi ấy lúc nào cũng có những giò lan đang nở hoa. Hình như những người thân đã hiểu sự bình dị mà lãng mạn, tinh tế của người đàn ông sinh ra từ bưng biền, từng xông pha trận mạc.

Xem thêm: Sinh Năm 1988 Là Mệnh Gì ? Cẩm Nang Phong Thủy Tuổi Mậu Thìn 1988

Tôi cũng được biết có người giúp việc cho ông sau này trong những khoảnh khắc khó khăn luôn nhìn lên ảnh ông mà vượt qua, mà tự răn mình. Và ông cũng là tấm gương về sự quyết đoán, mạnh mẽ, thủy chung với đồng chí, đồng đội và lý tưởng của thế hệ một lòng một dạ đi theo cách mạng. Chuyện về ông qua những người học trò, và cả những trí thức tri kỷ như nhà thơ Trần Việt Phương, khó có thể kể lại bằng lời. Chỉ biết rằng “Ông già”, “chú Sáu Dân” đã để lại niềm tin trong họ về một lớp người thực sự dâng hiến tình yêu cho Tổ quốc, cho lý tưởng và không mệt mỏi tranh đấu vì điều ấy.

____________________

“Chú Sáu Dân” với người làm báo

Phải nói luôn rằng, tôi không phải là nhà báo thân thiết nhiều năm của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Có lẽ, tôi cũng như hàng trăm nhà báo từng có dịp gặp gỡ, phỏng vấn, trò chuyện và có ấn tượng sâu sắc về ông. Khi tôi làm VietNamNet Tuần Việt Nam thì nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã không còn làm cố vấn của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Lúc đó, “chú Sáu Dân” là nhân vật của chúng tôi với tư cách nguyên Thủ tướng hoặc “ông già về hưu” . Thường thì tôi hỏi gì ông cũng thoải mái trả lời. Đã trả lời rồi thì ít thay đổi và luôn đồng ý đăng. Dường như những câu trả lời của ông là những điều ông đã suy nghĩ, trăn trở nhiều.

Năm 2007, hình như cũng tháng 6, VietNamNet gặp hạn lớn vì đã đăng một bài không nên đăng thời điểm đó. Quyết định đóng cửa tờ báo dường như đang lơ lửng đâu đó. Mọi chuyện diễn biến rất nhanh. Tổng biên tập Nguyễn Anh Tuấn lúc đó đang đi Mỹ. Ở nhà, mọi người trao đổi và nhờ nhà thơ Trần Việt Phương là cố vấn của tờ báo cho ý kiến. Anh Tuấn lúc đó gọi điện cho tôi nói cứ kể mọi sự tình cho chú Việt Phương nghe. Đến nhà chú Việt Phương, hai chú cháu đang nói chuyện thì chuông điện thoại bàn reo. Chú Việt Phương vào nghe rồi đi ra bảo: “Con vào nói chuyện với chú Sáu Dân. Chú nói muốn bảo con cái gì đó”.

“Chú Sáu Dân” đã để lại niềm tin trong họ về một lớp người thực sự dâng hiến tình yêu cho Tổ quốc, cho lý tưởng và không mệt mỏi tranh đấu vì điều ấy.

Tôi nhớ giọng chú trầm, ấm và rất nghiêm khắc. Chú bảo: “Làm báo phải để ý đến đại cục. Yêu nước thì đúng rồi. Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ là đúng rồi nhưng không phải các bác các chú không nghĩ được như các con. Làm báo trái tim nóng nhưng cái đầu phải lạnh, con nhớ chưa? Lúc nào con cũng phải nhớ điều đó. VietNamNet là tờ báo tốt nhưng các con đừng để trái tim lên trên đầu”. Rồi chú nhẹ giọng: “Chú Sáu thương các con nhưng chú là ông già về hưu, mà lại ở xa quá. Chú lại đang mệt không bay ra ngay được. Chiều nay con qua nhà chú Sáu Nam (Đại tướng Lê Đức Anh – NV), nói chú Sáu Dân nói vậy đó. Còn làm thế nào để giúp, không cần nói, chú Sáu Nam biết cách”.

Tôi nói lại với nhà thơ Việt Phương nội dung cuộc trò chuyện. Chú Việt Phương bảo: “Ông già lúc nào cũng sáng suốt, thông minh, nhân hậu vậy đó”. Không ngờ đó là lần cuối cùng tôi được nghe giọng chú Sáu Dân qua điện thoại. Lần đó, VietNamNet thoát nạn. Nhờ hai ông Sáu.

Sau đó, nhận lệnh của Tổng biên tập Nguyễn Anh Tuấn, tôi mời ông đến thăm tòa soạn ở số 4 Láng Hạ (Hà Nội). Có thể anh Tuấn muốn tìm thêm ở “chú Sáu Dân” ngọn lửa, ý chí quyết tâm đi tới sau vài chuyện nghề không vui. Còn tôi, suốt cả tối hôm trước đó hì hụi chuẩn bị câu hỏi, nội dung phỏng vấn để kỳ vọng có một bài báo “hay ho” với nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Xem thêm: Giữa Sóng Gió Chia Tay Trong Showbiz, Quang Tuấn Hứa Một Lòng Với Bà Xã Linh Phi

Cuộc gặp hôm đó ấm áp, chân tình. Nhưng thời gian còn lại để tác nghiệp thì anh Tuấn lại giới thiệu một phóng viên trẻ làm việc với ông. Lúc đó, tôi ức đến có thể khóc, nỗi ấm ức hình như không giấu được. 

Khi làm việc xong với phóng viên trẻ kia, ông bảo tôi: “Chú Sáu muốn con tiễn xuống cầu thang máy”. Tôi đi cùng ông một đoạn, ông cười cười nhìn tôi: “Con muốn phỏng vấn, muốn làm bài với chú Sáu Dân lúc nào chẳng được. Lớn rồi ai lại dễ khóc thế? Lúc nào đi với chú Việt Phương lên ăn cơm với chú Sáu nha”. 

Lúc đó, tôi vừa xấu hổ vừa cảm động muốn khóc. Có thể, nhờ câu nói đó của chú mà tôi bớt được tính xấu đành hanh chăng?

____________________

Mười năm, “chú Sáu Dân” vẫn chưa đi xa

Hôm vừa rồi, tôi được gửi tặng cuốn Nhớ Việt Phương – tập bài viết của bạn bè. Trong những dòng tiễn biệt chú Việt Phương có một người rất gần gũi với chú Sáu Dân đã ghi “… Không bao giờ quên lời Chú dặn về chữ Văn, lời chú khuyên về chữ Dân…” .

Tôi đã tự hỏi chữ Dân ấy là người dân hay “chú Sáu Dân”? Rồi tôi tự trả lời, cả hai. “Chú Sáu Dân” chắc chắn có những phẩm chất, những nét mà những người dân thường như tôi không được biết, được chứng kiến; nhưng điều tôi cảm nhận được là chú rất đỗi gần gũi và luôn lo cho những người bình thường như tôi, như chúng ta. 

Tôi vô cùng biết ơn nghề báo, bởi nhờ thế mà tôi được gặp gỡ những người lớn như “chú Sáu Dân”. Đặc biệt, được họ sẻ chia, dạy dỗ những bài học cuộc đời.