Nghệ sĩ Thanh Tuấn có tên khai sinh là Nguyễn Thanh Liêm. Ông sinh vào năm 1950 tại Đức Phổ, Quảng Ngãi. Ông là danh ca cùng thời với Lệ Thủy, Bạch Tuyết, Mỹ Châu, Thanh Sang, Ngọc Giàu, Minh Vương, Minh Phụng, Thanh Tòng,…

*

Tiểu sử nghệ sĩ Thanh Tuấn

Nghệ sĩ nhân dân Thanh Tuấn đam mê ca hát từ năm 8 tuổi

Nghệ sĩ nhân dân Thanh Tuấn sinh ra tại vùng đất miền Trung Quảng Ngãi nổi tiếng với điệu bài chòi, tuồng…

Vào năm 1954, ba Thanh Liêm lúc này phải ra Bắc để tập kết. Ở nhà mẹ gồng gánh nuôi con nhỏ. Lúc đó vì đất miền Trung nghèo khó nên đã dắt em nhỏ vô Sài Gòn kiếm kế sinh nhai.

Bạn đang xem: Nsnd thanh tuấn: nhận danh hiệu nsnd xong tôi vẫn hát show đám cưới, hội chợ

Khi ấy ông mới 10 tuổi mà ở một mình trong căn nhà tại vùng quê xa lắc. Ngày nào cũng phải tự mò cua bắt ốc tìm cái ăn. Sáng dậy thật sớm, nấu cơm bỏ vô lon ghi-gô rồi đi bộ 4 – 5 cây số tới trường học.

Mùa mưa bão, tối ngủ giữa khuya thấy giật mình tỉnh dậy vì nước đã ngập lấp xấp đi-văng. Lúc này chỉ có thể vơ đại cái nón tơi úp lên đầu rồi trốn lên ngọn cây. Ngồi đó co ro suốt đêm mưa gió mịt mùng, chờ thuyền cứu nạn.

Trong những năm cắp sách, nghệ sĩ Thanh Tuấn nhiệt tình tham gia các phong trào văn thể mỹ. Sau đó, Đoàn Thanh niên địa phương chỉ định ông làm Trưởng Ban Văn nghệ thiếu nhi của thôn.

Ngày học chữ, đêm thì học vũ đạo, ca nhạc do cán bộ của đoàn văn công huyện huấn luyện. Sau đó, ông về thôn tập dợt cho Ban văn nghệ.

Lúc bấy giờ, nghệ sĩ nhân dân Thành Tuấn cùng với một vài thành viên trong Ban văn nghệ thường được Đài Phát thanh Quảng Ngãi mời thu thanh chương trình ca nhạc “Tiếng hát học sinh”. Cũng kể từ đây ước mơ làm nghệ sĩ đã được gieo mầm trong ông.

Tuy nhiên, sở trường lúc này chỉ là ca nhạc. Ngoài những ca khúc hợp với tuổi học trò. Ca sĩ Thanh Tuấn cũng chỉ biết những ca khúc tiền chiến của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là chính. Đối với Cải lương thì hoàn toàn chưa biết gì. Đôi khi nghe đài, đĩa hát rồi ca bập bẹ vài câu vọng cổ.

Sau một thời gian, chiến tranh ập đến. Mỹ đổ bộ vào miền Trung, Nam Bộ và dựng lên chính quyền mới của Sài Gòn. Khi ấy, giặc càn quét rất khốc liệt vào Quảng Ngãi.

Ban đầu, Ban văn nghệ của ông cũng muốn thể hiện bản lĩnh cách mạng. Cho nên đã cùng với tổ chức Đoàn, Đội theo bộ đội xuống chiến hào chống giặc…

Tuy nhiên, vũ khí và lực lượng thì thiếu, sức mạnh vốn không tương quan với địch, nên chỉ sau 3 ngày đêm dưới chiến hào đã không chịu nổi. Ban văn nghệ giải tán rồi mạnh ai nấy tìm đường chạy giặc… Sau đó, cũng năm này, cậu bé Thanh Liêm chạy vào Sài Gòn để tìm kế mưu sinh.

Năm 1963, ca sĩ Thanh Tuấn chạy vào Sài Gòn để tìm kế mưu sinh khi chỉ mới 13 tuổi. Ông làm đủ nghề để sống. Ban đầu, ông chỉ có khả năng hát tốt nên đã xin hát tân nhạc ở các phòng trà. Tuy vậy, tất cả đều từ chối.

Không nơi nương tựa, ông phải ngủ ở lề đường, dưới mái hiên nhà mỗi đêm. Ông kiếm sống bằng việc đan lát mây tre. Sau này, xin vào được làm tạp vụ tại rạp hát Thủ Đô mới bắt đầu tầm sư học nghệ.

Lúc bấy giờ, các đoàn cải lương cực kỳ phát triển. Nhờ quen biết nghệ sĩ ở rạp Thủ Đô, ông lúc bấy giờ đã được giới thiệu đến lò đào tạo ca cổ nhạc của thầy Út Trọn (quận 8) và thầy Bảy Trạch (cầu chữ Y).

Do quá mê cải lương nên sáng làm ở tiệm thuốc bắc, chiều đi học ở lò thầy Út Trọn. Lúc sau Thanh Tuấn đã đổi sang nghề đan ghế mây.

Bằng tài năng sẵn có, ông đã tiếp thu rất nhanh. Có sẵn nền tảng cơ bản về nhịp điệu từ tân nhạc nên việc học bài bản Tài tử – Cải lương diễn ra rất nhanh. Người ta học cả năm trời mà chỉ ba tháng là ông đã rành rẽ hết 3 Nam, 6 Bắc.

Tuy nhiên, do chất giọng miền Trung hơi cứng nên chẳng lẽ cứ “eng cơm, tét đèn, lòm sô…” (ăn cơm, tắt đèn, làm sao) nên hát vọng cổ sao không ngọt được. Do đó, ông quyết định ngồi nghe giọng Sài Gòn rồi sửa miết.

Hết ba tháng học, thầy Út Trọn trố mắt: “Mày giỏi quá Liêm, hát được 80% giọng Nam rồi đó!”.

Học cơ bản xong, nghệ sĩ nhân dân Thanh Tuấn qua bên thầy Bảy Trạch học tiếp ca – diễn.

Chàng trai mê ca cổ cho đến nghệ sĩ cải lương Thanh Tuấn

Sau một khoảng thời gian học hỏi liên tục và có một nền tảng tương đối vững về ca ngâm. Lúc này, ông đã hỏi ý kiến của hai thầy về việc đủ khả năng theo gánh hát chưa.

Xem thêm: Lâm Vỹ Dạ Sinh Năm Bao Nhiêu, Tiểu Sử, Sự Nghiệp Và Đời Tư Nữ Diễn Viên Hài

Cả hai người đều đưa ra cùng một câu trả lời là ông đã ca khá tốt. Tuy nhiên vẫn cần phải rèn thêm kỹ thuật biểu cảm sân khấu để thể hiện nhân vật tốt nhất.

Do đó, ông nhiều đêm nép mình ở các rạp hát để xem những nghệ sĩ đàn anh ca diễn mà học hỏi cái hay của họ. Học cách nhận biết tính cách nhân vật, thế nào là hỉ, nộ, ái, ố.

Về nhà, ông vào phòng riêng, đóng cửa lại rồi tự tập ca diễn, hết vai này đến vai khác. Sau đó, so sánh cách ca diễn của từng nghệ sĩ mà học lén.

Tuy nhiên, dù là học lén nhưng ông cũng không để cho ai biết là mình đã học. Đặc biêt, ông còn biến cái học được thành cái mới, tạo ra đặc trưng riêng của bản thân.

Từ ý tưởng đó, Thanh Tuấn đã định giọng cho mình phải có điểm độc đáo riêng. Đặc biệt là không được giống bất cứ một chất giọng nào. Dù là na ná cũng không được. Trải qua thời gian khổ luyện, ông đã thành công phong cách nghệ thuật ca ngâm mới.

*

Nghệ sĩ Thanh Tuấn đam mê cải lương từ nhỏ

Khi đã cảm thấy mình tương đối vững vàng, ông xin phép hai người thầy cho đầu quân vào gánh Cải lương Bạch Liên Hoa của bầu hề Ty (cuối năm 1965) để học tập.

Ban đầu, ông chỉ được ca-sa-lon trước khi mở màn (thử nghề). Lúc này có một nghệ sĩ Thanh Liêm (trùng tên) đang hát chánh nên Nguyễn Thanh Liêm phải “né”. Lúc này, ông quyết định dùng nghệ danh là Hoài Trúc Linh.

Chỉ một tháng sau, ông bầu cho anh hát vai chánh Nguyễn Hoàng Minh trong vở “Tướng cướp Bạch Hải Đường” (Tác giả: Nguyễn Huỳnh).

Nhưng bởi vì “một núi không thể có hai hổ” nên Hoài Trúc Linh qua hát cho Thủ Đô Hương Hoa Lan. Tiếp đó, ông lại qua gánh Dạ Kim Đô của bầu Hoàng Yến hát kép chánh…

Kể từ đây Thanh Tuấn đã đứng trên nhiều sân khấu lớn nhỏ và được khán giả biết đến. Đến thập niên 70, nghệ danh đổi từ Hoài Trúc Linh sang Thanh Tuấn và thu âm rất nhiều đĩa hát.

Sau năm 1975, nghệ sĩ cải lương Thanh Tuấn lại một lần nữa rực sáng với vai Vai diễn đại úy Huy Bình trong vở Tìm lại cuộc đời. Ong đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng nhiều khán giả. Cho đến nay, nhiều người vẫn hay gọi ông với cái tên “Huy Bình”

Nghệ sĩ Thanh Tuấn khai phá cách ca vọng cổ mới

Trong suốt nhiều năm làm việc ở nhiều gánh hát từ nhỏ đến lớn, nghệ sĩ Thanh Liêm trải qua từ nhỏ tới lớn có cơ hội hát với những cô đào tên tuổi như NSND Lệ Thủy, NSƯT Mỹ Châu,…

Qua ba lần đổi nghệ danh thì cuối cùng ông cũng định hình với nghệ danh Thanh Tuấn do soạn giả Thu An (trưởng đoàn Hương Mùa Thu) chọn.

Thanh Tuấn tâm sự ông mê bài vọng cổ lắm. Ca lên thấy đã mà đứt ruột. Đặc biệt là trong cách hát cũng không gò bó. Qua đó có thể thả sức tự do sáng tạo.

*

Nghệ sĩ Thanh Tuấn khai phá cách ca vọng cổ mới

Do đó, ông nghe đi nghe lại không biết bao nhiêu lần những giọng ca hay như NSND Út Trà Ôn, danh ca Minh Cảnh, Tấn Tài…

Lúc nghe rồi thấy cái nào lạ, hay thì học hỏi. Từng chữ, từng cung bậc luyện tập đến khi nào nghe hay mới thôi.

Khi nghe giọng ca nghệ sĩ thanh tuấn, người ta có thể thấy bóng dáng của những hơi ca nổi tiếng nhưng khó nói cụ thể là ai.

Giọng của ông dày, vang, những thanh sắc đều được chau chuốt kỹ lưỡng, độc đáo. Lúc xuống trầm không bị mờ mà lên cao bén ngọt.

Đặc biệt, cách rung, ngân, nhấn chữ của ông ảnh hưởng nhiều đến các giọng ca cổ sau này.

Chỉ cần nghe là kiểu ca là biết ngay đó là ca cổ tình nghệ sĩ Thanh Tuấn. Hoàn toàn không lẫn đâu được. Chính điều độc đáo đó khiến các hãng đĩa thi nhau mời ông thâu băng. Vào cuối những năm 1960, đầu 1970 chỉ trong một ngày thâu hai bài mà ông kiếm cả cây vàng.

Xem thêm: Hotgirl Dễ Thương Gia Linh (Vì Yêu Mà Đến) Bất Ngờ “Kết Đôi” Với Chàng Trai Phú Yên Xuân Nghị

Dù đến nay cải lương đã không còn được nhiều giới trẻ ưa thích như trước nhưng đối với những người yêu cải lương, vọng cổ thì không thể nào không biết nghệ sĩ Thanh Tuấn.