Dinh dưỡng – món ngon Sản phụ khoa Nhi khoa Nam khoa Làm đẹp – giảm cân Phòng mạch online Ăn sạch sống khỏe
showbizvn.com – Nhạc sĩ Văn Chung là một trong số những tác giả có đóng góp nhiều nhất trong việc giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn tuổi thơ bằng âm nhạc.

Bạn đang xem: Nhạc sĩ văn chung

Thời còn trẻ ở Nghệ An, chúng tôi hay biểu diễn và tập hát cho các em thiếu nhi mấy bài hát của nhạc sĩ Văn Chung như “Đếm Sao”, “Lỳ và sáo”… Khi ra Hà Nội, tôi (nhạc sĩ Dân Huyền – PV) thường đến nhà bác Mai Văn Khuyến cùng làm việc ở Nhà máy ô tô 1/5 (bác Khuyến là anh của bác Văn Chung) bấy giờ tôi mới có dịp gặp trực tiếp người nhạc sĩ đã quen tên mà chưa biết mặt.

Biết tôi từng ở Đoàn Văn công Liên khu 4, do nghệ sĩ Đào Mộng Long phụ trách, lại thích sáng tác, nên ông đã chỉ bảo cho tôi rất tận tình. Khi thì vài bí quyết sáng tác, lúc thì vài “nốt” để làm vốn. Sau này về công tác ở Đài TNVN, chúng tôi gặp nhau thường xuyên hơn.

*
Nhạc sĩ Văn Chung

Năm 1977, nhạc sĩ Văn Chung phải vào bệnh viện Việt Xô, các nhạc sĩ Lê Lôi, Nguyễn An và tôi vào thăm. Hồi ấy ông còn tỉnh táo đưa chúng tôi ra dãy ghế ngoài hành lang để trò chuyện. Ông chẳng nói về bệnh tật mà nhắc đến những bạn bầu ở Đài Tiếng nói Việt Nam (Đài TNVN) đã đến thăm. Ông chẳng kể những ca khúc viết cho người lớn mà kể những ca khúc viết cho thiếu nhi được con em của các bác sĩ ở bệnh viện vừa tổ chức liên hoan hát múa.

Văn Chung là một trong số những tác giả có đóng góp nhiều nhất trong việc giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn tuổi thơ bằng âm nhạc. Từ “Trăng theo em rước đèn”, “Sân trường em”,“Lượn tròn lượn khéo”, “Dung dăng dung dẻ”… đến “Bông phượng đỏ”, “Chào cô ạ”, “Thơm bé đi nào”, “Học cho chăm”… Mỗi ca khúc có một chủ đề riêng, phù hợp với từng lứa tuổi.

Nhìn vào toàn bộ những bài hát của nhạc sĩ Văn Chung dành cho các em, chúng ta thấy ông sáng tác theo một quan điểm rất rõ rệt: dùng âm nhạc để giáo dục tuổi thơ. Ông đã đề cập đến tất cả các mặt sinh hoạt, học tập của các em và hướng đến những bài học cụ thể thiết thực, bổ ích. Nếu người giáo viên dạy các em các bài học ấy bằng những tiết học thì nhạc sĩ Văn Chung đã làm chức năng của nhà sư phạm bằng âm nhạc.

Xem thêm:

Ví dụ chùm bài hát viết cho tuổi mẫu giáo như “Vàng anh ơi” nhắc các em xếp hàng trật tự khi vào ra lớp; “Con chim ngoan” nhắc các em đến lớp đúng giờ, muốn ra ngoài phải xin phép; “Bé ngoan của trường” nhắc các em đi đứng nhẹ nhàng, nhường người già, người mang vác nặng…

Khi các em còn nhỏ, phương pháp giáo dục khoa học mang lại nhiều hiệu quả nhất là sự cảm hóa bằng tình yêu thương và lòng nhân ái cao cả. Nhạc sĩ Văn Chung luôn tâm đắc điều đó nên ông thường có lối nói ngộ nghĩnh, khiến các em thích thú và khơi gợi được tính hành động tích cực trong các em.

Bài “Đỗ con khát nước” tiêu biểu cho khuynh hướng này. Ông dùng lời cây đỗ đang bị nắng hạn làm khô héo, các em đến tưới mát rồi hứa hẹn lúc trổ hoa kết quả sẽ thành món chè ăn mát bổ cho các em. Tác giả khơi dậy trong các em tình yêu thương đối với cây đỗ và giúp các em nhận thức được giá trị của lao động. Từ đó giáo dục các em lòng yêu lao động.

Xem thêm: Nhóm M4U Thành Viên – Minh Vương (Ca Sĩ Sinh 1984)

Là một nhạc sĩ có phong cách sáng tác đậm đà màu sắc dân tộc, ở những bài hát thiếu nhi, nhạc sĩ Văn Chung càng phát huy thế mạnh ấy. Nhưng ông đã không chỉ hạn chế mình trong điệu thức năm cung đơn thuần mà có sự tìm tòi sáng tạo, làm cho giai điệu vẫn bảo đảm tính dân tộc mà lại mới mẻ. Nhạc sĩ Văn Chung cũng xử lý tiết tấu linh hoạt và đặc biệt chú ý đến yếu tố nhảy múa trong các bài hát dành cho thiếu nhi. Chất múa này rất phù hợp với tính hiếu động của các em nên nhiều bài hát của ông đã được các em sử dụng kết hợp với múa.

Phần lớn ca khúc thiếu nhi của nhạc sĩ Văn Chung dễ nhớ, dễ thuộc. Đó là vì ông đã luôn duy trì những âm hình chủ đạo trong mỗi bài rồi phát triển những âm hình đó, cộng với việc tổ chức bài hát trong một kết cấu hoàn chỉnh, khúc thức gọn gàng, câu cú rành rọt. Cho đến nay giai điệu nhí nhảnh vui tươi “một ông sao sáng, hai ông sáng sao…” cứ rộn ràng trong tôi với hình ảnh các bạn nhỏ tuổi ngồi đếm sao nơi quê nhà thương nhớ…

Nhạc sĩ Văn Chung (1914 – 1984), quê ở xã Tân Hưng, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Trước khi về hưu, ông là Giám đốc Nhà hát Giao hưởng, Hợp xướng, Nhạc vũ kịch Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa đầu tiên (1957). Ngoài những ca khúc viết cho thiếu nhi, nhạc sĩ còn có nhiều ca khúc quen thuộc khác như: “Vào Đông Khê”, “Hò dân cày”, “Tính hẹn cùng tình”, “Quê tôi giải phóng”, “Pi noọng ơi”, “Gái thôn Đoài, trai thôn Thượng”, “Từng bước đi vững chắc”… Ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007 và Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2012./.