Nhà lưu niệm Sơn Nam tọa lạc tại Ấp 4, xã Đạo Thạnh, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giangđượcxây dựng vào năm 2009. Hiện nay, nhà lưu niệmlưu giữ nhiều tư liệu quý về“ông già Nam Bộ”. Đây còn là một địa điểm rất thuận tiện để bạn đọc ghé thăm nơi lưu giữ tâm hồn của nhà văn Sơn Nam, một nhà văn tài năng của đất Nam Bộ.

Bạn đang xem: Nhà văn sơn nam

*

Nhà lưu niệm Nhà văn Sơn Nam (Ảnh:Lê Văn, A Khuê​)

1. Vài nét về nhà văn Sơn Nam

Những năm gần đây, tác phẩm của nhà văn Sơn Nam liên tục được tái bản như: Chuyện xưa tích cũ (2 tập -1958), Nguyễn Trung Trực: Anh hùng dân chài (1959), Tìm hiểu đất Hậu Giang (1960), Hương rừng Cà Mau (1962), Chim quyên xuống đất (1963), Hình bóng cũ (1963), Vọc nước giỡn trăng (1965), Hai cõi u minh (1965), Nói về miền Nam (1967), Truyện ngắn của truyện ngắn (1967), Vạch một chân trời (1968), Xóm Bàu Láng (1968), Người Việt có dân tộc tính không? (1969), Bà Chúa Hòn (1970), Đồng bằng sông Cửu Long (1970), Trời nước bao la (1970), Thiện Địa Hội và cuộc minh tân (1971), Gốc cây – cục đá và ngôi sao (1973), Lịch sử khẩn hoang miền Nam (1973), 26 truyện ngắn (1987), Tục lệ ăn trộm (1987), Người Sài Gòn (1990), Gia Định xưa (1990), Bến Nghé xưa (1991), Theo chân người tình (1991), Một mảnh tình riêng (1992), Dạo chơi (1994) và Hồi ký Sơn Nam (2005)…

2. Khái quát nhà lưu niệm Sơn Nam

Sau khi nhà văn Sơn Nam qua đời, chị Đào Thúy Hằng đã xây dựng một khu lưu niệm cha mình trên khuôn viên rộng 1500 m² bên bờ kênh Bảo Định. Chị Đào Thúy Hằng chia sẻ: “Đầu tiên, chúng tôi ngắm được miếng đất này và phải mua lại từ tay của 6 người chủ xung quanh rồi tập hợp lại mới có không gian khá thoáng đãng như hiện nay. Nhà tưởng niệm được chúng tôi chăm chút từng tí một từ khi nó còn đang xây dựng. Chúng tôi đã đổ nhiều tâm huyết nó mới ra cái hình thù như ngày nay. Nơi đây được gia đình dùng làm nơi hương khói cho ông, đồng thời cũng để những người yêu mến ông có thể ghé thăm nhà văn. Hiện nay, nhà lưu niệm này là nơi lưu giữ khá đầy đủ di sản tinh thần quý giá của nhà văn. Nơi đây đã trở thành địa chỉ văn hóa hết sức tự hào của nhân dân Tiền Giang và cả Nam Bộ.

Con gái đầu lòng của nhà văn là chị Đào Thúy Hằng vốn rất thương cha và cũng rất thích đọc những tác phẩm của cha mình ngay từ thuở nhỏ. Trong dòng hồi tưởng về cha mình, chị Đào Thúy Hằng bùi ngùi nhớ lại: Năm 1954, ba tôi rời Rạch Giá (nay là tỉnh Kiên Giang) đi Sài Gòn làm báo, viết văn, lâu lâu mới về thăm nhà một lần.

Xem thêm: Btv Thúy Hằng: Nữ Mc Thúy Hằng Sinh Năm Bao Nhiêu, Btv Thúy Hằng

Xem thêm: Tiểu Sử Trung Ruồi Quê Ở Đâu, Tiểu Sử Diễn Viên Hài Trung Ruồi

Vì cuộc sống gia đình khó khăn, mẹ tôi (bà Đào Thị Phán) phải đùm túm tôi và em gái Đào Thúy Nga lên Sài Gòn dạy học. Từ đó, gia đình thất lạc nhau. Ngày nọ, tôi theo mẹ đến trường, vừa bước lên xe buýt, giật mình thấy ba bước xuống xe. Tôi thảng thốt gọi “Ba!”, còn ông ngỡ ngàng chỉ kêu được tiếng “Trời…” rồi ông quay lên xe. Ông trốn tránh sự truy bắt những người kháng chiến cũ của chính quyền Ngô Đình Diệm. Lúc đó tôi mới hiểu vì sao chị em tôi phải mang họ mẹ. Khoảng năm 1958, ba tôi đưa gia đình về thành phố Mỹ Tho sinh sống, không muốn vợ con liên lụy. Từ Sài Gòn về Mỹ Tho có đường xe lửa dễ thăm viếng. Tôi còn nhớ tiếng còi xe lửa vào mỗi chiều thứ Bảy, sau đó 10 phút ba xuất hiện trên xích lô từ vườn hoa Lạc Hồng về nhà. Có gì lạ cũng mua cho các con ăn “Để chúng nó khỏi nhà quê”. Nhưng rồi cũng không tránh khỏi, ba tôi bị bắt giam ở nhà tù Phú Lợi từ năm 1961 đến 1962. Rồi sau đó năm 1974, ông lại bị bắt giam lần nữa đến ngày hòa bình.