Mục Kiền Liên Bồ tát là một trong mười đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, được mệnh danh là bậc Thần thông đệ nhất. Ngài nổi tiếng trong kinh điển với điển tích Mục Liên Thanh Đề (xuống địa ngục cứu mẹ là bà Thanh Đề) và minh chứng cho sức mạnh tuyệt đối của Định nghiệp. 

*

Mục Kiền Liên Bồ Tát là một trong mười đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca, được thọ ký danh hiệu Đa Ma La Bạt Chiên Đàn Hương Phật

Mục Kiền Liên Bồ Tát là ai?

Mục Kiền Liên Bồ tát hay tôn giả Mục Kiền Liên sinh năm 568, mất năm 484 TCN, là người nước Ma Kiệt Đà (Magadha), nay thuộc miền Bắc Ấn Độ. Tôn giả Mục KIền Liên là một vị tỳ kheo nổi tiếng ở thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế. Ngài cùng Tôn Giả Xá Lợi Phật là hai vị đệ tử xuất chúng của Đức Phật Thích Ca, được Đức Phật giao cho trọng trách Thống Lĩnh Tăng Đoàn sau khi chứng A La Hán. 

Tôn giả Mục Kiền Liên là một trong mười đệ tử xuất sắc của Đức Phật Thích Ca, được mệnh danh là Đệ nhất thần thông. Ngài đã đắc chứng quả A La Hán, là quả vị cuối cùng trong Tứ Thánh Quả, phẩm hiệu của Ngài trong hàng Thanh Viên Đệ tử của Đức Phật là “Thần thông đệ nhất” và được Đức Phật thọ ký danh hiệu “Đa Ma La Bạt Chiên Đàn Hương Phật. Ngài Mục Kiền Liên tuy hiện thân ở ngôi A La Hán nhưng kỳ thật là bậc Bồ Tát thị hiện làm Thanh Văn, mục đích là để tu Bồ Tát hạnh.

Bạn đang xem: Mục kiền liên là ai

Xuất thân của Mục Kiền Liên Bồ tát

Theo các tài liệu Phật giáo ghi chép thì Mục Kiền Liên Bồ tát chào đời tại một ngôi làng nhỏ của vương quốc Magadha, thuộc dòng dõi Mud Gala, thuộc giai cấp quý tộc, rất giàu có và được nhiều người tôn kính. Do đó, từ nhỏ, Ngài đã sống trong nhung lụa, được hưởng một nền giáo dục hoàn chỉnh và không thiếu thốn bất cứ thứ gì. 

Trong một lần khi cùng người bạn thân của mình là Xá Lợi Phất đi dự “Hội Sơn Thần”, Ngài chợt ngộ ra về Sinh Ly Tử Biệt giữa cuộc đời, từ đó quyết định tìm đường Giải thoát, bước lên con đường cầu đạo. Ngài Mục Kiền Liên cùng Xá Lợi Phất đã tiếp thu nhiều tư tưởng, nhiều học thuyết nhưng đều tìm ra các khiếm khuyết nên không thể nghiên cứu mà tiếp tục hành trình cầu đạo. 

Khi cả hai đã bốn mươi tuổi, lúc bấy giờ Phật Thích Ca cho phép đoàn đệ tử của mình khai môn, thực hiện truyền bá giáo lý trong dân chúng. Đức Phật đã đích thân đến Vương Xá tiếp độ cho vua của nước Magadha, Khi Phật có mặt tại Tịnh xá Trúc Lâm thì Ngài Mục Kiền Liên và Xá Lợi Phất cũng vừa trở về thành. Ngài Xá Lợi Phất đã gặp gỡ Trưởng lão A Thuyết Thị, một trong những đệ tử đầu tiên của Đức Phật, và được khai ngộ về Tứ diệu Đế, trong lúc tâm thức chứng quả Nhập Lưu, Ngài liền đắc Pháp nhãn.

Sau khi Ngài Xá Lợi Phất thuật lại cho Mục Kiền Liên nghe, Ngài Mục Kiền Liên nhanh chóng giác ngộ và nhận thấy đây là con đường đạo mà Ngài tìm kiếm bấy lâu. Hai Ngài đã gia nhập Tăng đoàn, trở thành một trong mười vị đại đệ tử xuất sắc nhất của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. 

Sự tích liên quan đến Tôn giả Mục Kiền Liên

Khi nhắc đến tôn giả Mục Kiền Liên, người ta thường nhớ ngay đến sự tích Mục Liên Thanh Đề. Mẹ của Ngài Mục Kiền Liên tên là Thanh Đề, khi còn sống thường hủy báng, phá hoại Tam bảo, không tin cậy mà còn bảo Tam bảo không đáng để tin. Bà có thói quen sống xa hoa bất cẩn, mỗi bữa ăn thường nấu rất nhiều, luôn để thức ăn rơi vãi trên mặt đất. Lúc ấy Ngài Mục Kiền Liên luôn nhặt những hạt cơm rơi vãi rồi rửa sạch bằng nước để tránh lãng phí. Bà Thanh Đề sau khi chết thì bị đày xuống địa ngục và phải chịu nhiều khổ ải dày vò.

*

Mục Kiền Liên Bồ tát được nhiều người biết đến bởi tích Mục Liên Thanh Đề, xuống địa ngục cứu mẹ

Sau khi xuất gia thành tu sĩ, Ngài đã đắc Thánh quả nhanh chóng, do trải qua nhiều kiếp tu hành, lại gặp được hiện thân của Đức Phật trong kiếp cuối cùng của Ngài nên căn lành của tôn giả Mục Kiền Liên ở đời trước được khai mở. Khi chứng vị quả La Hán, đắc được ngũ căn lục thông, Ngài đã vận tâm một cách kỳ diệu có thể đi lại tự tại trong các thế giới. Ngài đã dùng nhãn quang của mình để đi tìm mẹ, mong được cứu rỗi và trả nợ sinh thành của cha mẹ. 

Ngài dùng sức mạnh thần thông của mình để đến địa ngục, thấy nơi đây người điên giết hại lẫn nhau, thanh âm khóc la khủng khiếp. Ngài đi qua “địa ngục dây điện”, “địa ngục đói khát”, đến “cửa địa ngục”, “địa ngục nóng”, địa ngục băng” nhưng vẫn không tìm thấy mẹ mình. Cuối cùng Ngài đến nơi giam giữ những con người tội lỗi ghê gớm, thấy một nhóm đói gầy có một hình dáng tương tự như mẹ mình, đến khi nhìn gần hơn, Ngài nhận ra đó thực sự là mẹ mình.

Bà mặt đói mỏi, chỉ còn da bọc xương, úp mặt trên mặt đất không thể nâng nổi đầu lên. Ngài Mục Kiền Liên lập tức chạy đến ôm lấy mẹ mình mà bật khóc và hối tiếc về những việc làm ác của bà. Thấy mẹ mình đói khổ, bị đọa đày nơi địa ngục đến cơm cũng không có để ăn, Ngài liền mang một bát cơm đầy đến cho mẹ.

Bà Thanh Đề khi còn sống phỉ báng Tam Bảo, tâm tham nặng nề, dù làm ngạ quỷ dưới địa ngục thì cũng không dứt bỏ được lòng tham. Bà lấy tay đỡ bát, tay kia lấy vạt áo che vội bát cơm rồi chạy đến chỗ không có ngạ quỷ mà lén ăn một mình. Thế nhưng, do nghiệp chướng quá nặng mà cơm trắng khi vừa đưa lên miệng thì tự nhiên hóa thành than đỏ.

Xem thêm: Than Thân Trách Phận Hoài Linh, Than Thân Trách Phận

Thấy mẹ mình đói khát khổ sở mà không thể giúp đỡ, Ngài đã đến thưa với Đức Phật. Được Đức Phật bảo rằng mẹ Ngài hủy báng Tam bảo, tội nghiệp nặng nề, sức của mình ông thì không thể giải cứu được. Muốn cứu mẹ mình thì vào ngày rằm tháng bảy, lúc chư tăng Tự tứ, chư Phật hoan hỷ, hãy thiết lễ Vu Lan Bồn, là lễ cúng giải cứu cái khổ bị treo ngược. Theo lời Đức Phật, vào ngày rằm tháng bảy năm đó, mẫu thân của Ngài đã được giải thoát. Tôn giả Mục Kiền Liên cảm kích ân Phật, đã khuyến khích người thế gian tổ chức lễ Vu Lan vào ngày rằm tháng bảy hàng năm để cúng dường tăng chúng mười phương hội về, đồng thời tụng kinh Vu Lan Bồn để báo hiểu cho cha mẹ. 

Hình ảnh tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ ở địa ngục từ đó trở thành hình tượng hiếu đạo trong Phật giáo, cũng là nguồn gốc ra đời của ngày lễ Vu Lan. Ngài là hiện thân cho hạnh nguyện cứu mẹ khỏi cảnh khổ, sau khi đắc quả A La Hán, Ngài đã dùng trí tuệ và lòng từ bi vô lượng của mình để độ hóa chúng sinh.

Hình ảnh tôn giả Mục Kiền Liên

Mục Kiền Liên Bồ tát là người đã xuất hiện trên cõi đời thật bằng xương bằng thịt. Cùng với Tôn giả Xá Lợi Phật là hai vị đại đệ tử của đức Phật Thích Ca. Sau 7 ngày xuất gia, nhờ vào căn lành tích từ nhiều kiếp trước, ngài đã đoạn hết các lậu hoặc, được chứng quả A La Hán. Đức Phật có rất nhiều vị đệ tử có thần thông phi thường, thế nhưng chỉ riêng tôn giả Mục Kiền Liên là được khen là thần thông đệ nhất và được cho phép sử dụng thần thông của mình để độ hóa chúng sinh. 

*

Tôn giả Mục Kiền Liên thường xuất hiện trong hình ảnh tay phải cầm tích trượng, thân mặc y vấn còn tay trái thì không cầm gì hoặc cầm bình bát

Mục Kiền Liên có hình dáng cao lớn, Ngài mặt vuông tai tròn, tính tình cứng rắn lạc quan, ít khuất phục việc trái chính nghĩa. Thường xuất hiện trong hình ảnh tay phải cầm tích trượng, thân mặc y vấn còn tay trái thì không cầm gì. Trong một số hình ảnh khắc họa khác thì tay phải của Ngài cầm bình bát với ngụ ý để dâng cơm cho người mẹ đang thọ khổ nơi địa ngục của mình. Ngài không ngồi mà thường ở trong tư thế đứng, như thể để sẵn sàng đi xuống cõi địa ngục để dâng “bát cơm đầy vạn ước mong” để bày tỏ lòng hiếu kính mẹ, giúp mẹ giảm bớt thống khổ.

Hiện nay, hầu hết các tôn tượng Tôn giả Mục Kiền Liên đều mô tả đức tướng của Ngài khi vào Địa ngục cứu mẹ. Trong đó có hai đức tướng phổ biến nhất là hình ảnh Ngài ngồi khóc thương mẹ, bên dưới là cảnh khổ nơi địa ngục, lửa cháy phừng phừng; còn đức tướng thứ hai được mô tả gần giống với tôn tượng Địa Tạng Vương Bồ tát. Ở đức tướng này, Ngài được mô tả một tay cầm quả cầu lửa, một tay cầm tích trượng, có ý nghĩa tượng trưng cho nỗ lực giải thoát mẹ và các chúng sinh đang chịu khổ nạn trong chốn địa ngục. 

Ý nghĩa của việc thờ tôn tượng Mục Kiền Liên Bồ tát

Mục Kiền Liên Bồ tát như một vị hộ pháp cứng rắn của Đức Phật nói riêng và Phật pháp nói chung. Hình ảnh của Ngài khiến kẻ xấu lui bước, kẻ ác không dám càng quấy. Những lời dạy và nhắc nhở của Ngài giúp các Tỳ kheo giữ được ý thức tu hành nghiêm túc. Ngài cũng thường cương trực bày tỏ quan điểm của giáo đoàn với những nhóm ngoại đạo và thẳng thắn chỉ ra lỗi khi các vị còn khiếm khuyết, sơ suất. 

Ngài bảo vệ chúng Tăng, xây dựng cho đại chúng một môi trường hòa thuận. Ngài cũng từng nghiêm khắc trục xuất một nhóm gồm sáu Tỳ kheo bất phục thiện. Ngài là bậc Thần thông đệ nhất, đạt đến sự giải thoát và giác ngộ viên mãn. Ngài đã dùng trí tuệ, lòng từ bi vô lượng và năng lực của mình để độ hóa chúng sinh.

Đặc biệt, Mục Kiền Liên Bồ tát là hình ảnh tiêu biểu cho hiếu đạo của người làm con, là hiện thân cho hạnh nguyện cứu rỗi, giải thoát cho mẹ mình khỏi cảnh khổ nơi địa ngục. Việc thờ tô tượng Mục Liên Bồ tát không chỉ để chúng ta có được trí tuệ và tấm lòng của Ngài, để được Ngài độ hóa mà còn để học tập tấm gương hiếu đạo của Ngài. Ngài cho chúng ta hiểu rõ sự hiếu hạnh mà không ngừng nỗ lực, không ngừng học tập và hiếu dưỡng cha mẹ.

Lúc cha mẹ còn sống nên tận tâm báo hiếu, quan tâm săn sóc. Báo hiếu không chỉ lo cho cha mẹ cơm ăn áo mặc, an tâm về mình mà phải dưỡng được cái chí của cha mẹ để họ tiếp nhận Phật pháp, thay đổi chính mình. Và không đơn giản chỉ dừng ở việc tiếp nhận Phật pháp mà cần phát tâm từ bi, làm nhiều điều thiện để sau khi hết nghiệp trần thì được sanh về thế giới Tây phương Cực Lạc, một thế giới không có đói khổ bệnh tật, không có ba đường ác càng không có tai họa, chiến tranh, tai ương.

Xem thêm: Macbook Chạy Hệ Điều Hành Gì, Tìm Hiểu Về Hệ Điều Hành Mac Os Của Apple

Một số lưu ý khi thờ tôn tượng Mục Kiền Liên Bồ tát

Khi thờ tôn tượng Mục Kiền Liên Bồ tát hay bất kỳ vị chư Phật, Bồ tát nào tại gia thì gia chủ cũng cần lưu ý những vấn đề sau đây:

Chọn tôn tượng tôn giả Mục Kiền Liên có tính thẩm mỹ cao, bố cục cân xứng, hài hòa, khuôn mặt toát lên thần thái từ bi hỷ xả… Tránh nhầm lẫn giữa tượng Mục Kiền Liên Bồ tát và Địa Tạng Vương Bồ tát, đây là hai vị Bồ tát hoàn toàn khác nhau, không phải là một. 

*

Cần phân biệt Mục Kiền Liên Bồ tát và Địa Tạng Vương Bồ tát, đây là hai vị Bồ tát khác nhauBàn thờ Phật nên đặt ở vị trí phù hợp, trang nghiêm, cao hơn đầu gia chủ, áp lưng vào tường vững chắc, bàn thờ quay ra hướng cửa chính của căn nhà, ở vị trí trung tâm để phát huy hiệu quả cảm hóa an lạc để bất cứ ai vừa vào nhà sẽ thấy bàn thờ Phật mà thành tâm phụng lễ, vừa có lợi cho gia đạo và tất cả chúng sanh trong các cảnh giới vô vi. Nên đặt bàn thờ Phật ở không gian yên tĩnh, nếu là nhà phố thì đặt ở phòng thuộc tầng cao nhất, không có phòng khác đè lên. Đặc biệt, tuyệt đối không đặt bàn thờ Phật ở hướng đối diện với bếp lò, phòng ngủ, dây treo quần áo, nhà vệ sinh hoặc nơi bất tịnh, xu uế. Không dựa bàn thờ vào tường cầu thang, nhà vệ sinh, nhà tắm, không đặt bàn thờ Phật trong phòng ngủ.Nếu lập bàn thờ Phật thì không thờ Thần Thánh, nếu đã thờ Thần Thánh trước thì cũng không nên dẹp bỏ. Đặt tượng Phật, Bồ tát ở vị trí trung tâm, bàn thờ Thần Thánh và gia tiên ở tường nhà bên trái hoặc bên phải của bàn thờ Phật. Vì Phật là bậc Viên Giác, đã quy y Tam Bảo thì trọn một đời hướng Phật, Phật là Thầy của tất cả chúng sanh. Sau khi thỉnh tượng Phật thì cần làm lễ khai quang điểm nhãn, lễ rước và lễ an vị. Nên dâng cỗ chay, hoa quả, hương, nước sạch vào những ngày như mùng 1, 15 và các ngày quan trọng trong Phật giáo. Những ngày bình thường chỉ cần thường xuyên đổi hoa quả, tránh để hoa úa, trái cây héo trên bàn thờ. 

Như vậy, hẳn với những thông tin trên, bạn đã biết được Mục Kiền Liên Bồ tát là ai và những sự tích liên quan đến Ngài. Tôn giả Mục Kiền Liên là nhân vật có thật trong lịch sử, quá trình xuất gia, đắc quả của Ngài được ghi chép rõ ràng và được thừa nhận là nhân vật có sức ảnh hưởng lớn ở thời Đức Phật còn tại thế.