Hướng dẫn soạn bài Một số thể loại văn học: Thơ, truyện, trả lời các câu hỏi bài tập trang 133 SGK Ngữ Văn lớp 11 tập 1.

Bạn đang xem: Một số thể loại văn học

1. Hướng dẫn soạn bài Một số thể loại văn học: Thơ, truyện ngắn gọn2. Hướng dẫn soạn bài Một số thể loại văn học: Thơ, truyện chi tiết3. Luyện tập4. Kiến thức lí thuyết cơ bản4. 1. Quan niệm chung về loại, thể văn học4. 2. Thơ4. 3. Truyện5. Tổng kết
Tham khảo ngay nội dung soạn bài Một số thể loại văn học: thơ, truyện để dễ dàng nắm bắt những kiến thức khái quát về đặc điểm một số thể loại văn học (thơ, truyện) và vận dụng những hiểu biết đó vào việc đọc văn của mình tốt hơn nhé!
Thông qua những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học này. Cùng tham khảo…

*

Hướng dẫn soạn bài Một số thể loại văn học: Thơ, truyện ngắn gọn

Hướng dẫn trả lời câu hỏi bài tập về Một số thể loại văn học (Thơ, truyện) ngắn gọn trang 136 SGK Ngữ văn 11 tập 1.Câu 1 trang 136 SGK Ngữ văn 11 tập 1Loại và thể trong văn học được xác định như thế nào?Trả lời:Loại và thể trong văn học– Loại là phương thức tồn tại chung, thể hiện thực hóa của loại– Tác phẩm văn học: trữ tình, tự sự, kịch+ Trữ tình: thơ ca, khúc ngâm…+ Tự sự: truyện, kí…+ Kịch: chính kịch, bi kịch, hài kịch…– Ngoài ra còn có nghị luận.

Xem thêm: Thầy Nguyễn Bá Tuấn – Giải Đề Thi Thpt Qg 2015 Môn Toán

Câu 2 trang 136 SGK Ngữ văn 11 tập 1Hãy nêu đặc trưng của thơ, các kiểu loại thơ và yêu cầu về đọc thơ.Trả lời:Đặc trưng của thơ:– Đặc điểm về loại thơ: thơ có vần, điệu, ngôn ngữ hàm súc, gợi cảm, thể hiện tình cảm, tâm hồn con người
– Thơ được phân loại theo nội dung biểu hiện: thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ trào phúng– Thơ phân loại theo cách tổ chức có luật thơ, thơ tự do, thơ văn xuôi– Những yêu cầu chính khi đọc – hiểu một bài thơ gồm:+ Khi đọc cần biết rõ xuất xứ của bài thơ: tác giả, năm xuất bản, thông tin hỗ trợ khác+ Đọc kĩ để hiểu đúng và cảm nhận mạch cảm xúc thơ+ Tìm đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ+ Phát hiện ra những câu, từ ngữ, hình ảnh tạo cảm xúc nhất.Câu 3 trang 136 SGK Ngữ văn 11 tập 1Tóm lược đặc trưng của truyện, các kiểu loại truyện và yêu cầu về đọc truyện.Trả lời:Đặc trưng của truyện:– Truyện phản ánh hiện thực trong tính khách quan của nó– Truyện có cốt truyện, nhân vật, tình huống, mâu thuẫn diễn ra trong hoàn cảnh không gian và thời gian– Ngôn ngữ truyện có kể chuyện, lời nhân vật…– Thể loại: sáng tác dân gian (ngụ ngôn, truyện cười, truyền thuyết, cổ tích..), truyện trung đại, truyện hiện đại (truyện ngắn, tiểu thuyết và truyện thơ…)
* Yêu cầu khi đọc – hiểu truyện:– Đọc truyện cần biết hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác để hiểu tư tưởng, chủ đề của tác phẩm– Hiểu cốt truyện, diễn biến của tình tiết chính– Nắm được tính cách của nhân vật từ đó hiểu tư tưởng, đặc điểm nghệ thuật của truyện.

Xem thêm: Viết Tiểu Sử Tóm Tắt Tiểu Sử Trần Hưng Đạo, Tiểu Sử Trần Hưng Đạo

Hướng dẫn soạn bài Một số thể loại văn học: Thơ, truyện chi tiết

Hướng dẫn trả lời câu hỏi bài tập về Một số thể loại văn học (Thơ, truyện) chi tiết trang 136 SGK Ngữ văn 11 tập 1.Bài 1 trang 136 SGK Ngữ văn 11 tập 1Loại và thể trong văn học được xác định như thế nào?Trả lời:Hình thức tổ chức tác phẩm văn học được xác định trong loại (loại hình, chủng loại) và thể (thể tài, thể loại, kiểu, dạng). Loại là phương thức tồn tại chung; thể chỉ là sự hiện thực hoá của loại.Phần lớn các ý kiến đều đồng ý rằng các tác phẩm văn học được chia làm ba loại lớn: Trữ tình (lấy cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng của con người làm đối tượng thể hiện chủ yếu), tự sự (dùng lời kể, lời miêu tả để xây dưng cốt truyện, khắc hoạ tính cách nhân vật, dựng lên những bức tranh về đời sống) và kịch (thông qua lời thoại và hành động của các nhân vật mà tái hiện những xung đột xã hội). Mỗi loại lại có thể gồm các thể riêng: