Dinh dưỡng – món ngon Sản phụ khoa Nhi khoa Nam khoa Làm đẹp – giảm cân Phòng mạch online Ăn sạch sống khỏe showbizvn.com – Bí quyết để đến với bà con là sự chân tình, là cách trò chuyện tình cảm nhưng giản dị, dễ hiểu, gây được thiện cảm với đối tượng được phỏng vấn.

Bạn đang xem: Mc thanh tâm vietlive là ai

Đang xem: Thanh tâm vietlive là ai

Với đặc thù công việc, phóng viên Hệ Phát thanh dân tộc (showbizvn.com4) thường có những chuyến tác nghiệp ở vùng sâu, vùng xa.

Phóng viên Nguyễn Thị Thanh Tâm, Phó Trưởng phòng Phóng viên – Biên tập, người đã gần 20 năm gắn bó với showbizvn.com4 chia sẻ “bí quyết”để những chuyến công tác tới vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đạt được hiệu quả.

*

PV: Thưa chị, việc khai thác thông tin từ những người dân tộc thiểu số dễ hay khó?

Phóng viên Nguyễn Thị Thanh Tâm: Khai thác thông tin từ những người dân tộc thiểu số vừa dễ, vừa khó. Khó ở chỗ: Người dân tộc thiểu số ở bản – buôn – ấp – sóc thường có tâm lý ngại ngùng, kín đáo khi giao tiếp với người lạ. Đặc biệt, với phụ nữ, họ thường từ chối, nói “không biết”, và “tư vấn” cho phóng viên hỏi cánh đàn ông. Nếu có rào cản ngôn ngữ, mức độ khó càng gia tăng.

Xem thêm: Hey 22 Exclusive Chan Than San, Chan Than San

Tuy nhiên, khi phóng viên làm cho bà con tin tưởng để họ mở lòng, thì họ rất nhiệt tình. Và không chỉ trả lời phỏng vấn, bà con còn mời phóng viên uống rượu, ăn cơm, coi như khách quý của gia đình.

PV: Vậy, phóng viên phải làm thế nào để bà con mở lòng, thưa chị?

Phóng viên Nguyễn Thị Thanh Tâm: Đấy là cả một nghệ thuật! Hầu hết phóng viên mới vào nghề, xách chiếc máy ghi âm đi công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số dễ gặp phải tình trạng bà con không cởi mở, như thế chuyến đi sẽ thất bại. Phương pháp hiệu quả nhất là gây dựng lòng tin, tạo sự thân mật, chân tình nơi người được phỏng vấn.

Với người dân tộc thiểu số, đừng có lăm lăm chĩa micro vào miệng người ta khi vừa gặp mặt, rồi nói “xin anh cho biết”, “xin chị cho biết”. Đa phần phải có một khoảng thời gian chuyện trò, làm quen. Bí quyết ở đây là sự chân tình, là cách trò chuyện tình cảm nhưng giản dị, dễ hiểu, gây được thiện cảm với đối tượng được phỏng vấn. Để người dân tộc thiểu số cởi mở trao đổi, chia sẻ, phóng viên phải khéo léo khơi gợi, động viên, khi đã chiếm được niềm tin của họ thì họ sẽ cung cấp thông tin một cách nhiệt tình đến không ngờ.

PV: Khi đi công tác tới vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, phóng viên thường không thể không biết đến phong tục tập quán, nếp sống, văn hóa của họ. Vậy trước mỗi chuyến đi, phóng viên tìm hiểu điều này qua kênh thông tin nào?

Phóng viên Nguyễn Thị Thanh Tâm: Các kênh thông tin nói chung rất đa dạng. Có thể qua tài liệu nghiên cứu, sách báo, mạng internet, qua chuyên gia nghiên cứu về dân tộc học, qua những câu chuyện mà đồng nghiệp chia sẻ, rồi tìm hiểu ngay trong những chuyến tác nghiệp thực tế tại cơ sở…

PV: Theo chị, khi phỏng vấn người dân tộc thiểu số, phóng viên cần lưu ý điều gì?

Phóng viên Nguyễn Thị Thanh Tâm: Trước tiên, phóng viên cần tạo sự gần gũi, thân mật. Câu hỏi phỏng vấn đừng “đao to búa lớn”, nên giản dị, dễ hiểu. Điều nên làm là phóng viên cần tìm hiểu càng sâu càng tốt phong tục, tập quán, tín ngưỡng dân tộc của người được phỏng vấn. Và nếu bà con mời rượu, đừng lạnh lùng chối từ. Hãy đáp lại tấm thịnh tình của họ bằng tất cả sự chân tình.

Xem thêm: Mật Gấu Chữa Bệnh Gì ? Cách Dùng Hiệu Quả Đối Với Sức Khỏe? Uống Mật Gấu Trị Được Đau Lưng, Nhức Mỏi

PV: Người dân tộc thiểu số rất hiếu khách. Khách càng quý, họ càng chuốc rượu cho say. Khi đó, phóng viên phải ứng xử ra sao để không làm phật ý họ mà vẫn đủ tỉnh táo để thực hiện công việc?

Phóng viên Nguyễn Thị Thanh Tâm: Đây là một tình huống mà tôi gặp phải trong hầu hết các chuyến đi công tác ở miền núi, vùng cao. Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, tôi cảm thấy “choáng” trong những chuyến công tác đầu tiên vào những năm 97-98.

Bối rối trong cách từ chối và nể tình cảm của người dân tộc thiểu số dành cho mình, đã đôi lần tôi bị say rượu. Sau những lần ấy, tôi định bụng ai mời cũng không uống nữa. Nhưng đâu có được, rượu là một phần văn hóa của người dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng cao. Điều mừng là thấy phóng viên là nữ, bà con không ép nhiều, có mời cũng mời chén nhỏ. Vậy là mỗi khi được mời rượu, chén đầu tiên tôi cạn cho phải phép, cho đúng phong tục. Còn từ chén thứ hai trở đi, tôi lựa lời để khéo léo từ chối, hoặc “nhờ” người giúp vì mình còn phải tiếp tục chuyến công tác.

PV: Mỗi chuyến đi vùng cao rất vất vả, phóng viên cần làm gì để chuyến công việc đạt được hiệu quả cao nhất, thưa chị?

Phóng viên Nguyễn Thị Thanh Tâm: Để chuyến công tác tới những địa bàn khó khăn đạt hiệu quả, việc đầu tiên tôi vẫn làm là dự kiến những nội dung cần tìm hiểu, xây dựng dàn ý để triển khai việc thu thập, khai thác thông tin ở cơ sở sao cho toàn diện, đa chiều. Sau đó, tôi liên hệ trước với cơ sở để được tư vấn những địa chỉ cần tới, phù hợp với nội dung mình dự kiến tìm hiểu. Tuy nhiên, phóng viên hoàn toàn có thể linh hoạt điều chỉnh địa điểm khi quá trình tác nghiệp thấy có vấn đề mới nảy sinh. Điều không thể thiếu là phải chuẩn bị sức khỏe và tinh thần thật thoải mái trước mỗi chuyến công tác ở vùng cao.