showbizvn.com – Bản thảo cương mục với qui mô thật vĩ đại, hơn một trăm chín mươi vạn từ, chia thành 52 tập, các sách xếp lại cao đến mấy thước. Trong sách thu thập tất cả 1.892 dược liệu, kèm theo 1.100 hình vẽ hình thái cây thuốc, hơn một vạn một nghìn bài thuốc….

Bạn đang xem: Lý thời trân

Quyết tâm viết lại “Bản thảo”

*

Một hôm có một ngư dân tên là Lão Bàng vội vàng đến tìm Lý Thời Trân: “Lý đại phu, bà lão nhà tôi bị bệnh nặng, mời thầy đến xem giúp”.

Lý Thời Trân vội đến nơi, nhìn thấy bệnh nhân nằm quấn trong chiếc chăn bông rách tả tơi, hầu như không còn thở nữa, nhưng sau khi bắt mạch thấy bệnh nhân chưa đến mức nguy kịch, vì thế ông vừa an ủi vừa hỏi chuyện: “Ông đã cho bà nhà uống thuốc gì rồi?”.

Lão Bàng đáp: “Hôm qua bà nhà tôi hơi mệt. Vừa lúc đó có một ông lang đi qua, liền mời ông ta khám và chữa giúp. Không ngờ uống thuốc xong lại ra nông nỗi này”.

“Ông đem thuốc ra đây tôi xem thử”.

Lý Thời Trân cầm thang thuốc từ tay Lão Bàng, xem đi xem lại cảm thấy đơn thuốc không có nhầm lẫn, thế thì vấn đề là ở chỗ nào? Phải chăng pha nhầm thuốc.

Nghĩ như vậy, ông liền bảo Lão Bàng đem bã thuốc ra xem, đối chiếu với thang thuốc từng vị một, đột nhiên ông phát hiện có một vị thuốc gọi là Hổ chưởng trong đơn thuốc không kê lại có trong bã thuốc, còn vị Lậu Lam Tử trong đơn thuốc có mà trong bã lại không thấy. Vậy là đã rõ toa thuốc pha nhầm.

Lão Bàng nghe vậy bèn chửi thầy lang và tìm ông ta để tính sổ. Lý Thời Trân khuyên can ông: “Cái này cũng không nên hoàn toàn trách họ, trong sách viết là Lậu Lam Tử lại có nơi gọi là Hổ chưởng, người bốc thuốc tưởng là hai loại thuốc này có thể dùng lẫn lộn. Cũng may là phát hiện sớm, uống thuốc giải độc sẽ không có chuyện gì”.

Về đến nhà, Lý Thời Trân vẫn suy nghĩ mãi câu chuyện vừa rồi và liên tưởng lại nhiều việc giống như vậy. Ông nhớ lại trong quá trình hành nghề của mình thường phát hiện hiệu quả điều trị của một số thuốc không giống với sách y cổ đại đã viết; trong sách cổ có loại thuốc có viết hiệu quả điều trị, có loại không viết hiệu quả điều trị. Giống như lúc nhỏ ông bị bệnh lao, bố ông dựa theo sách vở cho uống rất nhiều loại thuốc nhuận phổi như sài hồ để trị hàn nhiệt nhưng không có tác dụng. Sau này đổi lại dùng Hoàng linh thì bệnh lại khỏi. Nhưng Hoàng linh làm sao có thể chữa được lao phổi thì trong sách không nói đến. Nếu cứ theo sách cũ dùng thuốc, khó tránh khỏi bốc nhầm.

Nghĩ đến đây, Lý Thời Trân quyết tâm đem những sách y đời xưa còn để lại chỉnh lý toàn bộ, sửa chữa những sai lầm trong sách; và những phần trong sách còn thiếu chưa đủ thì bổ sung vào.

Lý Thời Trân đem những suy nghĩ của mình nói với cha, Lý Văn Ngôn vô cùng kinh ngạc nói: “Con định viết lại “Bản thảo”? Việc đó quả là không giản đơn đâu con! Vả lại phải xin phép triều đình mới được làm đấy con à!”.

“Bản thảo” có nghĩa là thực vật. Từ thời thượng cổ con người đã biết dùng thực vật để chữa bệnh, do đó lấy “Bản thảo” gọi thay dược liệu. Viết lại “Bản thảo” mất rất nhiều công sức và tiền của. “Chứng loại bản thảo” mà Đường Châu Vi cuối thời Bắc Tống viết là dựa vào sức mạnh của triều đình.

Vì thế, Lý Thời Trân nói: “Thế thì chúng ta đi xin phép triều đình đi!”.

Lý Văn Ngôn cười đau khổ và nói: “Triều đình có thể phê chuẩn cho những người như chúng ta viết lại được sao?”

Đúng vậy, triều đình có thể phê chuẩn cho những thầy thuốc dân gian không chút danh vọng như họ viết lại “Bản thảo” chăng? Lý Thời Trân đã rõ. Nhưng ông cho rằng cái khó khăn nhất trước mắt không phải là nhân lực và tiền tài, mà là những kiến thức về y dược của bản thân còn chưa đủ. Vì thế ông vừa hành nghề vừa tìm đọc những sách có liên quan đến “Bản thảo”.

Hai lần xuất ngoại khảo sát thực địa về dược liệu

Chuẩn bị trọn mười năm, bút ký mà Lý Thời Trân viết ra đã chất đầy mấy tủ, lúc này Lý Thời Trân đã 35 tuổi rồi, ông cảm thấy đã có thể bắt tay vào viết lại “Bản thảo”. Ông đặt tên cho trước tác này là “Bản thảo cương mục”, vì ông nghĩ cần phân loại lại bộ sách này, phân chia ra các ngành, bộ, họ cho rõ ràng để tiện tra cứu.

Xem thêm: Mai Quỳnh Anh Faptv Sinh Năm Bao Nhiêu, Năm Sinh, Quê Quán, Chiều Cao, Sở Thích

Nhưng khi chính thức bắt tay vào viết, ông cảm thấy rất khó; điều làm ông đau đầu nhất là hình dạng và sự sinh trưởng của rất nhiều cây thuốc còn chưa được rõ. Trong một số sách cổ có giải thích nhưng không có hình vẽ, ngôn từ không rõ làm cho ông rất khó sửa.

Lý Thời Trân suốt ngày suy nghĩ không biết làm thế nào để giải quyết vấn đề này, thì được bố nhắc nhở: “Con viết không đầy đủ là chưa nhìn thấy những cây thuốc đó. Con phải đến tận nơi chỗ nó mọc để xem, thì vấn đề sẽ được giải quyết ngay?”.

Lý Thời Trân bừng tỉnh ra, quyết định đi thực địa điều tra một lần. Ông kê tên, họ những cây thuốc cần điều tra điều tra nơi sản xuất trước, sau đó mới tìm hiểu thêm bên ngoài; khảo sát không được thì mời người bản địa chỉ dẫn. Không kể là nông dân, ngư phủ, tiều phu hoặc thợ săn ông đều khiêm tốn mời họ giảng. Mọi người biết được ý đồ của ông đều vui vẻ giúp đỡ, có người còn đích thân dẫn ông đi khảo sát. Ông vừa xem vừa ghi chép tỉ mỉ.

Ví dụ có một loại thực vật gọi là Vận thái, trong các “Bản thảo” có nói đến, có thể dùng làm thuốc nhưng hình dáng nó như thế nào thì trong sách không mô tả. Lý Thời Trân hỏi nông dân và sau khi xem xét kỹ mới biết tên thường gọi của nó là cải dầu – một loại cải đầu năm gieo hạt, qua năm thứ hai mới trổ hoa, hạt có thể ép dầu.

Một ví dụ khác: Máu hổ có dùng làm thuốc được không? Bác thợ săn bảo cho ông biết: “Máu hổ là loại thuốc tốt làm tráng thân cường chí”. Còn người chuyên trị rắn độc thì bảo với ông là: “Rắn có hơn một trăm loài, thảo dược chuyên trị rắn độc cắn cũng có hơn 80 loài”. Một người am hiểu về nông dược đích thân dẫn Lý Thời Trân đi đào phục linh và nói với ông: “Thứ này làm thuốc có thể lợi tiểu”. Còn người bán thuốc khi biết Lý Thời Trân tìm kiếm thảo dược thì nhiệt tình đem hết thảo dược mà ông đã thu thập giới thiệu với Lý Thời Trân: “Đây là hoàng liên, có thể trị kiết lỵ; đây là tam thất có thể dùng làm thuốc cầm máu,…” Lý Thời Trân ghi hết những điều mình đã nghe và thay vào sổ.

Khảo sát đó kéo dài ba năm. Trong nhà ông chất đầy những tiêu bản động thực vật có thể làm thuốc trị bệnh; treo đầy các sách có vẽ chim, thú, côn trùng, cỏ; trong vườn trồng đầy những thảo dược.

Trở về nhà không bao lâu, triều đình cho mời tất cả danh y các nơi về kinh thành, Lý Thời Trân cũng được mời dự. Ông không muốn làm ông quan thầy thuốc, mà vào chỉ muốn được đến Thái y viện hoàng gia vì trong đó có rất nhiều sách y cất giấu kỹ và các dược liệu quí của các nơi dâng tặng, những cái đó rất có lợi cho việc viết lại “Bản thảo cương mục” cho nên ông quyết định lên kinh.

Ở Thái y viện, Lý Thời Trân quả nhiên nhìn thấy rất nhiều dược liệu quí hiếm trong nước sản xuất và còn nhìn thấy các dược liệu quí báu mà các nước khác dâng tặng, đồng thời ông cũng tranh thủ đọc được nhiều sách. Qua năm thứ hai ông mượn cớ có bệnh cáo biệt về nhà.

Về quê hương, Lý Thời Trân vừa hành nghề y vừa viết sách. Vì còn rất nhiều thảo dược ông chưa được tiếp xúc nên đến năm 47 tuổi ông lại quyết định lần thứ hai đi thực địa khảo sát. Lần đó, dấu chân của ông đã đi khắp các nơi mà ngày nay gọi là tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Quảng Đông, An Huy, Giang Tô v.v… thời gian hết 4, 5 năm. Lần khảo sát đó ông đã tìm thấy rất nhiều dược liệu mà trước đây chưa phát hiện và sưu tập được, rất nhiều bài thuốc dân gian và các tài liệu y học.

Tác phẩm y dược vĩ đại đánh dấu thời đại

Để viết quyển “Bản thảo cương mục”, Lý Thời Trân đã tích lũy tư liệu có đến hàng triệu chữ.

Cần chỉnh lý thành một quyển dược điển rồi còn vẽ sắp xếp hình… quả là một việc không đơn giản chút nào, vì thế Lý Thời Trân đã kêu gọi mọi người cùng bắt tay vào làm việc: ngươi thì sao chép lại, người thì vẽ hình, người thì hiệu đính… Qua ba lần sửa chữa bổ sung lại trước tác vĩ đại y dược được hun đúc bởi tâm huyết trọn đời của Lý Thời Trân đã được hoàn thành với thời gian 27 năm. Lúc đó Lý Thời Trân đã là lão nhân 60 tuổi.

“Bản thảo cương mục” với qui mô thật vĩ đại, hơn một trăm chín mươi vạn từ, chia thành 52 tập, các sách xếp lại cao đến mấy thước. Trong sách thu thập tất cả 1.892 dược liệu, kèm theo 1.100 hình vẽ hình thái cây thuốc, hơn một vạn một nghìn bài thuốc.

Bản nháp tuy đã hoàn thành nhưng in nó thành sách để truyền bá khắp nơi quả là một việc không đơn giản.

Lúc bấy giờ muốn in sách phải tự bỏ tiền ra thuê người xếp chữ để in. Nhưng Lý Thời Trân làm sao có được nhiều tiền như thế, ông đi khắp nơi vay tiền nhưng đều không kết quả. Cho mãi đến mười hai năm sau, một vị thương nhân xuất bản ở Nam Kinh đã bỏ tiền ra in, nhưng lúc này Lý Thời Trân lại bị bệnh, qua năm thứ hai bệnh ông càng nặng hơn và đã chết. Trước khi chết ông lại dặn dò người nhà phải đem quyển sách này truyền bá rộng rãi làm phúc cho dân gian. Sau hơn một năm nữa quyển sách mới được hoan thành, “Bản thảo cương mục” mới được ra mắt mọi người.

Xem thêm: Tiến Lộc Phạm Tiến Lộc Có Con Thứ Hai, Tiến Lộc Hạnh Phúc Bên Gia Đình Nhỏ

Con của Lý Thời Trân nhớ mãi lời dặn của cha, tìm mọi cách dâng tặng cho hoàng đế Thần Tông, hy vọng dựa vào sức mạnh của triều đình để truyền bá rộng rãi quyển sách này, sau này sách được lưu truyền ra nước ngoài và dịch thành các thứ tiếng Nhật, Đức, Pháp, Anh, Nga, Triều, được công nhận là “trước tác y dược vĩ đại Đông Phương”. Hoàng đế Thần Tông lúc bấy giờ cũng không biết đó là trước tác vĩ đại y dược đánh dấu thời đại. Cho đến ngày nay quyển sách này vẫn là quyển sách gối đầu giường cho tất cả các thầy thuốc đông y.