Trong kinh doanh, hiểu khách hàng và giúp họ thỏa mãn là chìa khóa vàng để tạo ra doanh thu. Đây như một cuộc đua không hồi kết giữa các doanh nghiệp để giành tấm vé tồn tại và phát triển. Để trụ vững trên đường đua này, đầu tiên bạn cần phải giải quyết được các vấn đề xoay quanh câu hỏi khách hàng là ai?

Khách hàng là ai?

Khách hàng là một cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó của bản thân. Khách hàng không phụ thuộc vào chúng ta mà chính chúng ta mới là người phải phụ thuộc vào họ. Vì vậy, bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải chú trọng tới việc đi tìm “Thượng Đế”. Sau đó, bán cái mà họ thích mua bằng cách hướng các nỗ lực Marketing vào nhóm đối tượng này. Để cho họ biết, bạn đang có cái họ muốn.

Bạn đang xem: Khách hàng là ai

*

Khách hàng là ai?

Phân loại khách hàng

Có rất nhiều cách để phân loại khách hàng, mỗi doanh nghiệp lại sử dụng một phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, để có thể đánh giá một cách hiệu quả nhất, chúng ta nên chia khách hàng thành 4 nhóm sau đây.

Nhóm khách hàng trung thành

Đây là nhóm khách hàng được xem là mang lại nhiều lợi ích nhất cho doanh nghiệp. Doanh thu mà họ mang lại chiếm tới 80% tổng doanh thu đạt được. Những người này đa phần là có niềm tin vào sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp. Một số ít thì lười không muốn thay đổi thói quen mua sắm của mình. Đối với nhóm khách hàng này, bạn cần xây dựng một chính sách chăm sóc đặc biệt. Đi kèm với những ưu đãi phù hợp để có thể giữ chân họ tốt nhất. Khi có sự yêu thích và tin tưởng, họ sẽ không ngần ngại tiếp tục gắn bó với doanh nghiệp. Thậm chí sẽ giới thiệu thêm những khách hàng tiềm năng khác.

*

Nhóm khách hàng có tiềm năng lớn

Nhóm khách hàng này là những người từng mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Tuy nhiên, họ vẫn còn băn khoăn về giá cả, chất lượng hoặc mức độ yêu thích. Lúc này, bạn cần phải đưa ra miếng mồi ngon thông qua các chính sách hấp dẫn. Thể hiện được những ưu điểm vượt trội về sản phẩm hoặc dịch vụ chăm sóc khách hàng mà đối thủ cạnh tranh không có được. Nhóm khách hàng tiềm năng thường chiếm đa số trong tổng số khách hàng mà doanh nghiệp sở hữu. Vì vậy, nếu triển khai những chiến lược chăm sóc phù hợp, họ sẽ trở thành nhóm đối tượng trung thành như trên. Ngược lại, nếu không thỏa mãn được nhu cầu, họ sẵn sàng tìm đến nhà cung cấp khác mà không cần suy nghĩ.

Xu hướng mua online của nhóm khách hàng này khá cao. Hãy thử tập trung triển khai trên các kênh online, đặc biệt nhất là facebook. Bán hàng trên facebook là nơi tiếp cận nhiều khách hàng nhất. Sản phẩm HOT, theo trends thường bắt nguồn từ kênh này. Đừng lo lắng rằng bạn sẽ không chăm sóc được hết số lượng khách hàng tìm đến bạn qua FB, bởi Phần mềm trả lời tin nhắn Fanpage sẽ hỗ trợ bạn mọi lúc. Từ nhắn tin, quản lý thông tin khách hàng, hàng hóa, nhân viên, báo cáo doanh thu,… tất cả các yếu tố sẽ được quản lý trên cùng một hệ thống.

Xem thêm: Bobby Phước Trần

Nhóm khách hàng mang lại giá trị nhỏ

Nhóm khách hàng này thường chỉ xuất hiện trong những dịp có ưu đãi giảm giá. Vấn đề khiến họ quan tâm tới nhiều nhất chính là giá cả. Bởi vậy, muốn tiếp cận được những đối tượng này, bạn cần đưa ra được mức giá thực sự hấp dẫn thì mới đủ sức thu hút họ. Doanh thu mà nhóm này mang lại chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ. Tuy nhiên, chúng ta không nên bỏ qua tiềm năng từ họ. Thay vào đó hãy chú trọng vào những chiến lược về giá. Từ đó từng bước xây dựng niềm tin và khẳng định chất lượng.

*

Nhóm khách hàng mang lại giá trị nhỏ

Nhóm khách hàng tiêu cực

Nhóm khách hàng tiêu cực sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Nhưng lại sẵn sàng rời đi bất cứ lúc nào để chuyển sang một nhà cung cấp khác. Có rất nhiều nguyên nhân khiến họ dừng việc gắn bó với doanh nghiệp. Đó có thể là do cảm thấy không hài lòng về chất lượng, dịch vụ chăm sóc khách hàng, hay đơn giản chỉ dùng thử để so sánh giữa các bên với nhau. Đôi khi, khách hàng tiêu cực lại xuất phát từ chính những chiêu trò của đối thủ cạnh tranh. Họ trở thành khách hàng của bạn nhằm mục đích để lại đánh giá, phản hồi tiêu cực. Gây ảnh hưởng tới uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, những khách hàng tiêu cực không hẳn là không có tiềm năng với doanh nghiệp. Nếu biết cách nắm bắt cơ hội và xử lý nguyên nhân khiến khách hàng không hài lòng. Bạn có thể một bước biến những người không có ý định gắn bó trở thành khách hàng trung thành của mình.

Xem thêm: Tiểu Sử Bà Nguyễn Phương Hằng Vợ Dũng Lò Voi, Phượng Hằng

*

Nhóm khách hàng tiêu cực

Tiếp cận đến nhiều “thượng đế” với: Cách tìm kiếm khách hàng qua internet không phải ai cũng biết

Việc biết khách hàng là ai và phân loại họ chính là nền tảng xây dựng những kế hoạch phù hợp cho chiến dịch kinh doanh. Bạn cũng có thể sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để quản lý khách hàng một cách dễ dàng, hiệu quả. Đặc biệt là giảm bớt các bước thực hiện phức tạp và tốn thời gian. Giúp công việc kinh doanh trở nên nhẹ nhàng, đơn giản hơn bao giờ hết.