Đó là câu chuyện cảm động về một cô gái bất hạnh sinh ra chỉ có bốn ngón tay và không được họ hàng chấp nhận. Song, với tình yêu bao la của người mẹ, cô bé đã lớn lên và trở thành một nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng. Cô đã phải trải qua những chuỗi dài khó khăn, khổ luyện và cả sự kỳ thị, xa lánh của chính những người thân yêu trong gia đình, trừ mẹ cô. Giờ đây, khi mới 19 tuổi, cô đã được nhiều người biết đến với cái tên Lee Hee Ah – nghệ sĩ piano chuyên nghiệp đầu tiên trên thế giới không có đủ 10 ngón tay.

Bạn đang xem: July piano là ai

*

Bị họ hàng từ chối ngay từ lúc chào đờiNăm 1985, khi bà Woo Gap Son sinh ra đứa con gái bé nhỏ, tất cả người thân trong gia đình đã lặng đi khi nhìn thấy đứa trẻ với khiếm khuyết nặng nề. Hai tay của bé không giống bàn tay của những người bình thường khác, thay vì phải có 5 ngón tay thì bé lại chỉ có 2. Tổng số ngón tay trên cả hai bàn tay của bé cũng không bằng số ngón trên một bàn tay của người bình thường và rất giống với đôi… càng cua đang huơ lên không trung. Hơn thế, đôi chân của bé cũng bị ngắn từ đầu gối trở xuống do bị tật rối loạn bẩm sinh. Chính điều đó đã khiến cả họ hàng nhà bé kiên quyết phản đối việc mẹ bé giữ lại con, họ muốn bà Woo Gap Son phải cho bé sang Canada làm con nuôi. Bởi ở đất nước Hàn Quốc, người ta vẫn luôn có cái nhìn thiếu thiện cảm và rất kỳ thị đối với những người khuyết tật. Tuy nhiên, với tấm lòng bao la của người mẹ, với những kinh nghiệm lâu năm của một y tá luôn chăm sóc bệnh nhân tàn tật, bà Woo Gap Son đã quyết tâm giữ bé Lee Hee Ah ở lại Hàn Quốc và nuôi bé khôn lớn như một người bình thường. Hai mẹ con đã phải vượt qua biết bao rào cản khó khăn không chỉ của xã hội mà còn từ chính gia đình mình. Khó khăn chồng chất thêm nữa khi Lee Hee Ah lên ba tuổi, cô bé đã phải cưa đi đôi chân từ đầu gối xuống. Lúc đó đôi chân cô rất mềm và yếu khiến cô không thể đi bộ được lâu. Chính vì thế, cho đến khi trưởng thành, Lee Hee Ah cũng chỉ đạt đến chiều cao 1m. Năm Lee Hee Ah lên sáu tuổi, bà Woo Gap Son bắt đầu cho con gái học đàn dương cầm mặc dù đó là điều vô cùng khó khăn đối với cô bé. Bà đặt thiết kế một cây đàn phù hợp với đôi chân ngắn của con gái với những chiếc pedal thuận lợi để cô bé sử dụng bằng đầu gối và mời về một giáo sư dạy đàn riêng cho con. Lee Hee Ah chia sẻ: “Các ngón tay tôi không có sức mạnh, thế nên mẹ tôi bắt tôi học đàn như một phương pháp trị liệu để giúp tôi có thể cầm bút chì trong trường”. Đúng là lúc đầu, cả bà Woo Gap Son và con gái đều không nghĩ, cũng không dám mong rằng sau này Lee Hee Ah sẽ thành công trong con đường âm nhạc như bây giờ. Đơn giản họ chỉ nghĩ rằng đôi tay cô bé quá yếu ớt và cô cần phải học đàn để rèn luyện cho tay mình cứng cáp hơn, để có thể cầm bút viết như những bạn bè của cô. Tất cả mọi người không ai ngờ rằng Lee Hee Ah có được một vị trí như ngày hôm nay. Chặng đường âm nhạc với những khó khănGiáo sư dạy đàn dương cầm cho Lee Hee Ah, cô Lee Shin Hyang, 44 tuổi đã nói rằng cô không có khiếu âm nhạc, các ngón tay của cô lại vô cùng yếu ớt nên rất khó cho việc học. Vì thế, phải mất vài tháng Lee Hee Ah mới có thể nhấn được phím đàn. Tồi tệ hơn nữa, cô bé lại không thể bắt được nhịp và giai điệu vì não bộ của cô bị rối loạn chức năng. Các bác sỹ nói rằng nếu Lee Hee Ah cố nhớ một bản nhạc dài năm phút hoặc hơn thế thì não bộ của cô bé sẽ càng bị rối loạn nhiều hơn. Tuy nhiên, với sự nỗ lực và ý chí kiên cường của bản thân và sự khích lệ, động viên của người mẹ tuyệt vời, Lee Hee Ah vẫn học thành công môn nghệ thuật khó này. Giờ đây cô có thể nhớ và đàn được một bản nhạc dài hơn bảy phút mà vẫn cảm thấy tinh thần thoải mái, trí óc minh mẫn bình thường. Fantasie Impromptu ngẫu hứng của Chopin là bản nhạc mà Lee Hee Ah yêu thích nhất, cô kiên trì tập luyện bản nhạc này đến mức tờ nhạc rách tả tơi, nhưng cũng phải mất đến hơn năm năm để cô có thể chơi thành thạo bản nhạc mà mình yêu thích này. Lee Hee Ah chia sẻ, cùng với sự động viên khích lệ của mẹ, cô đã miệt mài tập luyện Fantasie Impromptu trong suốt mấy năm dài với sự khổ công gấp mấy lần người bình thường khác. Với những người có đủ mười ngón tay, một ngày họ chỉ phải luyện đàn khoảng năm tiếng, nhưng với Lee Hee Ah thì khác, cô chỉ có hai ngón tay trên một bàn tay nên việc tập luyện khó khăn hơn rất nhiều. Mỗi ngày cô phải luyện tập ít nhất mười hai tiếng để có được thành quả như ngày hôm nay, các ngón tay của Lee Hee Ah chai phồng lên vì phải tập luyện quá nhiều nhưng cô chưa bao giờ nản chí.

Xem thêm: Tính Kỷ Luật Là Gì? Người Sống Có Kỷ Luật Là Như Thế Nào? Yếu Tố Quan Trọng Dẫn Đến Con Đường Thành Công

Xem thêm: Doanh Nhân Minh Adam Là Ai, Giảng Viên Trần Quang Minh (Minh Adam)

Nhưng khó khăn không chỉ dừng lại ở việc tập đàn, Lee Hee Ah và mẹ đã phải trải qua cả những khó khăn về mặt tinh thần mà nếu như cô và mẹ không có ý chí kiên cường, rất có thể họ đã bỏ cuộc từ lâu. Bà Woo Gap Son cho biết, bà đã từng đăng ký cho Lee Hee Ah tham dự một cuộc thi trình diễn piano, nhưng lần nào cũng vậy, bà và con gái bị ban tổ chức từ chối ngay từ đầu với lý do ngoại hình của Lee Hee Ah có thể làm cho các thí sinh khác sợ hãi. Thương con vô hạn, bà Woo Gap Son từ đó quyết tâm đưa Lee Hee Ah trở thành một nghệ sỹ dương cầm thực sự. Và hơn hết, bà muốn chứng minh cho mọi người thấy rằng Lee Hee Ah có thể chơi đàn piano một cách chuyên nghiệp và sẽ không thua bất cứ ai. Bà bền bỉ thuyết phục ban tổ chức cuộc thi đồng ý cho con gái bà được tham ra biểu diễn.Cuối cùng, bà và con gái đã được chấp nhận tham gia cuộc thi, đó là lần đầu tiên Lee Hee Ah biểu diễn. Cô đã gây bất ngờ cho tất cả mọi người khi giành giải nhất cuộc thi đó. Ngay cả ban giám khảo cuộc thi cũng không biết rằng mình đã chấm cho cô bé bị khuyết tật về thể chất điểm cao nhất, chỉ đến khi giải được công bố và Lee Hee Ah bước lên nhận giải, họ mới ngỡ ngàng và thán phục. Lúc đó họ nhận ra rằng nếu như họ kiên quyết từ chối cho cô bé tham gia biểu diễn thì quả là một điều vô cùng đáng tiếc, rất may là điều đó đã không xảy ra. Từ đó về sau, Lee Hee Ah được nhiều người biết đến, cô cũng tự tin tiếp tục đăng ký tham dự các cuộc thi trình diễn piano và đều giành những giải thưởng cao. Và thành quả cuối cùng là trái ngọtMọi cố gắng, nỗ lực của cả hai mẹ con Lee Hee Ah đã được đền đáp xứng đáng. Cô chia sẻ: “Với mười ngón tay thì người ta sẽ dễ dàng đàn đúng nhịp điệu, nhưng tôi bị trở ngại nhiều nhất khi giai điệu không nối liền một cách êm ái với nhau bởi vì tôi chỉ có bốn ngón tay”. Nhưng cô đã thành công bởi khẩu hiệu của cô luôn là: “Luôn cố gắng hết mình” và: “Nỗ lực không ngừng”. Năm 1992, khi Lee Hee Ah mới lên tám, cô bé đã đoạt giải trong cuộc thi Âm nhạc Quốc gia dành cho học sinh sinh viên Hàn Quốc. Và năm 1999, cô đã vinh dự được nhận giải thưởng đặc biệt cao quý của Tổng thống Hàn Quốc vì đã biết vượt qua khó khăn để vươn tới thành công.Với những thành quả đã đạt được, Lee Hee Ah đã được mời đi biểu diễn ở nhiều nơi trên thế giới như: Trung Quốc, Anh, Australia,… và nhiều buổi hoà nhạc trong các trường học của Hàn Quốc. Lee Hee Ah cũng đã từng vinh dự được biểu diễn cùng nghệ sỹ dương cầm nổi tiếng thế giới người Pháp, Richard Clayderman. Với tư cách là một nghệ sỹ dương cầm nổi bật, câu chuyện của Lee Hee Ah đã được tường trình bởi nhiều giới truyền thông và xuất bản thành sách làm cho dư luận luôn sôi nổi. Bất cứ buổi trình diễn nào của cô, kể cả trong nước hay nước ngoài cũng đều nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của khán giả. Âm nhạc của Lee Hee Ah đã làm cảm động nhiều người ở bất cứ nơi đâu cô đến. Các đài truyền hình lớn như ABA và CNN đều đã phát hình chương trình kể về câu chuyện của cô. Tại phòng học khu Hán Thành, Hàn Quốc, sách của cô đã được trưng bày dành cho học sinh tiểu học đọc. Năm 1997, Lee Hee Ah có buổi trình diễn độc tấu đầu tiên và dành toàn bộ số tiền kiếm được trong buổi biểu diễn đó quyên góp vào quỹ tài trợ cho người khuyết tật. Lee Hee Ah có một buổi hoà nhạc đặc biệt tại Nhà hát Vân Phong, thành phố Thượng Hải, Trung Quốc với mục đích gây quỹ tặng trẻ em nghèo khuyết tật. Lần ra mắt này của cô nằm trong chuyến lưu diễn dài một tháng tại Trung Quốc nhân kỷ niệm 15 năm quan hệ ngoại giao hai nước Trung – Hàn. Với giá vé từ 100 đến 280 nhân dân tệ, Lee Hee Ah hy vọng có thể giúp các gia đình khó khăn ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc giảm bớt khó khăn về tiền viện phí khi đưa con đi mổ mắt. Dù khuyết tật về thể chất, Lee Hee Ah vẫn luôn lạc quan và tươi cười rạng rỡ, cô nói: “Tôi là một cô gái bình thường như bao bạn bè cùng trang lứa. Sự khác biệt duy nhất là tôi bị khuyết tật về thể chất, nhưng điều đó không có nghĩa là tôi sẽ cảm thấy dễ dàng tuyệt vọng và từ bỏ điều tôi muốn làm chỉ vì tôi không có chân và có ít ngón tay. Tôi tin rằng luôn có hy vọng nếu tôi cố giữ giấc mơ của mình và cố gắng biến nó thành hiện thực”. Hiện nay, Lee Hee Ah là người khuyết tật biểu diễn nhạc cổ điển duy nhất trên thế giới chỉ có bốn ngón tay. Cô mong rằng những gì mà cô đạt được sẽ là nguồn động viên cho nhiều người khác. Thông điệp mà Lee Hee Ah muốn gửi cho mọi người đó là: “Nếu như hoàn cảnh khó khăn đã không thể ngăn cản được cô biến giác mơ của mình thành hiện thực thì những người khác cũng có thể làm được vì họ không bị khuyết tật như cô”. Nghệ sỹ dương cầm trẻ Lee Hee Ah đã được nhiều học sinh, sinh viên và thanh niên Hàn Quốc coi như một tấm gương sáng về sự vượt khó để vươn tới thành côngHiếu Thanh