Phước “tám ngón” – tướng cướp khét tiếng, lừng lẫy giang hồ về mức độ hung bạo, nổi tiếng với phương châm “bắn trước cướp sau” đến khi chết vẫn không được yên nghỉ.

Bạn đang xem: Gặp người tay không bắt ông trùm phước tám ngón

Mộ ông trùm

Phước “tám ngón” (tên thật là Nguyễn Hữu Thành, sinh năm 1972 trong một gia đình nghèo ở Dĩ An, Thuận An, tỉnh Sông Bé cũ (nay là Bình Dương) từ nhỏ đã nổi tiếng là đứa bé hung hãn, ngỗ ngược.

Năm 16 tuổi, trong một lần đàn đúm bạn bè, bị mẹ la mắng, Phước đã xách dao, kê bàn tay trái của mình xuống sàn, chặt phăng luôn ngón trỏ và ngón út. Đó là nguồn cơn của cái biệt danh không trật đi đâu được của gã giang hồ này – Phước “tám ngón”.

*

Phước “tám ngón” và cuộc vượt ngục không tưởng ở trại giam Chí Hòa

Đầu năm 1991, khu vực Thủ Đức (TP.HCM) và thủy điện Trị An (tỉnh Đồng Nai) là nơi băng cướp của Phước “tám ngón” hoành hành. Băng cướp này đã dùng súng bắn bị thương một người đi đường ở Đồng Nai. Sau đó, trong vòng gần 1 tháng, băng cướp liên tiếp gây ra hai vụ cướp, một vụ trộm và bắn chết một nạn nhân tại Thủ Đức.

Sau đó, Phước bị bắt, bị tuyên án tử hình và tiến hành cuộc vượt ngục không tưởng khỏi trại giam Chí Hòa. Lần thứ hai, Phước “tám ngón” tiếp tục bị bắt trở lại khi đang cố gieo rắc tội ác tại khu vực Tây Nguyên.

Tại khu vực trường bắn Long Bình, quận 9, TP.HCM, ông Ba Son chỉ cho tôi nấm mộ được chôn cất khá cẩn thận, bia mộ làm bằng đá hoa cương, nằm khuất trong đám cỏ, lau sậy phủ kín. Trên nấm mộ chạm khắc lý lịch trích ngang: “Nguyễn Hữu Thành, sinh năm: 1972, mất năm: 1998”.

*

Phần mộ của Phước “tám ngón” tại nghĩa địa trường bắn Long Bình, được xem là hoành tráng nhất

So với những ngôi mộ khác nằm tại trường bắn tử tù, ông Ba Son bảo, mộ Phước “tám ngón” vẫn thuộc loại “hoành tráng, đàng hoàng nhất”. Chính tại ngôi mộ này, một thời, ông Ba từng có chiêu trò “làm luật”, kiếm tiền từ người đã chết.

Thoạt nghe thì có vẻ khó tin nhưng theo lời Ba Son thì đó là sự thật. Dù đã chết, nhưng Phước “tám ngón” vẫn có thể làm giàu cho nhiều người. Bằng chứng là ngôi mộ của Phước được xây cất khá khang trang, hương khói chỉnh tề, thỉnh thoảng vẫn có đôi người vãng lai mang hoa quả đến cúng viếng.

Xem thêm: Ria Là Gì ? Nghĩa Của Từ Rịa Trong Tiếng Việt Nghĩa Của Từ Ria Trong Tiếng Việt

*

Thỉnh thoảng có người đến ngôi mộ của Phước “tám ngón” ở trường bắn thắp hương

Trong ký ức những năm tháng gắn chặt nơi trường bắn, ấn tượng đậm sâu nhất mà Ba Son nhớ nhiều không phải là hình ảnh ông trùm Năm Cam bị hành quyết mà chính là Phước. Thời ấy, sau khi Phước “tám ngón” bị bắn chết hơn 1 năm, có đám đàn em của y tìm đến Ba Son nói chuyện.

“Thoạt đầu thấy tụi chúng đi trên mấy xe phân khối lớn, mặt đằng đằng sát khí, xăm trổ đầy mình, ghé quán cà phê tìm tôi. Tưởng mình gây thù chuốc oán gì với tụi nó nên bị tìm trả thù, tôi lạc giọng: “Các anh tìm chú Ba có việc gì không?”. Cũng may, đám đàn em này bảo là “lính của anh Phước, muốn nhờ chú Ba đưa xác anh ấy về quê”.” Nghe họ nói vậy, tôi thở phào nhẹ nhõm”.

Cuộc nói chuyện chóng vánh diễn ra ngay tại quán cà phê. Tiền được cốp xuống bàn, Ba Son nghĩ thầm trong bụng vớ được món bẫm. Và ngay trong đêm, ông cùng với mấy anh em phu mộ và đám lính cũ của Phước đột nhập vào nghĩa trang trường bắn.

Cuộc “ăn xác” bất thành

Khi màn đêm buông xuống, không gian tịch liêu, u ám, toát lên vẻ đáng sợ nơi trường bắn tử tù. Dưới những gốc cây, đám lau sậy cao ngút tầm với, Ba Son dẫn toàn bộ anh em đến một điểm rậm rạp ẩn nấp. Trong đêm tối, tiếng rít qua kẽ răng, tiếng phả thuốc xua tan chốn âm u, lạnh lẽo, đầy ám khí, đám lính của Phước cứ đứng bồn chồn. Bọn chúng từng hứa trước mộ đại ca, trước ngày giỗ đầu sẽ bốc mộ, lo tươm tất gia mã, thoát khỏi kiếp dương gian, rũ trần tục. Vì thế, nắm được tâm lý này, Ba Son cũng muốn lợi dụng để kiếm thêm chút đỉnh.

Theo dự tính của ông, sau khi đưa Phước lên, hoàn tất giao kèo, sẽ tính ngỏ lời xin thêm chút tiền uống nước, xăng xe. Vậy nhưng, mọi tính toán của ông ở ngôi mộ được xem là “thiêng” nhất trường bắn đều trở thành công cốc.

*

Theo lời kể của các phu trường bắn tử hình, phần mộ của Phước “tám ngón” từng được thuê để bốc hài cốt, nhưng tất cả phải chạy đi rất xa vì tử khí quá nặng

Trước nấm mồ của Phước “tám ngón”, đám đàn em của gã giang hồ khét tiếng này soi đèn hì hục xới tung từng lớp đất “ăn xác”. Thế nhưng, lạ lùng là khi nắp áo của Phước vừa bật ra, đám đàn em của gã giang hồ giật mình hoảng hốt, bỏ chạy tán loạn. Bởi, không ai tin, sau đúng 1 năm hành quyết, hình hài của Phước “tám ngón” vẫn còn gần như nguyên vẹn, quan tài bốc lên mùi hôi thối, tử khí quá nặng.

Xem thêm: Lời Bài Hát Vẫn Nhớ (Nhạc Ngoại), Lời Bài Hát Vẫn Nhớ

*

Cả đời làm phu mộ, Ba Son chưa từng chứng kiến trường hợp nào tương tự như mộ Phước “tám ngón”

Lúc đó, mình ông Ba Son và các chiến hữu phu mộ hì hục khâm liệm, chôn cất lại cẩn thận ngay trong đêm.