“Anh giáo” đó là cụm từ Arena Multimedia vẫn thường dùng để gọi một cách vui vẻ và trìu mến những giảng viên, những người anh, người truyền lửa cho các Arenaites (học viên Arena). Và lẽ dĩ nhiên, giảng viên Đỗ Quốc Trung cũng được các Arenaites gọi âu yếm như vậy.

Bạn đang xem: đỗ quốc trung

– Thủ khoa ngành Đạo diễn Khóa 28, ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội,

– Giải phim Đông Nam Á xuất sắc nhất, Cuộc thi phim ngắn Chatomuk Campuchia 2013 với tác phẩm “Cá chuối“,

– Cúp bạc Phim xuất sắc nhất, giải Đạo diễn xuất sắc nhất cuộc thi Làm phim 48h Canon Hà Nội với “Ngày đầu tiên của mùa thu“,

– Cúp Trái tim hồng tại YxineFF 2012 với phim ngắn “Trực nhật với Thư Kỳ

– Giải nhất cuộc thi “Chuyện đời qua phim” (2012) với phim ngắn “Về nhà”

– Giải thưởng Phim hay nhất tại LHP ngắn quốc tế REC Berlin, Đức 2014 với phim “Đóng vào, mở ra…”

Nhân vật yêu thích: Cố thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu

Câu nói yêu thích: “You only live once but if you do it right, once is enough”

Tự đánh giá điểm mạnh / yếu bản thân: Trẻ

Người / trường phái mà thầy chịu ảnh hưởng: chủ nghĩa hiện sinh

Dự định tương lai:

Làm phim dài, học đánh đàn piano, học tiếng Pháp, trải nghiệm Tây Tạng, tìm cách đến Triều Tiên chơi và cưới vợ ở tuổi 30.

Sau LHP Busan, hình ảnh Đỗ Quốc Trung – Đạo diễn tự do dường như được nhiều người biết đến hơn. Nhưng ở Arena, các bạn trẻ lại nhớ nhiều đến hình ảnh giảng viên Đỗ Quốc Trung – “Anh giáo” nhiệt huyết, nhiều năng lượng và luôn trăn trở với giới trẻ.Các Arenaites liên tục hỏi chúng tôi rằng: “Khi nào thầy Trung về?, Khi nào thầy mới quay trở lại lớp?”Vậy là chúng tôi phải “tìm” thầy để hỏi ngay xem sao.

*

Đừng nhầm tưởng đây là stylist, đó là đạo diễn và anh giáo Đỗ Quốc Trung đó!

Trở về từ sau liên hoan phim Busan, chắc hẳn sẽ có rất nhiều câu chuyện thú vị để kể. Chọn một kỷ niệm / một câu chuyện thú vị nhất để kể cho các học viên Arena Multimedia, thầy sẽ kể câu chuyện nào?

Chuyện ở đây vô vàn người đến từ rất nhiều quốc gia, ai cũng làm việc chăm chỉ. Không thấy nhiều chữ Việt Nam trên các chương trình, không thấy hình ảnh cờ và con người Việt Nam trên các tấm poster, không nghe thấy tên Việt Nam được xướng lên. Và ở Việt Nam xa xôi, các bạn trẻ vẫn không làm việc, vui vẻ tận hưởng facebook, trà chanh, game online, cafe, iphone 6+,…

Cơ duyên nào đưa thầy đến với nghề “anh giáo”? Tại sao thầy lại chọn Arena để làm việc?

Vì có cơ hội làm việc với nhiều người trẻ, có thể truyền cảm hứng cho nhiều người hơn và học ngược lại từ họ. Chọn Arena vì Arena gần nhà hơn các trường khác. Arena cũng là 1 môi trường năng động và sáng tạo nữa.

Một “anh giáo” với một đạo diễn có gì khác không? Cái nào khó hơn?

Khác ở chỗ một cái giúp người khác làm phim hay, còn một cái là tự phải làm phim hay. Làm anh giáo khó hơn vì phải có trách nhiệm với sinh viên, với kiến thức mà họ nhận được. Đó cũng có thể là một phần tương lai của họ. Còn làm đạo diễn thì phim chán mình tự chịu.

Nếu như làm phim thì luôn cần ý tưởng, vậy thì làm giảng viên, theo thầy, điều cần thiết nhất là gì? Làm thế nào để tạo cảm hứng cho mình và học trò?

Điều quan trọng là phải tạo được không khí học. Khi có cảm hứng các bạn sinh viên sẽ tự tìm hiểu, đọc sách, nói chuyện với giáo viên và thực hành. Nếu họ không có ý thức tự học, không có niềm vui với việc học thì vài tháng hay vài năm ngồi tại Arena là không đủ. Arena chỉ là điểm bắt đầu, cho họ nền tảng và niềm cảm hứng đi xa hơn nữa trong nghề nghiệp.

*

Một người thầy ưa thích sự “dịch chuyển” và thử thách

Nhiều Arenaites “ỳ xèo” rằng tưởng thầy dễ tính vậy thôi chứ học hành nghiêm túc lắm, không cẩn thận là bị phạt liền. Thầy nghĩ sao về điều này? Phương châm giảng dạy của thầy là gì?

Chưa bao giờ phạt sinh viên vì nếu như vậy thì là sự thất bại của việc giảng dạy. Nếu học sinh không muốn đến lớp thì lỗi trước hết là do giáo viên. Mình phải làm cho họ thấy, nếu họ đến lớp thì họ sẽ vui, họ sẽ nhận được nhiều thứ hay ho, có thể là tương lai của họ cũng thú vị hơn. Khi họ đã đến lớp rồi thì mình cần phải cho họ thấy là kiến thức mới thú vị thật, chí ít là họ được lợi nhiều hơn một giấc ngủ biếng ở nhà. Những hình phạt, sự ép buộc chỉ thể hiện sự bất lực của người giảng dạy.

Là một “anh giáo” rất được học sinh yêu quý, vậy thầy đã từng “bị” học sinh nữ tán tỉnh bao giờ chưa? Thầy “chống đỡ” như thế nào?

Không những các bạn nữ mà có cả bạn nam bạo gan tán tỉnh. Thế đấy! Nhưng mà “chống đỡ” làm gì nếu như điều đó giúp các bạn chăm đến lớp, chăm nói chuyện, hỏi han thầy và cố làm phim hay hơn. Có khi sau này các bạn không thấy mình thú vị như các bạn nghĩ, nhưng kiến thức trong lúc nói chuyện cùng mình thì sẽ ở lại với các bạn.

Bị các Arenaties làm cho “siêu lòng”

Cảm giác “thích thích, vui vui” càng thêm lớn mỗi ngày với các học trò chu đáo

Một kỷ niệm thầy nhớ nhất tại Arena Multimedia?

Là làm cho một lớp siêu lười, siêu ham chơi, siêu mất tập trung chăm chỉ học hành sau 1 tuần: Tự rủ nhau lao ra đường, cầm máy quay làm bài, cùng cố gắng họp nhau để hoàn thiện bài hết kỳ… Đến giờ các bạn vẫn giữ liên lạc với mình. Đôi khi nhìn thấy ảnh họ, mình thấy mình đang làm những việc có ích.

Khi nói về đạo diễn Đỗ Quốc Trung, người ta hay nói “ông cụ non” hay “già dặn và nhiều phức cảm”, thầy có đồng ý không? Còn nếu nói về Giảng viên Đỗ Quốc Trung, theo thầy nên diễn tả như thế nào?

Một anh giáo bị bảo vệ không cho vào vì nghĩ là sinh viên, một anh giáo tóc vàng chói hơn cả sinh viên, một anh giáo nhiều chiêu trò nghịch ngầm hơn sinh viên, là một người bạn nhiều năng lượng và muốn chia sẻ với những người bạn có chung đam mê truyền thông đa phương tiện.

Xem thêm: Tiến Sĩ Lê Thẩm Dương – Tiểu Sử Và Những Câu Nói Để Đời Của Ông

Ngoài việc gửi gắm rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm cho sinh viên, môi trường cũng như công việc giảng dạy tại Arena này có giúp gì cho việc làm phim của thầy không ? Đã có học viên nào trở thành cộng sự của thầy chưa?

Đã có một vài bạn sinh viên tham gia một vài công đoạn trong dự án phim của mình. Một số bạn giờ thành đồng nghiệp của mình. Điều đó rất thú vị! Việc giảng dạy buộc mình phải luôn cập nhật và trau dồi kiến thức để theo kịp các bạn. Điều này khiến cho nghiệp vụ đạo diễn của mình chắc chắn hơn.

Với nhiều giải thưởng lớn nhỏ, thầy tâm đắc với giải thưởng nào nhất? Có kỷ niệm đáng nhớ nào trên hành trình tạo nên đạo diễn Đỗ Quốc Trung ngày hôm nay không?

Mình không tâm đắc với các giải thưởng vì thường thì mình làm phim không phải để tranh giải giống các vận động viên. Chỉ đơn giản là mình muốn được sáng tác, sáng tạo và mình làm.

Thầy đã đi bao nhiêu nước rồi ta?

Tiếp xúc với thầy lần đầu, có người nói rằng “đanh đá quá, ngoa quá”, có người nói rằng “già dặn quá, sâu sắc đến phức tạp”, có người thì nói “tràn đầy năng lượng”. Thầy nghĩ sao về điều này? Đâu mới chính xác là thầy Đỗ Quốc Trung?

Nếu mà biết chính xác con người mình thì chẳng còn gì thú vị nữa đúng không? Cái hay nhất của cuộc sống là mình chả bao giờ biết chính xác được. Bạn muốn nghĩ thế nào cũng được, tốt hay xấu đều hay hết. Mình là một người bình thường muốn sống có ích.

Một con người không bao giờ cạn năng lượng

Quay về câu chuyện của nghề đạo diễn, nhiều người cho rằng: để có một tác phẩm điện ảnh hay thì cần có độ chín nhất định trong độ tuổi. Là một đạo diễn trẻ từng đạt nhiều giải thưởng, thầy nghĩ tuổi tác có ảnh hưởng gì đến việc làm phim không?

Tuổi tác không có vấn đề gì cả, tuổi nào thì kể chuyện đó. Mình kể câu chuyện của thế hệ mình, vấn đề của thế hệ mình, thời đại mình đang sống. Các phát minh quan trọng, các tác phẩm xuất sắc được các nhà bác học, các nghệ sỹ tìm ra hoặc sáng tạo khi họ còn rất trẻ, chưa bị già nua, cũ kĩ hoặc trói buộc bởi quá nhiều kiến thức khác nhau. Tuổi trẻ có sự liều lĩnh và họ không cần sự an toàn. Điều đó là quan trọng cho sáng tạo. Tất nhiên tuổi già cũng có những điểm mạnh của nó.

Ngày nay, hình thức truyền thông bằng TVC ngày càng được ưa chuộng. Đồng thời, nhờ Youtube và các mạng xã hội khác, bạn trẻ dễ dàng chia sẻ video cá nhân và có thu nhập từ những sản phẩm đó. Bởi vậy, nhiều bạn trẻ cho rằng nghề này làm giàu nhanh, thu nhập khủng.

Thầy nghĩ gì về điều này? Liệu nghề đạo diễn có thực sự dễ kiếm tiền như vậy không?

Tại sao không? Nếu mà ai cho rằng nghề này làm giàu nhanh và thu nhập khủng thì hãy làm đi. Học hỏi, tìm tòi và làm giàu là lí do chính đáng đấy chứ. Nó chỉ sai nếu như bạn không chịu học, đầu tư kiến thức mà lại đòi có tiền.

Là một thầy giáo dạy làm phim kỹ thuật số, thầy đánh giá điểm “thiếu” chung của bạn trẻ Việt Nam hiện nay khi theo đuổi nghề làm phim là gì?

Kém tiếng Anh, không chịu đọc sách và thiếu độ quyết liệt với thứ mình theo đuổi!

Nếu là lần đầu tiên gặp, liệu bạn có tin đây là một anh giáo và một đạo diễn tài năng?

Sau LHP Busan, thầy đánh giá cơ hội phát triển cho các bạn trẻ Việt Nam trong làng điện ảnh thế giới ra sao?

Cơ hội rất rộng và luôn luôn rộng. Quan trọng là các bạn có làm hay không?

Nhiều người cho rằng, 6 tháng cho nghệ thuật làm phim tại Arena là không đủ, Thầy nghĩ sao về điều này? Sau một kỳ học, các Arenaites có thể bắt đầu vào công việc làm phim được hay không?

Sáu tháng là chẳng đủ cho bất kỳ môn học nào, không chỉ là với phim số. Các bạn cần phải hiểu: Arena cho các bạn kiến thức cơ bản, nền tảng chắc chắn, cơ hội thực hành; cho các bạn năng lượng và cảm hứng để phát triển chuyên ngành mà bạn đam mê. Sự học là cả đời. Tôi cũng vẫn đang tiếp tục học và vẫn dốt như thường. Sẽ không bao giờ có cái gì được gọi là đủ với việc học. Nếu sinh viên của tôi nghĩ rằng học 6 tháng là xong thì tôi sẽ rất buồn. Họ phải muốn học tiếp, tìm tòi tiếp.

Với kiến thức nền tảng chắc chắn, họ sẵn sàng bắt đầu được với công việc làm phim. Việc học được bước sang một chương mới. Còn việc họ có thể làm ra phim sau một kỳ học hay không thì bạn có thể tìm xem phim họ trên mạng. Nhiều phim ngắn còn hay hơn phim tôi làm khi tôi bằng tuổi họ.

Xem thêm: Chan La Cà : 6 Tháng Đầu Làm Youtube, Tôi Chỉ “Có Ra Chứ Không Có Vào”

Một số sản phẩm của học viên Arena

Với nghiệp đạo diễn, có thể khẳng định rằng thầy đã có vị trí nhất định. vậy còn sự nghiệp giảng dạy thì sao? Có phải đi dạy chỉ là một lựa chọn rẽ ngang của thầy không?

Nó như một cái duyên vì mình thích làm việc cùng người trẻ, muốn người trẻ Việt chăm chỉ và quyết liệt hơn. Có thể khi nào mình hết năng lượng thì mình sẽ ngừng công việc này. Đó là một công việc khó và bạn không nên làm nó nếu bạn không truyền được cảm hứng cho sinh viên nữa. Nếu chúng ta đến lớp nói chuyện với sinh viên mà tư duy của ta đã cũ kỹ và cảm giác của ta mệt mỏi thì sẽ rất nguy hiểm!

Rất nhiều Arenaites đều mong chờ bài giảng của thầy, khi nào thầy mới quay lại làm “Anh giáo” ở Arena đây?

Sẽ sớm thôi, ngay khi mình thu xếp được công việc ổn định. Mình cũng khá nhớ các bạn sinh viên rồi!

Cảm ơn “Anh giáo” Đỗ Quốc Trung về những chia sẻ này.

Sau khi trò chuyện với anh giáo Đỗ Quốc Trung, tôi mới hiểu thêm phần nào câu nhận xét của Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp: “Trung thì bông lơn, kiểu bông lơn của những người sớm già, nghĩ sâu và nhớ lâu, nghĩ toàn chuyện đau đầu nhưng lại cứ thích nói ra theo lối cười đùa”và nhiều hơn là ngưỡng mộ nhiệt huyết của Trái đam mê lớn ấy. Giới trẻ Việt Nam giờ rất cần những “Đạo diễn Đỗ Quốc Trung” – luôn hăm hở, nhiệt huyết và đầy trăn trở. Càng cần nhiều hơn những “Giảng viên Đỗ Quốc Trung” – muốn chia sẻ, muốn thôi thúc các bạn trẻ chăm chỉ, quyết liệt hơn nữa với đam mê của chính mình. Tuổi trẻ, ai cũng đều có Trái Đam mê riêng mình. Và mỗi đam mê đều cần được đánh thức, được theo đuổi một cách quyết liệt!

Chúc anh ngày cành thành công hơn với nghề “Đạo diễn” và nghiệp “Anh giáo” tại Arena Multimedia!

(Phương Dung)

Tự hào là cái nôi đào tạo nhân lực hàng đầu, Arena Multimedia đào tạo bài bản, toàn diện nghề Thiết kế Mỹ thuật Đa phương tiện, đáp ứng nhu cầu nhân lực ngày càng lớn của các ngành quảng cáo, truyền thông, giải trí kỹ thuật số.Gia nhập cộng đồng sáng tạo cùng chúng tớ:

https://www.showbizvn.com/tuyensinh2016/visangtao.html

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

*

#FirstSevenJobs và những công việc đầu đời của designer

*

Arena Multimedia: Ra cửa gặp việc

*

Yêu thiết kế – Tại sao chọn Arena?

*

Trà My Wushu và cái nhân duyên Arena Multimedia

*

Ngày hội trải nghiệm, Tư vấn chọn nghề Mỹ thuật Đa phương tiện

*

Vietnam Halography 2016, Arena Multimedia và sự hội tụ của ba thế hệ vàng

*

Coo Too Trip 2016 – Hành trình “chói” màu cảm xúc

*

Vietnam Halography 2016 – hội tụ để vươn xa

*

Triển lãm Bản Áng – bàn tiệc Ảnh đã mắt ấm lòng!

*

Bản Áng Discovery: Thêm một hành trình mê ly