Giành lại từng bước nơi những bản nguyên hỗn mang vật liệu cho những tác phẩm hữu cơ của mình, trí tuệ hoàn vũ giữ gìn từng thành quả và chỉ vứt bỏ cái mà ở đấy chiến thắng của nó chỉ là hư ảo, là cái mang dấu ấn không thể xóa nhòa của hỗn mang vô độ.

Bạn đang xem: Cái đẹp trong tự nhiên

*

Triết gia V.Soloviev VTừ những hiện tượng của ánh sáng yên bình, ưu thắng ta bước sang những hiện tượng của sự sống chuyển động tưởng chừng tự do trong thiên nhiên vô cơ. Sự sống, theo định nghĩa rộng nhất về nó, là sự chơi giỡn hay là vận động tự do của các lực và các thể riêng biệt, được hợp nhất trong một chỉnh thể cá thể hóa. Vì sự chơi giỡn ấy là một trong những dấu hiệu cơ bản của cái tồn tại lý tưởng hay là xứng đáng (cái tồn tại xứng đáng ấy, một cách như nhau, không thể mang tính phổ quát-trừu tượng, tức là trống rỗng, hoặc tính cục bộ-ngẫu nhiên), cho nên mọi biểu hiện của yếu tố chơi trong những hiện tượng của thế giới vật chất, của sự sống có thật hay là giả tưởng trong thiên nhiên đều có ý nghĩa thẩm mỹ.

Vẻ đẹp của sự sống giả tưởng ấy trong thế giới vô cơ trước hết là đặc tính của nước chảy dưới những dạng khác nhau của nó: suối, sông ở miền núi, thác. Ý nghĩa thẩm mỹ của sự chuyển di sống động này được tăng cường do tính liên hồi vô tận của nó; tính liên hồi vô tận này tựa như thể hiện nỗi sầu khuôn nguôi của cái tồn tại cục bộ, bị cách li khỏi thể nhất thống tuyệt đối của toàn cục.

Sóng chia li với biểnKhông tìm đâu yên bìnhDẫu phọt lên sục sôiHay trườn đi như sông,Bị xiềng hay tung hoànhVẫn thở than ai oánNhớ biển cả mênh mông,Biển xanh biếc vô đáy(7).

Và bản thân biển mênh mông ấy trong sự nổi sóng b•o táp hiện ra với một vẻ đẹp mới như là hình ảnh của sự sống dấy loạn, của những cơn vật vã khổng lồ của những sức mạnh tự nhiên dẫu sao vẫn không xé đứt được mối quan hệ chung của hoàn vũ và phá vỡ tính thống nhất của nó, mà chỉ làm cho nó chan chứa chuyển động, ánh sáng và tiếng vang:

Hỡi biển đêm, ngươi đẹp làm sao,Chỗ này sáng lánh, chỗ kia đen sẫmDưới ánh trăng, như một vật sốngNgươi đi lại, ngươi thở, ngươi phô vẻ huy hoàng.Trong không gian vô tận tự do,ánh sáng và chuyển động, tiếng ầm, tiếng đập.Toàn thân tráng ánh trăng mờ,Ngươi đẹp sao trong giờ đêm hoang vắng!Sự đại náo nơi biển khơi,Ngươi mừng ngày hội của ai vậy?Những ngọn sóng lao đi, ầm ầm, rực sángMuôn vì sao mẫn cảm nhìn từ trên cao.

(Tiutchev)

Hỗn mang, tức là bản thân cái xấu xí, là cái phông thiết yếu cho mọi sự đẹp đẽ trên trần gian, và giá trị mỹ học của những hiện tượng như biển động phụ thuộc chính vào việc “dưới chúng cái hỗn mang vẫn cựa quậy”(8).

Sự vận động của các sức mạnh nguyên sơ sống động trong giới tự nhiên có hai sắc thái chính: chơi giỡn tự do và đấu tranh dữ dội. Cũng một hiện tượng thiên nhiên, cơn dông, có thể thể hiện cả sắc thái này lẫn sắc thái kia, tùy theo những điều kiện mà trong đó nó xảy ra. Vẻ đẹp kỳ vĩ của những cơn dông hè, cũng như của biển động, phụ thuộc vào cái hỗn mang đương cựa quậy và vào cường độ được kích thích của các sức mạnh tự nhiên đương tranh chấp cái thắng lợi cuối cùng của trật tự thế giới tươi sáng. Một ấn tượng hoàn toàn khác đến với ta từ cơn dông đầu tháng năm.

Khi tiếng sấm xuân đầu mùaNhư nhởn nhơ vui đùaLàm vang động trời xanh.Những tiếng rền tươi trẻMưa tung toé, bụi bay mù…Những giọt ngọc trai treo lơ lửng…Và mặt trời lại nhuốm vàng ruộng đồng.Con suối nhanh chân đổ từ núi xuống,Rừng không ngớt tiếng chim xôn xao,Tiếng xôn xao của rừng, tiếng ồn ào trên rẻo cao -Tất cả hân hoan vọng đáp những âm thanh của sấm.Bạn bảo: Nàng Heba nhẹ dạLúc cho con đại bàng của thần Zéu ănĐã cười đùa đổ cái cốc sục sôi rền vangTừ trên trời xuống đất.

(Tiutchev)

Nhưng đây, cũng ở nhà thơ ấy, bức tranh cơn dông đương đến trong đêm hè, trong lúc khi mà những sức mạnh hỗn mang mới đương chuẩn bị chậm chạp cho cuộc đấu tranh hãi hùng sẽ đến:

Còn chưa nguội khí oi,Đêm tháng bảy lấp lánhTrên mặt đất mờ sángBầu trời đầy dông bãoBập bùng muôn chớp nguồn.Như thể những hàng lông mi nặng trĩuThỉnh thoảng lại hé mởVà đằng sau những tia chớp co giậtNhững con ngươi dữ tợn của ai đóLóe sáng bên trên mặt đất…Và còn hay hơn nữa:Chỉ những tia chớp sáng chóiLần lượt bốc lửa,Tựa hồ những quỷ thần câm điếcĐương cùng nhau đàm thoại.Như theo một tín hiệu quy ướcDải trời bỗng bừng sángVà lập tức hiện ra từ bóng tốiRuộng đồng với rừng xa!Nhưng rồi tất cả lại tối đenTất cả lặng im trong bóng đêm bén nhạyCứ như một việc gì bí ẩnĐang được quyết nơi ấy – ở trên cao…

(Tiutchev)

Vì trong thế giới vô cơ, trong một số hiện tượng của nó, ta vẫn bắt gặp những dự liệu thực tế (những tiên báo) cho sự sống – và chính cái đó quyết định ý nghĩa thẩm mỹ của những hiện tượng ấy – cho nên cả những âm thanh trong thiên nhiên vô cơ biểu hiện sự sống của chính nó cũng có thuộc tính của cái đẹp.

Trong cuộc sống, thiên nhiên vật chất được thẩm thấu bởi ánh sáng, hấp thu nó, biến hóa nó thành vận động nội tại, rồi chuyển vận động ấy ra môi trường bên ngoài – bằng âm thanh. ở đâu mà cái ý tưởng chung ấy của âm thanh như là sự hưởng ứng sống động của vật chất đối với ảnh hưởng của ánh sáng (thí dụ: pho tượng Memnon phát tiếng vào lúc rạng đông(9)) không rõ đối với chúng ta trong hiện tượng âm thanh riêng lẻ; ở đâu mà các vật thể không tự chúng phát tiếng, mà chỉ do sự tác động bên ngoài có tính ngẫu nhiên ngay cả với chúng, thì ở đấy không thể có ấn tượng thẩm mỹ nào từ âm thanh*.

Song có những trường hợp mà ở đấy những âm thanh nhất định ở dạng riêng rẽ mang tính cơ học rõ ràng và vì thế không thể gây ấn tượng cái đẹp, nhưng tập hợp lại thì lại có thể biểu hiện sự sống của một chỉnh thể tập hợp nào đó và với tư cách ấy có thể có được ý nghĩa thẩm mỹ. Thí dụ trong tiếng bánh xe gõ lộp cộp xuống mặt đường không có gì đẹp cả, nhưng tạp âm của một đô thị, mặc dù nó hợp thành chủ yếu bằng những âm không đẹp như thế, trong tổng thể của nó vẫn gây (từ xa) một ấn tượng rõ ràng là ấn tượng thẩm mỹ. Các đô thị châu Âu với những vùng ven lan rộng vô định ít tiện lợi cho những quan sát như thế. Nhưng ai đã có cơ hội đến gần một đô thị phương Đông (ví dụ Cảiô, từ phía nó giáp với sa mạc)(10), người ấy chắc đã từng vui thú lắng nghe sự sống phát tiếng của cái sinh thể tập hợp ấy.

Trong các hiện tượng thiên nhiên vô cơ, mà chúng tôi đã nói đến (biển động, dông bão) âm thanh chỉ là một thành tố của ấn tượng thẩm mỹ. ở biển sục sôi, ngay dáng vẻ những con sóng đã biểu lộ tính chất sự sống, ngoài tiếng ồn ào của chúng:

Ngọn sóng biển của ta,Hỡi ngọn sóng ngang tàngDẫu tĩnh lặng hay tung hoànhNgươi chứa chan sự sống!Lúc thì cười với thái dươngPhản chiếu cả bầu trờiLúc điên cuồng vật vãGiữa biển cả hoang sơ vô đáy.

(Tiutchev)

Cũng ở nhà thơ ấy, làn sóng cả về hình dáng cũng như sự chuyển động linh hoạt hiện ra như một con ngựa biển đương phóng:

Ôi con ngựa hăng say, ngựa biểnVới cái bờm nhạt xanhLúc hiền hòa thuần thụcLúc ngang bướng điên rồ.Cơn lốc hung bạo đã giáo dưỡng ngươiGiữa thảo nguyên bao la của Thượng ĐếNó đã dạy ngươi biết nhảy vồBiết chơi đùa, tung vó thỏa sức!

Trong một số trường hợp sự im lặng hoàn toàn làm gia tăng trực tiếp ấn tượng thẩm mỹ hoặc thậm chí còn là điều kiện không thể thiếu cho nó, như trên ta đã thấy (cũng ở nhà thơ này) trong cảnh dông đêm đương đến. Song trong nhiều hiện tượng khác của thế giới vô cơ, toàn bộ ý nghĩa sự sống và ý nghĩa thẩm mỹ của chúng chỉ hiển lộ qua những ấn tượng âm thanh. Là như thế những tiếng thở sầu não của Hỗn Mang bị xích trong xà lim tăm tối của Vũ Trụ:

Ngươi gào rú về gì thế, hỡi gió đêmNgươi ca thán điên cuồng về gì vậy?Có nghĩa gì tiếng nói kỳ lạ của ngươiLúc thì thầm nỉ non, lúc ầm ĩ?Bằng ngôn ngữ trái tim dễ hiểuNgươi nói mãi về nỗi đau bất khả triNgươi đào bới làm nổ tung nơi ấyĐôi khi những âm thanh cuồng nộ!Ôi, đừng hát những bài ca đáng sợ ấyVề cái hỗn mang cổ xưa, cái hỗn mang thân thuộc!Cả thế giới tâm hồn ban đêmNáo nức nghe câu chuyện mến yêu,Nó muốn thoát ra ngoài lồng ngực hữu tử,Nó khao khát hòa vào cõi vô biên…Ôi, đừng đánh thức bão táp vừa ngủ yên:Dưới chúng hỗn mang vẫn cựa quậy!

(Tiutchev)

Chú thích Chương V:

* Chú thích cho những độc giả vô tâm về mặt lôgic học: Từ cái tất cả các âm thanh đẹp phải là những biểu hiện của cuộc sống nội tại, tuyệt không được suy ra rằng tất cả các biểu hiện của cuộc sống nội tại đều đẹp.

VI

Tự thân xa lạ với cái đẹp, những biểu hiện tập trung của các sức mạnh tự nhiên hoặc của sự bất lực tự nhiên ngay trong thế giới vô cơ đã sản sinh ra cái đẹp mỗi khi vô tình hay hữu ý, ở những bình diện khác nhau của giới tự nhiên, chúng trở thành nguyên liệu cho sự thể hiện rõ ràng và đầy đủ – cũng với những mức độ khác nhau – ý tưởng hoàn vũ hay là tính nhất thể của tất cả.

Bản nguyên tạo tác của vũ trụ (logos), phản chiếu từ bên ngoài vật chất như là ánh sáng và nhen nhóm sự sống bên trong vật chất, từng bước cấu tạo, dưới dạng những sinh thể thực vật và động vật, những hình thái xác định và vững bền của sự sống; những hình thái ấy, vươn tới độ hoàn hảo ngày càng cao hơn, cuối cùng có thể trở thành nguyên liệu và môi trường cho sự hiện thân thực thụ của ý tưởng toàn vẹn, không thể phân chia.

Cơ sở thực tế của các hình thái hữu cơ, chất liệu cho tiến trình sinh học được lấy toàn bộ trong thế giới vật chất: đó là chiến quả mà trí tuệ sáng tạo đã giành lấy nơi vật chất hỗn mang. Nói một cách khác, những vật thể hữu cơ chỉ là những biến thể hay là biến thái của vật chất vô cơ, cũng như theo đúng nghĩa ấy, nhà thờ lớn Isaac, (11) là biến thái của đá hoa cương và nàng Vệ Nữ từ đảo Milos là biến thái của cẩm thạch.

Thừa nhận ở trong các sinh thể một sinh lực đặc biệt, chỉ chúng mới có – cái đó chẳng khác nào gán ghép cho nhà thờ một lực đền thờ đặc biệt và cho pho tượng một lực điêu khắc đặc biệt. Rõ ràng là, từ góc độ thành phần thực tế, ở các thể hữu cơ không có cái gì khác ngoài những thành tố vật lý và hóa chất, cũng đúng như là, nếu nhìn từ góc độ ấy thì trong đền thờ không có cái gì khác ngoài đá, vàng và các vật liệu khác, còn trong pho tượng cẩm thạch thì lại càng không có gì, ngoài cẩm thạch.

Thế nhưng từ phía hình thức, trong cấu tạo của các cơ thể sống ta thấy một cấp biểu hiện mới, cao hơn của cũng cái bản nguyên tạo tác, mà trước đó đã hoạt động trong thế giới vô cơ – một phương thức mới tương đối hoàn hảo hơn để thể hiện cũng cái ý tưởng mà trước đó đã tìm được những biểu hiện, tuy hời hợt hơn và ít xác định hơn, trong thiên nhiên vô tri vô giác. Cũng hình ảnh bản thể nhất thống của tất cả, mà nhà Nghệ Sĩ hoàn vũ bằng những nét lớn và đơn sơ phác thảo trên bầu trời sao hay trong cầu vồng đa sắc, – cũng nó Người vẽ tỉ mỉ và tinh vi trong các thân thể thực và động vật.

Trong thế giới các sinh vật hữu cơ chúng tôi phân biệt ba mặt chính:

1) Bản chất nội tại hay là prima materia(12) của sự sống, ý chí hay là niềm ham muốn sống, tức là ham muốn dinh dưỡng và sinh sản – cái đói và cái yêu (thụ động hơn ở các thực vật, chủ động hơn ở động vật);

2) Lề lối của sự sống ấy, tức là những điều kiện hình thái và sinh lý quyết định sự dinh dưỡng và sinh sản (và liên quan với chúng, cả những chức năng khác, thứ yếu) ở từng chủng loại hữu cơ, và cuối cùng

3) Mục đích sinh học – không theo nghĩa mục đích luận bề ngoài, mà theo quan điểm giải phẫu học so sánh, ấn định vị trí và ý nghĩa, trong quan hệ với toàn thể thế giới hữu cơ, của những hình thái cá biệt mà trong từng chủng loại được duy trì bằng dinh dưỡng và vĩnh cửu hóa bằng sinh sản.Bản thân mục đích sinh học ở đây có hai mặt: một mặt, các chủng loại hữu cơ là những bậc (có phần nhất thời, có phần trường cửu) của tiến trình sinh học chung, tiến trình này đi từ cái nấm mốc trên mặt nước tới sự kiến tạo thân thể con người; mặt khác, các chủng loại ấy có thể được xem như là những chi của một cơ thể hoàn vũ, chúng có ý nghĩa độc lập trong cuộc sống của chỉnh thể.

Bức tranh về thế giới hữu cơ có hai nét cơ bản, mà nếu không thừa nhận chúng ở mức đồng đều như nhau thì không thể có bất kỳ một sự hiểu biết nào về cuộc sống vũ trụ, bất kỳ một triết học tự nhiên nào và từ đấy bất kỳ một mỹ học tự nhiên nào.

Xem thêm: Những Bài Hát Hay Nhất Của Dj Minh Trí, Dj Minh Trí

Thứ nhất, không nghi ngờ gì nữa, thế giới hữu cơ không phải là tác phẩm của cái gọi là sáng tạo trực tiếp, hay nói một cách khác, không thể suy nó ra trực tiếp từ một bản nguyên sáng tạo tuyệt đối, bởi vì trong trường hợp ấy thì nó sẽ phải biểu lộ một sự hoàn hảo tuyệt đối, sự bình ổn và hài hòa không chỉ trong tổng thể, mà còn ở mọi bộ phận của mình. Trong khi ấy thì thực tại còn xa mới đáp ứng quan niệm lạc quan như thế.

Trong trường hợp này một số dữ liệu và phát minh của khoa học thực chứng có ý nghĩa quyết định. Xem xét thế giới hữu cơ trên trái đất, đặc biệt trong lịch sử cổ sinh học của nó, ta thấy ở đây một bức tranh rất sắc nét về một tiến trình đầy khó khăn và phức tạp được ấn định bởi sự đấu tranh giữa các yếu tố dị đồng về bản chất, cuộc đấu tranh ấy chỉ sau những vật lộn dai dẳng mới ngã ngũ bằng một thế cân bằng tương đối ổn định.

Lịch sử sinh học của chúng ta là cuộc sinh đẻ kéo dài và đau đớn(13). Ta thấy ở đây những dấu hiệu rõ ràng của một sự đụng độ nội tại, những cú xô đẩy và chấn động co giật, những di động mù quáng, mò mẫm; những phác thảo bỏ dở của những tác phẩm không thành – bao nhiêu những sản phẩm quái thai và những lần sẩy thai!

Tất cả những palaeozoa (động vật hóa thạch) ấy, những quái vật thời hồng mang ấy: những khổng thú, ngư long, thằn lằn cổ dài, thằn lằn ngón cánh ấy – lẽ nào chúng lại có thể là những vật tạo hoàn chỉnh và trực tiếp của Thượng Đế? Nếu chúng đã đáp ứng mục đích của mình và đã được Đấng Sáng Thế phê chuẩn, thì vì lẽ gì chúng lại biến mất hoàn toàn khỏi mặt đất này, nhường chỗ cho những hình thái cân đối và hài hòa hơn?

Song mặc dù nhà hoạt động tạo tác sự sống trong tiến trình hoàn vũ đã vứt bỏ không thương tiếc những bản thử bất tiện của mình, thế nhưng – và đây là đặc điểm cơ bản thứ hai của thiên nhiên hữu cơ – ngài quý trọng không chỉ một mục đích của tiến trình, mà còn từng bậc trong vô số bậc của tiến trình ấy, chỉ miễn là cái bậc ấy ở mức độ của mình và bằng cách của mình thể hiện tốt ý tưởng sự sống.

Giành lại từng bước nơi những bản nguyên hỗn mang vật liệu cho những tác phẩm hữu cơ của mình, trí tuệ hoàn vũ giữ gìn từng thành quả và chỉ vứt bỏ cái mà ở đấy chiến thắng của nó chỉ là hư ảo, là cái mang dấu ấn không thể xóa nhòa của hỗn mang vô độ.

Nói chung, bản nguyên sáng tạo của thiên nhiên không dửng dưng với vẻ đẹp của các tác phẩm của mình. Vì thế trong thế giới động vật, nơi ta bắt gặp những sản phẩm đúng là dị quái, chúng hoặc thuộc về những chủng loại đã tiêu vong (còn gọi là thuộc thời hồng mang), tức là đã bị thiên nhiên vứt bỏ vì không thích hợp; hoặc chúng có bản tính kí sinh (giun sán, rận, rệp), và vì vậy, chúng không có ý nghĩa độc lập, mà chỉ là những thể phóng thải bệnh hoạn của các cơ thể khác, hoặc là, cuối cùng, hình thức phản thẩm mỹ thuộc về những ấu trùng dạng giun của côn trùng, những ấu trùng ấy chỉ là một giai đoạn quá độ trong sự phát triển của chỉnh thể động vật; ở dạng cuối cùng của chúng, cũng những động vật ấy (bướm, bọ cánh cứng v.v…) không chỉ thoát khỏi cái ngoại hình gây tởm của con giun, mà một số còn được xem là những kiểu mẫu rất rực rỡ của cái đẹp trong giới tự nhiên.

Và (theo quy tắc chung) chỉ dưới dạng thức đẹp hơn, dạng thức được chắp cánh này, côn trùng mới có được khả năng giao hợp và sinh sản, tức là vĩnh cửu hóa chủng loại của mình. Nếu như các ấu trùng giao hợp và sinh sản, thì chúng sẽ vĩnh cửu hóa cái hình thức sinh vật phản thẩm mỹ ấy như là hình thức cuối cùng.

Thế nhưng thiên nhiên không dửng dưng với cái đẹp. Nó cho phép tồn tại những hình thức xấu xí với tư cách những giai đoạn quá độ, nhưng để vĩnh cửu hóa những tác phẩm của mình, nó cố gắng truyền cho chúng vẻ đẹp có thể có ở mỗi chủng loại. Có điều, ngoài những ký sinh và những côn trùng dạng giun, còn có những hình thức rất không đẹp khác, cả ở những lớp cấp cao của thế giới động vật, thí dụ loài lợn.

Nhưng con lợn rừng hay lợn lòi không gây tởm tí nào, thậm chí nó không phải không có vẻ đẹp riêng của nó – đáng tởm chỉ có con lợn nhà được vỗ béo. Nhưng ở đây ta đã bắt gặp sự lạm dụng của con người, chứ không phải tác phẩm của thiên nhiên. Nói chung, nếu cái đẹp trong thiên nhiên (như chúng tôi khẳng định) là sản phẩm hiện thực khách quan của quá trình hình thành vũ trụ phức tạp và tiệm tiến, thì sự tồn tại của những hiện tượng phản thẩm mỹ là hoàn toàn dễ hiểu và cần thiết. Những hình thể đáng tởm nhất của thế giới động vật đã và sẽ còn giúp chúng ta xác định và minh họa những ý ấy – sau những giải thích trên, ta có thể chuyển sang một cuộc quan sát tổng quát mỹ học về thế giới hữu cơ.

VII

Trong vương quốc thực vật, bản nguyên ete sáng tươi đã bắt đầu không chỉ soi sáng vật chất trơ ì và không chỉ kích thích ở trong nó những chuyển động nhất thời, từng đợt từng cơn (như ở những hiện tượng cái đẹp tự nhiên nguyên sơ), mà còn làm cho nó vận động từ bên trong, nâng nó lên cao từ bên trong, thường xuyên khắc phục sức mạnh của trọng lượng.

*

Ở thực vật, ánh sáng và vật chất bước vào một cuộc kết hợp chặt chẽ, khăng khít, lần đầu tiên thẩm thấu nhau, trở thành sự sống không thể chia cắt, và sự sống ấy cất cao bản nguyên đất, bắt nó vươn lên về phía trời và mặt trời. Giữa sự bất động của khoáng vật và sự xê dịch tuỳ ý của động vật, sự vận động bên trong không thấy được, sự vươn lên cao, hay là sự mọc lên, là thuộc tính tạo tính cách của thực vật, từ thuộc tính ấy mà chúng có được cả cái tên gọi của mình(14).

Vì ở đây hình thức sáng tươi và vật chất tối tăm lần đầu tiên kết hợp một cách hữu cơ, không thể tách rời thành một chỉnh thể, thực vật là một hóa thân đầu tiên, hiện thực và sống động của bản nguyên trời trên mặt đất và là biến thể thực sự đầu tiên của bản nguyên đất. Hai yếu tố cấu thành vũ trụ mà trong các hiện tượng thế giới vô cơ chỉ tiếp giáp nhau trên bề mặt và kích thích nhau từ bên ngoài, ở đây quả là đã hợp nhất và đã sản sinh ra một thực thể hai mặt không thể phân chia, vừa thuộc đất vừa thuộc trời, của các thực vật.

Cứ như thụ cảm hai sự sốngHô hấp hai luồng khí sinh,Chúng vừa thính nhạy với đất mẹVừa cầu xin lên trời.

(Fet)

Trong thế giới thực vật sự sống tự thể hiện chủ yếu theo hướng khách quan, bằng việc sản sinh ra những hình thái hữu cơ đẹp. ở sản phẩm sống đầu tiên này của các sức mạnh trời và đất, cuộc sống bên trong còn yếu ớt: đây là đất hóa hình thầm lặng và cũng thầm lặng nhích lên về phía trời. Bản nguyên vật chất, được nâng lên bậc tồn tại mới, bậc sinh thể, còn chưa kịp phát huy cường độ nội tại tương ứng, nó dường như lặng đi trong cảm giác chung về sự bừng sáng của mình.

Giữa hai bình diện không thể chia cắt được, nhưng vẫn khác nhau của sự sống hữu cơ, trong thế giới thực vật mặt tổ chức rõ ràng nổi trội hơn mặt sống. Cây cỏ mặc dù sống đấy, nhưng chúng là những vật được tổ chức nhiều hơn là những sinh thể: ở chúng, những hình thái thấy được có ý nghĩa hơn những trạng thái bên trong. Những trạng thái ấy có nhưng ở mức yếu – linh hồn cây cỏ, như đã được nhận thấy từ lâu, là linh hồn chiêm mộng.

Vì thế cả phương thức chính để thể hiện những trạng thái chủ quan nội tại – tiếng nói – cũng hoàn toàn không có ở các thực vật; thế nhưng cái vẻ đẹp thấy được thì những hình thái ấy lại được ban cho đồng đều hơn nhiều, so với động vật, và nói chung chúng ưu việt hơn động vật về mặt này. Đối với thực vật, cái đẹp thị giác là mục đích thực sự đã đạt được; vì thế cho nên các cơ quan sinh dục (hoa), mà nhờ chúng trong một phần lớn của vương quốc thực vật các chủng loại được vĩnh cửu hoá, cũng biểu thị cả mức phát triển cao nhất của cái đẹp thực vật trong tính cách đặc thù của nó: hồn nhiên, bình thản, ngủ thiu thiu.

Vì trong thế giới thực vật, cái chính không phải ở nội dung bên trong, không phải ở cường độ và tính sung túc của cuộc sống chủ quan, mà ở sự thể hiện hoàn chỉnh bề ngoài cái nội dung dù có tương đối đơn sơ đi nữa, cho nên sự khác biệt tự nhiên giữa những thực vật cấp cao và cấp thấp được ấn định tương ứng với mức hoàn hảo thấy được hay là vẻ đẹp của chúng; tức là, ở đây tiêu chuẩn mỹ học nói chung trùng hợp với tiêu chuẩn khoa học tự nhiên, điều mà, lát nữa ta sẽ thấy, không thể nghiệm chứng trong thế giới động vật. Hai khu vực chính của thế giới thực vật được phân biệt bằng sự có mặt hay thiếu vắng bông hoa, tức là cái cơ quan phức tạp nơi biểu hiện tập trung vẻ đẹp của thực vật.

Những cây cỏ có hoa và nhờ có hoa mà nói chung đẹp hơn tập hợp thành ngành cấp cao của những thực vật hoa, hiện còn những thực vật không có hoa và nhìn chung không đẹp thuộc về ngành thực vật hoa ẩn. Trong ngành thứ hai, những thực vật hạ đẳng nhất về cơ cấu: tảo, rêu cũng là ít đẹp nhất, còn những thực vật tương đối phức hợp hơn và cao hơn: dương xỉ thì đã có độ đẹp lớn hơn. ở các động vật ta thấy hoàn toàn không phải như thế.

Mặc dù chúng cũng chia ra thành hai ngành chính: cấp thấp – các động vật không có xương sống và cấp cao – các động vật có xương sống, nhưng ở đây đã tuyệt không thể nói rằng những con vật cấp cao nói chung đẹp hơn những con vật cấp thấp. Tiêu chuẩn mỹ học và tiêu chuẩn động vật học ở đây đã hoàn toàn không trùng hợp. Trong khu vực các loài không có xương sống, tức là cấp thấp, giữa hai khu vực của thế giới động vật, ta thấy một trong những hình thái động vật đẹp nhất – bướm, rõ ràng về mặt thẩm mỹ chúng ưu việt hơn hẳn một bộ phận lớn của động vật cấp cao. Còn giữa những động vật cấp sau ấy, tức là trong khu vực các loài có xương sống, mức độ phát triển động vật học nói chung hoàn toàn không tương ứng với cấp độ thẩm mỹ.

Lớp thấp nhất trong bốn lớp – cá – rất phong phú những dạng thức đẹp, trong khi ấy thì ở lớp cao nhất – động vật có vú – vị trí đáng kể bị chiếm giữ bởi những con vật kém đẹp như hà mã, tê giác, cá voi. Những động vật có xương sống đẹp nhất và lại có năng khiếu âm nhạc nhất thuộc về lớp trung gian – chim, chứ không phải lớp cao nhất, vả lại ở lớp này (các động vật có vú) cái loài thể hiện mức phát triển động vật học cao nhất – những động vật bốn tay (khỉ) – thì lại xấu xí nhất.

Rõ ràng là trong vương quốc động vật, cái đẹp chưa phải là mục đích đã đạt được, các hình thái hữu cơ ở đây tồn tại không chỉ vì một sự hoàn hảo thấy được, mà còn và chủ yếu phục vụ như là phương tiện để phát huy những biểu hiện mạnh nhất của lực sống, cho đến khi những biểu hiện ấy được cân bằng hóa và được đưa vào mực thước của cơ thể con người; nơi đây sức mạnh lớn nhất và sung túc nhất của các trạng thái nội tại đã kết hợp với một ngoại hình hoàn hảo nhất trong thân thể kiều diễm của người phụ nữ – tác phẩm tổng hợp cao nhất của cái đẹp động vật và thực vật.

Xem thêm:

Nhưng nếu thế giới động vật cung cấp hơi ít thức ăn so với thực vật cho sự thưởng ngoạn thẩm mỹ trực tiếp thì đối với triết học cái đẹp, thế giới này cung cấp đặc biệt nhiều cứ liệu kỳ thú và có sức giáo huấn; sự xây dựng hệ thống cứ liệu này là công lao không phải của mỹ học chuyên nghiệp mà của các nhà thám hiểm tự nhiên, đứng đầu là Darwin vĩ đại, trong công trình của ông về lựa chọn hữu tính. Mặc dù mục đích của Dẳin là xác định và bổ sung cho thuyết về nguồn gốc phát sinh của các chủng loại (một chủ đề ở ngoài lề những suy luận hiện giờ của chúng ta), nhưng ý nghĩa của những quan sát và chỉ dẫn được tập hợp trong cuốn sách này (chúng là của Darwin và cả những người khác) không chỉ là ở đấy. Nhiều quan sát và chỉ dẫn ấy lý thú và quan trọng đối với chúng ta, bởi chúng chứng minh tính hiện thực khách quan của cái đẹp trong thiên nhiên không lệ thuộc vào thị hiếu chủ quan của con người.